Giai cấp: định nghĩa, nguồn gốc, kết cấu

Một phần của tài liệu triet (Trang 176 - 179)

11.2. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP

11.2.1. Giai cấp: định nghĩa, nguồn gốc, kết cấu

Tình trạng phân chia giai cấp đã được nhiều nhà kinh tế, sử học phát hiện ra. Đó là các giai cấp đối lập nhau trong các xã hội chiếm hữu nô lệ có chủ nô và nô lệ, xã hội phong kiến có phong kiến và nông nô, xã hội cận và hiện đại có tư sản và vô sản. Ngoài các giai cấp trên còn có các tầng lớp, nhóm xã hội gắn với hệ thống giai cấp này hay hệ thống giai cấp khác. Nhưng vấn đề quan trọng là phải làm rõ “giai cấp là gì?” thì các lý thuyết xã hội phi Mác Xít chỉ đưa ra những quan niệm mơ hồ. Họ lý giải giai cấp là tập hợp người có sự khác nhau về nghề nghiệp, chủng tộc, tài năng, tri thức đạo đức, uy tín xã hội… Thậm chí giống nhau về sở thích cá nhân. Các lý thuyết đó dựa trên tiêu chuẩn chủ quan thay thế cho tiêu chuẩn khách quan, họ tránh đụng đến các vấn đề cơ bản, đặc biệt là vấn đề sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

Các Mác đi nghiên cứu về giai cấp từ việc phân tích kết cấu phương thức sản xuất đã có cách tiếp cận khoa học: lấy lý luận về hình thái kinh tế - xã hội làm cơ sở nghiên cứu xã hội. Mác đã đi tìm cái gốc của cơ cấu xã hội, cơ cấu giai cấp đó là kinh tế. C.Mác không đưa ra định nghĩa hoàn chỉnh về giai cấp, nhưng trong thư gửi Vâyđơmaye đã thể hiện tư tưởng về giai cấp:

1. Sự phát triển của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.

2. Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn đến chuyên chính vô sản.

3. Bản thân sự chuyển dịch này chỉ là bước quá độ tiến tới xoá bỏ mọi giai cấp và tiến lên xây dựng xã hội không có giai cấp.

Trên cơ sở lý luận của Các Mác, trong tác phẩm SÁNG KIẾN VĨ ĐẠI, V.I Lênin đã đưa ra định nghĩa giai cấp:

“Người ta gọi giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật qui định và thừa nhận đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người

mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế - xã hội nhất định”1

Như vậy, giai cấp là những tập đoàn người to lớn có địa vị xã hội khác nhau trong một hệ thống kinh tế - xã hội nhất định. Tức là nói đến vị trí, chỗ đứng của các tập đoàn người khác nhau trong hệ thống thứ bậc xã hội. Điều này chỉ rõ không phải giai cấp tồn tại ở mọi hình thái kinh tế - xã hội, giai cấp chỉ nảy sinh, tồn tại ở những hình thái kinh tế xã hội đáp ứng được điều kiện tồn tại của nó. Địa vị xã hội của mỗi giai cấp là tổng hợp những điều kiện vật chất cơ bản của cả tập đoàn người do hệ thống sản xuất vật chất của xó hội qui định. Địa vị xó hội của tập đoàn người này bị qui định bởi địa vị tập đoàn người khác trong xã hội.

Trong hệ thống kinh tế - xã hội, nếu tập đoàn người này là giai cấp thống trị thì tập đoàn người kia là giai cấp bị trị. Đó là các giai cấp. Những cá nhân có địa vị xã hội như nhau trong hệ thống sản xuất xã hội thì hợp thành một giai cấp. Đây là đặc trưng chung nhất của giai cấp.

Sự khác nhau về địa vị của các giai cấp trong hệ thống sản xuất là do : Thứ nhất, quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.

Đây là đặc trưng cơ bản nhất, là tiêu chuẩn khách quan để phân định giai cấp, để xếp một cá nhân vào giai cấp này hay giai cấp khác. Quan hệ khác nhau đối với tư liệu sản xuất là điểm khác nhau cơ bản nhất: chủ nô (trong chế độ nô lê), địa chủ phong kiến (trong chế độ phong kiến), tư sản (trong chế độ tư bản) là những tập đoàn giữ vị trí thống trị trong hệ thống kinh tế - xã hội mà họ là đại biểu, trước hết là do các tập đoàn người này chiếm hữu tư liệu sản xuất của xã hội, tức là nắm những điều kiện vật chất quan trọng để chi phối quá trình sản xuất của xã hội, qua chi phối lao động của những tập đoàn người không có hoặc nắm rất ít tư liệu sản xuất. Những tập đoàn người bị mất tư liệu sản xuất (nô lệ trong chế độ nô lệ, nông dân trong chế độ phong kiến, vô sản trong chế độ tư bản) phải phụ thuộc về kinh tế vào các tập đoàn người thống trị.

Khi nghiên cứu về đặc trưng này cần lưu ý :

+ Quyền sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội thường được pháp luật của nhà nước công nhận và bảo vệ.

+ Khi nghiên cứu các hiện tượng của xã hội có giai cấp phải lột tả được quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất. Muốn xoá bỏ giai cấp phải xoá bỏ tận gốc sự tồn tại của giai cấp: xoá bỏ quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Thứ hai, khác nhau về vai trò trong tổ chức lao động xã hội, trong tổ chức quản lý sản xuất.

Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất sẽ điều khiển quá trình lao động xã hội, để đem lại lợi ích nhiều nhất cho tập đoàn mình thông qua quá trình chỉ huy sản xuất, lãnh đạo quá trình sản xuất, điều hành lưu thông trên qui mô toàn xã hội. Còn các tập đoàn người không có hoặc nắm rất ít tư liệu sản xuất là những tập đoàn người trực tiếp lao động, sản xuất dưới sự điều khiển trực tiếp của giai cấp thống trị.

Thứ ba, khác nhau về phương thức và qui mô thu nhập những sản phẩm lao động của xã hội.

1 V.I Lênin toàn tập, NXB tiến bộ, Mátxcơva, 1997, tập 39, trang 17-18

Phương thức và qui mô thu nhập của các giai cấp phụ thuộc vào chế độ sở hữu tư liệu sản xuất. Là người nắm tư liệu sản xuất và tổ chức lãnh đạo sản xuất, tập đoàn thống trị có đủ điều kiện để biến mục đích của mình thành hiện thực đó là chiếm lao động thặng dư của các tập đoàn lao động. Do có sự bất công trong sở hữu nên chế độ phân phối trong xã hội có đối kháng giai cấp là bất công vì nó đảm bảo cho giai cấp thống trị, bóc lột chiếm phần lớn sản phẩm lao động trong xã hội, còn các tập đoàn lao động chỉ chiếm phần ít ỏi sản phẩm lao động dưới hình thức này hay hình thức khác.

Ngày nay, dưới chủ nghĩa tư bản, một bộ phận trong giai cấp công nhân có mức sống cao hơn so với trước đây. Tuy nhiên, sự nâng cao mức sống của giai cấp công nhân không tương xứng với sự tăng lên nhanh chóng của năng suốt lao động, càng không theo kịp với sự giàu có của giai cấp tư sản. Khoảng cách thu nhập giữa hai giai cấp đối kháng ngày càng rộng hơn.

Tóm lại, bản chất của quan hệ giai cấp là sự khác nhau giữa các tập đoàn người về địa vị trong hệ thống sản xuất xã hội, dẫn đến tập đoàn người này chiếm đoạt lao động của tập đoàn người khác. Giai cấp là một phạm trù kinh tế - xã hội có tính lịch sử.

11.2.1.2. Ngun gc giai cp

Xã hội loài người không phải lúc nào cũng có các giai cấp đối kháng. Các Mác đã chứng minh rằng : “Sự tồn tại của các giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định của sản xuất”1.

Trong xã hội nguyên thuỷ, khi lực lượng sản xuất còn thấp kém, công cụ sản xuất thô sơ như cành cây, hòn đá, cung tên… con người chỉ sản xuất đủ để tồn tại, duy trì nòi giống, chưa có sản phẩm dư thừa tương đối thì chưa xuất hiện khả năng chiếm đoạt, xã hội chưa có giai cấp. Con người thời kỳ này phải nương tựa vào nhau theo bầy đàn, quan hệ bình đẳng : cùng hợp tác sản xuất, cùng hưởng thụ.

Khi công cụ sản xuất phát triển lên một bước mới - công cụ sản xuất bằng kim loại xuất hiện làm cho sản xuất phát triển, năng suất lao động tăng lên. Ngoài việc con người sản xuất ra một lượng của cải vật chất đủ dùng (tối thiểu) còn một số dự trữ (gọi là của dư tương đối), làm xuất hiện khả năng chiếm đoạt của dư đó, tức là xuất hiện khả năng người này chiếm đoạt lao động của người khác. Việc xuất hiện công cụ sản xuất mới cho phép sản xuất cá thể ở từng gia đình có hiệu quả hơn so với sản xuất tập trung tập thể nguyên thủy. Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Trao đổi sản phẩm diễn ra thường xuyên hơn. Quan hệ sản xuất cộng đồng nguyên thủy không còn phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Trong xã hội xuất hiện càng nhiều gia đình có tài sản riêng, xuất hiện sự chênh lệch về tài sản. Chế độ công hữu nguyên thủy về tư liệu sản xuất dần bị thay thế bằng chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất.

Trong điều kiện ấy, những người có quyền lợi trong thị tộc, bộ lạc chiếm đoạt tài sản của công xã thành của riêng, nắm quyền phân công lao động và phân phối sản phẩm, trở thành giai cấp thống trị đầu tiên : giai cấp chủ nô.

1 Các Mác và Ăng ghen toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội, 1995, tập 28, trang 662

Do của cải dư thừa, tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh không bị giết như trước. Họ được sử dụng phục vụ những người giàu có và có địa vị trong xã hội. Chế độ có giai cấp chính thức ra đời từ đó. Lực lượng nô lệ được bổ sung bằng những người làm ăn thua lỗ, nợ không trả được và họ trở thành giai cấp bị trị đầu tiên trong lịch sử.

Xã hội chiếm hữu nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử. Chủ nô và nô lệ là hai giai cấp đối kháng trong xã hội này.

Như vậy, sự xuất hiện giai cấp gắn liền với nguồn gốc kinh tế của dư tương đối là khả năng khách quan, chế độ tư hữu tư liệu sản xuất là cơ sở trực tiếp của xuất hiện giai cấp.

Sự tồn tại các giai cấp đối kháng gắn liền với chế độ chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa. Chế độ tư hữu tồn tại hàng ngàn năm trong điều kiện cơ bản: lực lượng sản xuất phát triển cao, đã tạo ra sản phẩm thặng dư nhưng chưa đạt tới mức thoả mãn nhu cầu vật chất của con người. Sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất sẽ làm cho mất đi của giai cấp mang tính tất yếu nhưng lực lượng sản xuất không là điều kiện duy nhất cho sự mất đi của giai cấp mà còn phải có sự phát triển cao và toàn diện của con người.

11.2.1.3. Kết cu xã hi - giai cp

Trong xã hội có giai cấp, kết cấu giai cấp là do phương thức sản xuất quyết định. Mỗi kiểu xã hội có một kết cấu xã hội - giai cấp riêng của nó. Mỗi kết cấu xã hội - giai cấp của xã hội nhất định bao gồm hai giai cấp cơ bản, các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian.

Hai giai cấp cơ bản là các giai cấp tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị. Hai giai cấp cơ bản của chế độ kinh tế xã hội là sản phẩm đích thực của chế độ kinh tế - xã hội, đồng thời là những giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của hệ thống sản xuất trong xã hội. Giai cấp thống trị là giai cấp tiêu biểu cho bản chất chế độ kinh tế đang tồn tại. Trong xã hội có giai cấp gồm có các giai cấp cơ bản sau: Chủ nô và nô lệ trong xã hội chiếm hữu nô lệ phong kiến và nông nô (nông dân) trong chế độ phong kiến, vô sản và tư sản trong chế độ tư bản chủ nghĩa.

Mỗi kết cấu xã hội - giai cấp còn có các giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian. Trong những tập đoàn xã hội này có những tập đoàn là tàn dư của phương thức sản xuất cũ (như nô lệ trong thời kỳ đầu của xã hội phong kiến, địa chủ và nông nô trong buổi đầu của xã hội tư bản). Cũng có tập đoàn là mầm mống của phương thức sản xuất tương lai (như giai cấp tư sản và công nhân công trường thủ công trong giai đoạn cuối của chế độ phong kiến).

Ngoài ra trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào cũng có một số tầng lớp trung gian là sản phẩm của chính phương thức sản xuất đang thống trị, là kết quả của quá trình phân hoá trong xã hội diễn ra một cách liên tục. Đó là các tầng lớp bình dân trong xã hội nô lệ, các tầng lớp tiểu tư sản thành thị và nông thôn trong xã hội tư bản. Một bộ phận có vai trò quan trọng trong xã hội có giai cấp trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hóa, chính trị đó là tầng lớp trí thức.

Một phần của tài liệu triet (Trang 176 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)