Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực hưng yên (Trang 100 - 104)

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC HƯNG YÊN

3.3.3. Kiến nghị với Tập đoàn Điện lực Việt Nam

- Về trung hạn, EVN nên thực hiện chuyển mô hình Công ty Điện lực nói chung và Công ty Điện lực Hưng Yên nói riêng thành Công ty TNHH một thành viên tạo điều kiện tập trung vốn, chuyên môn hóa các hoạt động SXKD, tăng tính chủ động, linh hoạt của các Công ty Điện lực, bỏ bớt khâu trung gian là các Tổng Công ty để tinh giảm bộ máy cồng kềnh, nhiều khâu trung gian.

- Về ngắn hạn, EVN cần phân cấp mạnh hơn đối với các Công ty Điện lực phụ thuộc, hiện nay việcphân cấp của EVN đối với NPC cũng như giữa NPC và PCHY vẫn còn mang tính bao cấp, cơ chế xin-cho, không phát huy được tính tự chủ cho doanh nghiệp. Bất cứ một lĩnh vực nào (kế hoạch, đầu tư, tài chính...) Công ty Điện lực Hưng Yên đều phải trình cấp trên. Điều này đã làm cản trở tính chủ động trong kinh doanh của các Công ty Điện lực, không khuyến khích các Công ty Điện lực cũng như các đơn vị trực thuộc khác muốn tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh của đơn vị mình. Để tăng tính chủ động cho các Công ty Điện lực, NPC chỉ nên giao chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận còn những chỉ tiêu khác như tổn thất, giá bán bình quân, sản lượng điện thương phẩm .. là những chỉ tiêu khuyến khích.

- EVN cần cho phép Công ty điện lực được hạch toán riêng phần công ích và có cơ chế xử lý tài chính cho phần phục vụ công ích. Đây sẽ là bước tạo điều kiện cho Công ty Điện lực chủ động trong kinh doanh và tự cân đối tài chính (phần công ích của Công ty Điện lực Hưng Yên gồm: điện năng bán buôn cho sinh hoạt ở nông thôn, điện năng cho hộ nghèo, điện năng cung cấp cho bơm tưới tiêu,…)

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn đã nêu khái quát quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 và định hướng phát triển của ngành điện trên cơ sở đó để xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh phù hợp cho Công ty Điện lực Hưng Yên. Các giải pháp được xây dựng vừa có tính độc lập, vừa có tính liên kết được trình bày theo từng nhóm giải pháp. Từng giải pháp được trình bày cụ thể theo bố cục chặt chẽ gồm cơ sở đề xuất giải pháp, nội dung của giải pháp, điều kiện thực hiện và có dự tính hiệu quả mang lại để đảm báo giải pháp có tỉnh khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Ngành Điện là một trong những ngành cung cấp nguồn năng lượng lớn cho phát triển kinh tế-xã hội, ngành có vai trò mũi nhọn, vô cùng quan trọng trong nền Kinh tế Quốc Dân, hàng hóa của ngành điện là hoá đặc biệt đó chính là điện năng.

Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng không chỉ phù hợp với yêu cầu chung mà còn góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và giữ vững ổn định kinh tế, chính trị xã hội của quốc gia.

Đề tài đã nghiên cứu lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, doanh nghiệp kinh doanh điện năng và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công y Điện lực Hưng Yên giai đoạn từ 2010-2014, từ đó đánh giá đúng thực trạng kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên là có hiệu quả bước đầu, bên canh những ưu điểm (Lưới điện ngày một cùng cố, đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội cho tỉnh Hưng Yên, sản lượng điện thương phẩm và giá bán điện liên tục tăng, tỷ lệ tổn thất giảm so với kế hoạch được giao, góp phần làm tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Hưng Yên. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước, nâng cao được đời sống vật chất và tình thần cho CBCNV) còn có nhiều những tồn tại (Suất sự cố lưới điện và thời gian sự cố của Công ty Điện lực Hưng Yên vẫn cao so. Hệ thống lưới điện của Công ty tuy đáp ứng được nhu cầu trước mắt nhưng chưa được hiện đại hóa. Tình trạng quá tải một số đường dây trung thế, trạm biến áp trung gian, trạm biến áp phân phối và đường dây hạ thế vẫn diễn ra. Hệ số hao mòn, khấu hao TSCĐ lớn làm tăng chi phí kinh doanh điện năng. Sản lượng điện thương phẩm đến năm 2014 đã tăng trưởng chậm lại. Giảm tỷ lệ tổn thất điện năng vẫn cao cao so với Toàn Tập Đoàn Điện lực Việt Nam. Thời gian tiếp cận điện năng còn nhiều. Số vụ vi phạm hành lang lưới điện cao áp có nguy cơ gia tăng. Công tác tuyên truyền tiết kiệm điện chưa thiết thự. Tốc độ tăng doanh thu trung bình chậm hơn tốc độ tăng chi phí trung bình, tốc độ tăng lợi nhuận không ổn định có xu hướng giảm dần vào năm 2014, hiệu quả sử dụng vốn của PCHY còn thấp hơn so với các doanh nghiệp ngoài ngành) và chỉ rõ các nguyên nhân gây của những tồn tại

(do chưa có kế hoạch kinh doanh dài han, chất lượng lao động thấp kém, công tác chuyên môn hạn chế, mô hình tổ chức thiếu linh hoạt, việc quản lý chi phí còn chưa tốt, chưa tranh thủ được nhiều sự ủng hộ của chính quyền địa phương).

Trên cơ sở lý luận và thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên, luận văn nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên như cần lập kế hoạch kinh doanh dài hạn và điều hành tốt kế hoạch kinh doanh; xây dựng văn hóa doanh nghiệp; kiện toàn đổi mới, nâng cao trình độ và năng lực quản lý; tăng cường hoạt động Marketing; sử dụng có hiệu quả hơn nữa các nguồn lực như nguồn nhân lực; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn; từng bước áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại vào kinh doanh điện năng và một số giải pháp mang tích đặc thù của ngành điện như giảm tổn thất điện năng, giá bán điện bình quân, nâng cao chất lượng quản lý thợ điện dịch vụ, tiết kiệm chi phí kinh doanh điện năng.

Luận văn này có ý nghĩa khoa học là đã góp phần hệ thống hoá lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh điện năng và có ý nghĩa thực tiễn là đã nêu ra các giải pháp cụ thể, có tính khả thi, cơ bản giải quyết được các tồn tại, sử dụng tối đa các nguồn lực hiện có của Công ty Điện lực Hưng Yên, góp phần tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, sử dụng tối đa các nguồn lực để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Hưng Yên.

2. Kiến nghị

Để các giải pháp của luận văn có tính khả thi trong thời gian trung hạn cần ban Giám đốc Công ty Điện lực Hưng Yên cần sự nỗ lực, quyết tâm cao cùng với sự nhiệt tình, tâm huyết của trưởng, phó các đơn vị của Công ty và tranh thủ sự ủng hộ của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc. Trong dài hạn cần sự vào cuộc quyết liệt của Chính Phủ, Bộ Công thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, tỉnh Hưng Yên và huyện Ân Thi trong việc hoàn thiện hệ thống luật điện lực, xây dựng hoàn chỉnh thị trường điện cạnh tranh tạo ra môi trường lành mạnh, minh bạch cho các doanh nghiệp hoạt động điện lực và chuyển đổi Công ty Điện lực Hưng Yên thành Công ty TNHH một thành viên Điện lực Hưng Yên.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công thương (2011), Quyết định số 6621/QĐ-BCT ngày 19/12/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, có xét đến năm 2020, Hà Nội;

2. Ngô Thế Chi (2010), Kế toán tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội;

3. Chính phủ (2011), Quyết định số 2111/QĐ-TTg ngày 28 tháng 11 năm 2011 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên đến năm 2020, Hà nội;

4. Nguyễn Trọng Cơ (2010), Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội;

5. Nguyễn Văn Công (2012), Nguyên lý kinh tế vĩ mô, NXB Lao động, Hà Nội;

6. Công ty Điện lực Hưng Yên (2014), Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh điện năng năm 2014 và triển khai nhiệm vu năm 2015 của Công ty Điện lực Hưng Yên, Hưng Yên;

7. Công ty Điện lực Hưng Yên (2014), Báo cáo tổng kết công tác quản lý kỹ thuật- vận hành-an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống lụt bão, quản lý hành lang bảo vệ an toàn lưới điện năm 2014, Hưng Yên;

8. Điện lực Ân Thi (2014), Báo cáo tổng kết công tác quản lý kỹ thuật-vận hành của Điện lực Ân Thi năm 2014, Ân Thi;

9. Nguyễn Thị Liên Diệp (2003), Quản trị học, NXB Thống kê, Hà Nội;

10. Vũ Kim Dũng (2013), Kinh tế học vi mô, NXB Hồng Đức, Hà Nội;

11. Đoàn Thị Thu Hà (2013), Quản trị học, NXB Tài chính, Hà Nội;

12. Phạm Văn Khoan (2007), Quản lý tài chính công, NXB Tài chính, Hà Nội;

13. Phạm Ngọc Kiểm (2009), Thống kê doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội;

14. Nguyễn Thị Mỵ (2010), Phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội;

15. Đỗ Công Nông (2010), Quản trị kinh doanh, NXB Tài chính, Hà Nội;

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của công ty điện lực hưng yên (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)