Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Điện lực Hưng Yên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực hưng yên (Trang 42 - 49)

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP

2.1. Giới thiệu về Công ty Điện lực Hưng Yên

2.1.3. Những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của Công ty Điện lực Hưng Yên

Công ty Điện lực Hưng Yên có 22 đơn vị trực thuộc gồm 12 phòng chức năng, 09 Điện lực, 01 phân xưởng. Mô hình tổ chức của Công ty là trực tuyến-chức năng.

- Ban giám đốc Công ty (gồm 01 giám đốc và 04 phó giám đốc). Ban giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên phân rõ chức năng, quyền han, trách nhiệm của từng người nhưng trong đó Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên là người quyết định cuối cùng và chịu trách nhiệm trước pháp luật và Tổng giám đốc Công ty Điện lực Miền Bắc về toàn bộ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên.

- 12 phòng chức năng gồm:

+ Văn phòng (tên viết tắt VP, ký hiệu là P1)

+ Phòng kế hoạch, vật tư (tên viết tắt KHVT, ký hiệu là P2) + Phòng Tổ chức Lao động (tên viết tắt TCLĐ, ký hiệu là P3) + Phòng Kỹ thuật (viết tắt KT, ký hiệu P4)

+ Phòng Tài chính kế toán (tên viết tắt TCKT, ký hiệu là P5)

+ Phòng Thanh tra bảo vệ và pháp chế (tên viết tắt TTBV&PC, ký hiệu là P6) + Phòng Điều độ (tên viết tắt ĐĐ, ký hiệu là P7)

+ Phòng Quản lý xây dựng (tên viết tắt QLXD, ký hiệu là P8) + Phòng Kinh doanh điện năng (tên viết tắt KDĐN, ký hiệu là P9)

+ Phòng Công nghệ thông tin (tên viết tắt CNTT, ký hiệu là P10) + Phòng Thanh tra an toàn (tên viết tắt TTAT, ký hiệu là P11)

+ Phòng Kiểm tra, giám sát mua bán điện (tên viết tắt KTGSMBĐ, ký hiệu là P12) Các phòng chức năng của Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện chức năng tham mưu cho lãnh đạo về lĩnh vực được phân công, ngoài ra còn thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác khi cần thiết.

- 09 Điện lực trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên:

+ Điện lực Thành phố Hưng Yên (tên viết tắt ĐLTP, ký hiệu là ĐTP) + Điện lực Phù Tiên (tên viết tắt ĐLPT, ký hiệu là ĐPT)

+ Điện lực Kim Động (tên viết tắt ĐLKĐ, ký hiệu là ĐKĐ) + Điện lực Ân Thi (tên viết tắt ĐLAT, ký hiệu là ĐAT) + Điện lực Khoái Châu (tên viết tắt ĐLKC, ký hiệu là ĐKC) + Điện lực Yên Mỹ (tên viết tắt ĐLYM, ký hiệu là ĐYM) + Điện lực Văn Giang (tên viết tắt ĐLVG, ký hiệu là ĐVG) + Điện lực Văn Lâm (tên viết tắt ĐLVL, ký hiệu là ĐVL) + Điện lực Mỹ Hào (tên viết tắt ĐLMH, ký hiệu là ĐMH)

Các Điện lực huyện là các đơn vị quản lý vận hành các thiết bị điện, kinh doanh điện năng, kinh doanh các dịch vụ viễn thông và các hoạt động kinh doanh khác (theo phân cấp) trên địa bàn được giao quản lý; quản lý vận hành và khai thác hệ thống máy tính trang bị tại Điện lực phục vụ sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả; tham gia công tác quy hoạch và phát triển lưới điện trên địa bàn được giao quản lý; phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế-xã hội của địa phương.

- 01 Phân xưởng trực thuộc Công ty Điện lực Hưng Yên: Phân xưởng Sửa chữa thiết bị và xây lắp điện (tên viết tắt PXSCTB&XLĐ; ký hiệu là XL). Phân xưởng Sửa chữa thiết bị và xây lắp điện thực hiện các hoạt động có tính chất sản xuất như xây lắp, sửa chữa đường dây và trạm biến áp được giao nhiệm vụ.

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty Điện lực Hưng Yên 2.1.3.2. Đặc điểm nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của Công ty Điện lực Hưng Yên được thể hiện trong Bảng 2.1 và Bảng 2.2 dưới đây.

Bảng 2.1: Tình hình phân bổ lao động tại PCHY các năm 2010-2014

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số

lượn g

% Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số lượ ng

%

Tổng lao động 506 100 574 100 613 100 667 100 699 100

Phân theo trình độ 506 100 574 100 613 100 667 100 699 100 Đại học và trên đại học 181 35,77 210 36,59 219 35,73 258 38,68 292 41,77 Cao đẳng và trung học 113 22,33 130 22,65 144 23,49 155 23,24 160 22,89 Công nhân kỹ thuật 212 41,90 234 40,77 250 40,78 254 38,08 247 35,34 Phân theo giới tính 506 100 574 100 613 100 667 100 699 100

Nam 383 75,69 438 76,31 473 77,16 520 77,96 542 77,54 Nữ 123 24,31 136 23,69 140 22,84 147 22,04 157 22,46

(Nguồn: Phòng Tổ chức lao động-Công ty Điện lực Hưng Yên, năm 2014) Kế toán trưởng Các phó giám đốc công ty

GIÁM ĐỐC CÔNG TY

Văn phòng Phòng TTBV&BC

Phòng KH, VT Phòng TCLĐ Phòng TCKT Phòng KT Phòng CNTT

Phòng ĐĐ Phòng QLXD Phòng KDĐN Phòng KTGSMBĐ

Phòng TTAT

Điện lực An Thí Điện lực Khoái Châu

Điệnl ực Văn Lâm Điện lực Yên Mỹ Điện lực TP Hưng Điện lực Văn Giang

Điện lực Mỹ Hào Điện lực Phù Tiên

Điện lực Kim Động PG SCTB&XLĐ

PXĐLĐ

Bảng 2.1 cho thấy lực lượng lao động của Công ty Điện lực Hưng Yên liên tục tăng qua các năm 2010-2014 cả số lượng và chất lượng. Nhân lực tăng trong các năm do mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng địa bàn hoạt động và quản lý, thành lập mới một số đơn vị trực thuộc.

Về cơ cấu lao động: Tuyển dụng lao động có trình độ cao là một chiến lược phát triển của Công ty Điện lực Hưng Yên. Trong những năm qua, chất lượng lao động nói chung của Công ty đã được cải thiện. Điều này thể hiện thông qua lực lượng lao động là đại học, trên đại học, cao đẳng, công nhân kỹ thuật đã được đào tạo, tự đào tạo chuyên ngành chiếm tỷ trọng cao trên tổng số lao động. Số lượng lao động có trình độ Đại học tăng trong các năm:

Năm 2010 số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học là 181 người chiếm 35,77% tổng số lao động toàn Công ty, nhưng đến năm 2014 số lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học là 292 người chiếm 41,77% tổng số lao động toàn Công ty.

Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi lao động của PCHY các năm 2010 - 2014 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

≤ 30 173 200 219 242 253

30 - 49 270 310 334 368 396

≥ 49 63 64 60 57 50

(Nguồn: Phòng tổ chức lao động-Công ty Điện lực Hưng Yên, năm 2014) Về giới tính: Đối với một doanh nghiệp ngành điện là một ngành công nghiệp nặng nên vấn đề giới tính trong tuyển dụng cũng như trong biên chế rất quan trọng.

Số cán bộ công nhân viên (CBCNV) nữ chủ yếu đảm nhận những công việc nhẹ và không phải trèo cao nên chỉ chiếm tỷ lệ ít hơn trong tổng số CBCNV của đơn vị từ 22-25%, số lao động nam vẫn chiếm tỷ lệ rất lớn trên 75% theo Bảng 2.2.

Về độ tuổi: Ngành điện có yêu cầu rất nghiêm ngặt về an toàn lao động. Lao động có tuổi đời dưới 30 tuy ít kinh nghiệm nhưng giàu nhiệt huyết, đáp ứng được các yêu cầu về sức khoẻ khi làm việc trên cao, đảm bảo an toàn về lao động và có nhiều thời gian để công hiến sức lực và trí tuệ hơn cho Công ty. Hiện nay, Công ty

Điện lực Hưng Yên đang có một đội ngũ đông đảo CBCNV ở độ tuổi dưới 30 và từ 30-49 theo Bảng 2.2.

Nhìn chung, trong những năm qua lực lượng lao động của Công ty Điện lực Hưng Yên đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng, cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng phù hợp với đặc thù của ngành. Xu hướng tăng tỷ lệ lao động đại học, trên đại học và lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ cao giúp tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả kinh doanh cao cho Công ty Điện lực Hưng Yên và phù hợp với tiến trình phát triển.

2.1.3.3. Đặc điểm về thị trường và lĩnh vực hoạt động

Công ty Điện lực Hưng Yên kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, tỉnh được thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831). Năm 1968, tỉnh Hưng Yên và tỉnh Hải Dương được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng. Thực hiện Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX, tỉnh Hải Hưng được chia thành tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên. Ngày 1.1.1997 tỉnh Hưng Yên được tái lập và chính thức làm việc theo đơn vị hành chính mới, là một tỉnh đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam, Thái Bình. Tỉnh có 10 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Hưng Yên và các huyện Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi, Tiên Lữ, Phù Cừ. Tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh là: 923,5 km2, dân số là 1.142.700 người. Tỉnh Hưng Yên có 9 huyện, 01 thành phố với 161 xã, phường và thị trấn.

Những năm qua Hưng Yên có tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khá, bình quân đạt 11,87%/năm, trong đó, nông nghiệp tăng 5,6%/năm, công nghiệp tăng 42%/năm, dịch vụ tăng 15%/năm; đời sống người dân đang dần được nâng lên; các vấn đề về xã hội có nhiều thay đổi rõ rệt, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững. Do có các giải pháp tích cực và đồng bộ trong vận động thu hút, ưu đãi đầu tư nên số lượng các dự án, số vốn đầu tư vào tỉnh tăng nhanh. Hạ tầng cơ sở được quan tâm đầu tư như giao thông, hệ thống điện, thông tin liên lạc,... Tới nay, 100%

số xã của tỉnh với 100% dân số đã được sử dụng điện lưới quốc gia.

Tỉnh Hưng Yên là một địa bàn rộng, có số lượng dân số đông, nhiều khu công nghiệp, nhu cầu sử dụng điện dân sinh và các doanh nghiệp liên tục tăng cao theo chiều hướng tăng tỷ trong CNXD và giảm tỷ trong QLTD. Phải nói rằng dây vừa là cơ hội vừa là thành thức cho Công ty Điện lực Hưng Yên phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

2.1.3.4. Đặc điểm quy trình truyền tải, phân phối và tiêu thu điện năng

Quá trình truyền tải điện năng từ lưới điện cao thế đến nơi tiêu thụ theo quy trình sau:

- Thông qua các tuyến đường dây cao thế 110 kV hoặc 220 kV, 500 kV do các Công ty Truyền tải điện hoặc các Công ty Điện lực quản lý (phân cấp 110 kV) điện năng được đưa về các trạm biến áp trung gian tại các đầu mối quan trọng của Quốc gia, sau đó cấp điện áp được hạ xuống 35 kV, 110 kV, 22V, 10 kV để dẫn vào lưới điện trung áp của Công ty Điện lực tỉnh (thành phố).

- Tuỳ theo công suất và thiết bị sử dụng điện mà người tiêu dùng có thể mua điện qua các công tơ đo đếm điện 1 pha hoặc 3 pha với các cấp điện áp 35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV hay là 220V, 380V thậm chí cả ở cấp điện áp 110 kV.

Tại các điểm ranh giới giao nhận giữa đơn vị truyền tải và Công ty Điện lực Hưng Yên; giữa Công ty Điện lực Hưng Yên và các Công ty Điện lực có liên kết về lưới điện; giữa các Điện lực của Công ty; ở các tủ phân phối trung áp tại các trạm 110 kV đều có công tơ đếm điện. Nhờ vậy, Công ty Điện lực Hưng Yên có thể tính toán chính xác lượng điện nhận đầu nguồn, điện thương phẩm bán ra, tính toán được điện năng hao hụt trong vận hành và kinh doanh để từ đó có biện pháp thích hợp tăng cường công tác quản lý và phân phối.

2.1.3.5. Đặc điểm về áp dụng khoa học, công nghệ và máy móc thiết bị

- Lưới điện khu vực từng bước được đầu tư nâng cấp và cải tạo đáp ứng nhu cầu phát triển của phụ tải. Một số đường dây trung áp 35, 22kV được khép vòng liên lạc với nhau qua các máy cắt, cầu dao phân đoạn tạo thuận lợi trong việc thay đổi phương thức, tăng mức độ ổn định cung cấp điện.

- Tuy nhiên nhiều MBA 110kV, một số các đường dây 35kV, 22kV, 10kV, nhiều đường dây hạ áp và MBA phân phối vận hành quá tải. Nhiều đường dây trung áp có tiết diện dây dẫn đường trục nhỏ hoặc đang vận hành trên 70% tải định mức nên không có khả năng cấp điện hỗ trợ cho nhau qua các máy cắt, cầu dao liên lạc.

- Công ty Điện lực đang quản lý và bán điện trực tiếp 149/161 xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh, lưới điện 0,4 kV ở một số xã mới tiếp nhận của địa phương cũ nát, cải tạo không đồng bộ, thiếu vốn đầu tư mới chỉ thay thế công tơ, bổ sung tiếp địa lặp lại và tăng cường một số khoảng dây dẫn để đảm bảo an toàn trong vận hành, nguy cơ sự cố cao làm giảm hiệu quả kinh doanh.

Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên có nhiều khâu còn mang tính thủ công như chốt chỉ số công tơ bằng sổ giấy, thu tiền điện bằng tiền mặt, đường dây và trạm biến áp cũ nát, quá tải được đầu tư xây dựng nhiều nhưng vẫn còn mang tín chắp vá thiếu đồng bộ.

2.1.3.6. Đặc điểm về nguồn vốn

Nguồn vốn của Công ty Điện lực Hưng Yên được huy động để hoạt động kinh doanh có các đặc điểm như sau:

- Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc phân cấp cho Công ty Điện lực Hưng Yên được giữ lại một phần tiền điện để chi phí sản xuất kinh doanh đã được Tổng Công ty duyệt, đồng thời bù trừ khoản chi phí theo quy định.

- Ngoài ra Tổng Công ty duyệt và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cho các công trình, giao cho Công ty Điện lực Hưng Yên thực hiện hoặc Tổng Công ty uỷ quyền cho Công ty Điện lực Hưng Yên tự thực hiện vay vốn để đầu tư xây dựng.

- Các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi,… Tổng Công ty quản lý tập trung và phân bổ cho Công ty Điện lực Hưng Yên căn cứ vào kết quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên.

- Chiếm tỷ trọng rất lớn trong vốn kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên là vốn cố định. Do đó muốn nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên phải sử dụng có hiệu quả vốn cố định.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực hưng yên (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)