Xây dựng và thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty điện lực phú thọ (Trang 82 - 100)

Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY ĐIỆN LỰC PHÚ THỌ

3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Công ty điện lực Phú Thọ

3.2.3. Xây dựng và thực hiện chương trình giảm tổn thất điện năng

Tổn thất điện năng có vai trò quan trọng quyết định hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Phú Thọ. Giảm tổn thất vừa góp phần thực hiện chính sách tiết kiệm do Đảng và Nhà nước đề ra, vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh, làm tăng doanh thu cho Công ty Điện lực Phú Thọ. Thực trạng tổn thất điện hiện nay trên địa bàn kinh doanh của Điện lực cho thấy:

+ Tổn thất điện năng trong sử dụng điện còn có tỷ lệ cao do sử dụng những thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng, sử dụng sai mục đích, sử dụng lãng phí,… Do đó, việc ngành điện nói chung cũng như Điên lực Phú Thọ nói riêng phải có các biện pháp đồng bộ, tuyên truyền, nâng cao ý thức trong sử dụng điện, đẩy mạnh việc tiết kiệm điện để trước mắt giảm khó khăn cho toàn ngành điện.

+ Tổn thất kỹ thuật chủ yếu là do hệ thống lưới điện phân phối đã cũ, đã quá thời gian vận hành, không đảm bảo an toàn và độ tin cậy cung cấp điện. Biện pháp khắc phục duy nhất là tiến hành cải tạo đại tu lưới điện thay thế hệ thống cũ, đầu tư áp dụng công nghệ mới (như thay thế hoàn toàn bằng công tơ điện cho công tơ cơ được sử dụng trước đây, xây dựng các trạm biến áp, phụ tải, nâng cao chất lượng đường dây,…). Việc đảm bảo kỹ thuật trong kinh doanh điện năng sẽ không những đảm bảo an toàn cho việc cung ứng và sử dụng điện mà còn góp phần giảm tổn thất kỹ thuật tăng điện năng thương phẩm. Giảm tổn thất điện năng kỹ thuật ngoài việc tiến hành cải tạo lưới điện, Điện lực cần tăng cường áp dụng các biện pháp kỹ thuật như: lắp tụ bù, nâng cao công suất của các trạm quá tải, tăng tiết diện dây của các đường dây cũ không đáp ứng được phụ tải, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác vận hành kinh doanh điện năng, tránh tình trạng cắt điện kéo dài do các nguyên nhân chủ quan, đảm bảo cấp điện an toàn liên tục.

+ Tổn thất điện năng thương mại cũng đáng kể do người tiêu dùng câu móc trộm bằng nhiều biện pháp khác nhau. Do đó, nó đòi hỏi Điện lực cần tăng cường

quản lý phụ tải, tức là quản lý người tiêu dùng điện. Việc cải tạo lưới điện vừa giúp cho công tác quy hoạch lưới điện được hợp lý hơn vừa đảm bảo chống lại hiện tượng câu móc, lấy cắp điện của một số khách hàng, góp phần giảm tổn thất điện năng. Để công tác cải tạo lưới đạt hiệu quả, về phía các Điện lực cần chủ động lập phương án hoàn thiện sữa chữa thường xuyên những khu vực có tỷ lệ tổn thất cao.

Khi phương án được thông qua, cần nhanh chóng tổ chức thực hiện, phải coi đây là công tác quan trọng nhất, có vai trò quyết định trong hoạt động giảm tổn thất điện năng. Về phía Điện lực cần đảm bảo đủ vốn, vật tư kỹ thuật cho các công trình, nhanh chóng duyệt các phương án theo kế hoạch, tạo điều kiện thuận lợi cho Điện lực trong việc cải tạo lưới hạ thế.

3.2.3.1. Phân tích đánh giá hiện trạng TTĐN lưới điện:

Về nguồn điện:

- Nguồn cấp điện của PC Phú Thọ chủ yếu là sử dụng nguồn điện Trung Quốc điện áp thấp và biên độ dao động quá lớn. Có nhiều thời điểm cao điểm điện áp phía 110kV xuống thấp và lại quá cao vào thấp điểm.

- Các trạm 110kV phân bố trong khu vực không đều dẫn đến lưới điện trung thế kéo dài (Chiều dài cấp điện xa nhất với ĐZ 35kV lên đến 110km, ĐZ 22kV+10kV+6kV bán kính cấp điện xa nhất là 30km). Các trạm 110kV hầu hết đều đầy và quá tải.

- Các trạm biến áp 110kV chậm tiến độ dẫn đến một số TBA quá tải, phương thức vận hành không tối ưu làm cho một số đường dây trung thế một số khu vực tổn thất tăng (110 E4.5). Công tác đầu tư chống quá tải cho lưới trung thế, hạ thế chưa được triển khai kịp thời do thiếu vốn.

Về lưới điện:

- Lưới trung thế vẫn còn vận hành ở cấp điện áp 6, 10kV, hệ số mang tải lớn với bán kính cấp điện kéo dài. Đặc biệt là lưới điện 6kV sau TG Phú Thọ, 10kV sau TG Tây Cốc, 6kV sau TG Đồi Phướn …

- Lưới 22kV mới đầu tư cải tạo, nâng cấp từ 6kV lên ở TP Việt Trì các đường dây đều có hệ số mang tải lớn.

- Nhiều TBA phân phối vận hành ở chế độ đầy và quá tải.

- Lưới điện HANT mới được tiếp nhận: ở các xã đã được đầu tư tối thiểu để thay thế công tơ cũ bằng các công tơ mới, lưới điện chưa được cải tạo còn chắp vá và quá tải trầm trọng.

- Một số xã mới tiếp nhận chưa được đầu tư tối thiểu, mới chỉ thay được công tơ 3 pha và công tơ chết cháy, còn lại vẫn sử dụng công tơ cũ của khách hàng, không đảm bảo độ tin cậy, lưới điện vận hành quá tải trầm trọng.

- Một số TBA chuyên dùng của khách hàng do đặc thù sản xuất mùa vụ, do suy thoái kinh tế khó khăn trong sản xuất công nghiệp nên MBA vận hành non tải.

- Các TBA công cộng ở vùng nông thôn xa trung tâm, khách hàng sử dụng điện không tập trung, sản lượng điện tiêu thụ nhỏ, bán kính cấp điện lớn, tiết diện dây nhỏ, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa.

Về công tác quản lý tổn thất:

- Các Điện lực đã thực hiện lập lịch trình ghi chỉ số công tơ nhằm quản lý điện năng và tính toán tổn thất điện năng theo chu kỳ. Tuy nhiên công tác quản lý tổn thất ở các Điện lực còn thiếu chặt chẽ. Việc thực hiện lịch trình ghi chỉ số công tơ đôi lúc Điện lực chưa quản lý chặt chẽ, dẫn đến việc phân tích, nhận dạng tổn thất còn chưa đầy đủ, thiếu chính xác.

- Trình độ, năng lực của một số CBCNV Điện lực nói chung, bộ phận làm công tác kinh doanh nói riêng hiện bất cập, trách nhiệm trong công việc chưa cao.

- Việc phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ và các Điện lực để thực hiện các biện pháp giảm tổn thất thiếu đồng bộ.

3.2.3.2. Chương trình giảm tổn thất điện năng năm 2015.

Trong năm 2014, tổn thất điện năng của Công ty Điện lực Phú Thọ tập trung nhiều vào các đường dây 35, 10, 6kV đang bị quá tải và một số đường dây 35kV có chiều dài lớn. Trạm 110kV E4.5 (Đồng Xuân) cấp điện cho khu vực Thanh Ba, Hạ Hòa, Đoan Hùng và một phần huyện Cẩm Khê thường xuyên xảy ra hiện tượng đầy và quá tải (Tỉ lệ mang tải của MBA T1 là 105%, MBA T2 là 97 %) với kết cấu lưới như hiện tại không thể san tải được cho trạm E4.9, E4.7; MBA T1E4.9(Ninh Dân)

cũng đang vận hành đầy tải (96%). Dự kiến với tốc độ tăng trưởng như hiện nay thì trong năm 2015 thì các trạm 110kV khu vực này sẽ thường xuyên đầy và quá tải, tỷ lệ mang tải các trạm trung gian là tương đối cao, nhiều trạm đầy tải như: TG.Vĩnh Mộ (93,75%), TG.Đồng luận (92%), TG.Phù Ninh (93,75%), TG.Tây Cốc (97%), MBA T1 TG ST1(97%), TG.Bãi Bằng (92,33%) và không có trạm nào non tải.Phía hạ thế do tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn nhưng chưa cải tạo, lưới điện vẫn cũ nát nên tổn thất tăng cao. Cụ thể như:

- Đường dây 372 E4.5 cấp cho 1 phần điện lực Thanh Ba và toàn bộ phụ tải 35kV Hạ Hòa, đường dây dài 100km, tổn thất năm 2014 là : 6,54%

- Đường dây 671 E4.2 hiện đang quá tải, tổn thất năm 2014 là : 9,22%

- Đường dây 971 TG Tây Cốc hiện đang quá tải tổn thất năm 2014 là : 11,62%.

- Lộ 972 Trung gian Cổ Tiết hiện đang quá tải tổn thất năm 2014 là : 7,25%

- Lộ 972 Trung gian Bãi Bằng hiện đang quá tải tổn thất năm 2014 là : 7,58%

Khu vực hạ thế có tỷ lệ tổn thất cao là các Điện lực Đoan Hùng (12,80%), Tân Sơn (10,09%), Thanh Thủy (11,61%), Yên Lập (10,93%). Trong đó các Điện lực này có nhiều TBA khu vực tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn có tổn thất rất lớn.

* Các yếu tố ảnh hưởng tới TTĐN của Công ty Điện lực Phú Thọ a. Yếu tố khách quan :

+ Lưới điện HANT mới được tiếp nhận quá cũ nát chưa được cải tạo, bán kính cấp điện rất lớn gây tổn thất tăng cao.

+ Các trạm 110kV phân bố trong khu vực không đều dẫn đến lưới điện trung thế kéo dài (Chiều dài cấp điện xa nhất với ĐZ 35kV lên đến 110km, ĐZ 22kV+10kV+6kV bán kính cấp điện xa nhất là 30km). Các trạm 110kV mặc dù đã được quan tâm đầu tư xây dựng cải tạo nâng công suất song vẫn chưa đáp ứng được tốc độ phát triển nhanh của phụ tải nên hầu hết đều đầy và quá tải. Mặt khác, các khu CN Phú Hà thị xã Phú Thọ, KCN Cổ Tiết huyện Tam Nông lần lượt sẽ vào trong năm 2015, như vậy các trạm 110KV khu vực Phú Thọ sẽ quá tải . Vì vậy

phương thức kết dây trung thế trong vận hành, xử lý sự cố không linh hoạt, khi một trạm 110kV bị sự cố thì các trạm còn lại chưa đủ công suất hỗ trợ. Mặt khác gây tổn thất công suất và tổn thất điện áp trên các đường dây trung áp khá lớn.

- Do nguồn điện của PC Phú Thọ chủ yếu là nguồn điện Trung Quốc, chất lượng điện áp không đảm bảo. Có nhiều thời điểm (đặc biệt là cao điểm trưa và cao điểm tối) điện áp phía 110kV xuống rất thấp có lúc xuống 86kV nên mặc dù đã được điều chỉnh hết các nấc nhưng điện áp ra ngay tại thanh cái TBA 110kV vẫn không đảm bảo. Do đó, chất lượng điện áp đặc biệt là điện áp của các đơn vị ở cuối nguồn rất kém. Đây là một nguyên nhân dẫn đến tổn thất tăng cao.

- Một số MBA khu vực thành phố và thị trấn quá tải chưa được thay thế.

- Một số TBA chuyên dùng của khách hàng do đặc thù sản xuất mùa vụ vẫn còn hiện tượng vận hành non tải gây nên tổn thất cao.

- Các TBA công cộng ở vùng nông thôn xa trung tâm, khách hàng sử dụng điện không tập trung, sản lượng điện tiêu thụ nhỏ, bán kính cấp điện lớn, tiết diện dây nhỏ, tỷ lệ tổn thất điện năng còn ở mức cao, đặc biệt là tại các xã vùng sâu, vùng xa.

- Phụ tải sinh hoạt luôn biến động theo mùa và thời gian, đường dây dài bán kính cấp điện lớn, phụ tải tập trung cuối đường dây, các TBA xã vùng nông thôn miền núi chủ yếu là ánh sáng sinh hoạt thường quá tải vào giờ cao điểm, non tải vào giờ bình thường và thấp điểm.

b. Yếu tố chủ quan

- Nhiều Điện lực chưa thực sự quan tâm đúng mức tới công tác giảm tổn thất điện năng.

- Trình độ, năng lực của một số CBCNV Điện lực huyện nói chung, bộ phận làm công tác kinh doanh nói riêng hiện còn thấp.

- Việc phối hợp giữa các phòng: Kinh doanh, kỹ thuật, và các Điện lực để thực hiện các biện pháp giảm tổn thất chưa đồng bộ.

- Việc tìm ra nguyên nhân tổn thất cao ở một số Điện lực còn chậm.

c. Yếu tố thuận lợi

- Đến cuối năm 2014, Công ty đã cấy thêm trạm 110kV Cẩm Khê và hoàn thành tiến độ đưa đường dây 35kV xuất tuyến từ trạm 110kV Cẩm Khê vào vận hành, san tải cho đường dây 373E4.7 làm nâng cao chất lượng điện áp, giảm tổn thất điện năng.

- Công ty Điện lực Phú Thọ đã tiến hành lắp đặt tụ bù hạ thế ở các trạm biến áp công cộng giúp nâng cao chất lượng điện áp hạ thế, giảm tổn thất điện năng.

d. Yếu tố khó khăn

* Lưới trung thế :

- Hiệu suất khai thác của các trạm biến áp phụ tải : hiệu suất khai thác mới chỉ đạt = 24kwh/1kVA tháng. Với hiệu suất khai thác thấp như trên tình trạng vận hành máy biến áp ở nhiều khu vực còn quá non tải

- Nhiều máy biến áp đã vận hành lâu năm, cách điện già cỗi làm tăng tổn hao.

- Máy biến áp mới chưa thí nghiệm được tổn thất không tải, ngắn mạch nên chưa kiểm soát được đúng chất lượng.

- Nhiều huyện thị chưa có trạm 110KV như Thanh Thủy, Hạ hòa, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng dẫn đến bán kính cấp điện xa, mức điều chỉnh điện áp không thể thực hiện được hợp lý.

* Lưới điện hạ thế :

+ Khu vực thành phố thị xã : Lưới điện hạ thế ở khu vực thành phố, thị xã cơ bản đã đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, bán kính cấp điện; nhưng còn nhiều nơi việc xin vốn đầu tư cấy trạm còn chậm dẫn đến quá tải dây dẫn, bán kính cấp điện lớn như khu vực thị trấn Thanh Sơn, Cẩm khê…

+ Khu vực nông thôn mới tiếp nhận : Dây dẫn chắp vá, đa số là dây trần tiết diện nhỏ, chắp vá, nhiều mối nối, hành lang không đảm bảo, bán kính cấp điện quá lớn dẫn đến tổn thất do các điểm tiếp xúc, rò qua sứ cách điện, không cân bằng pha, quá tải, điện áp phía cuối nguồn thấp mà chưa thể giải quyết được.

* Mục tiêu chương trình giảm tổn thất điện năng năm 2015: Phấn đấu thực hiện chỉ tiêu tổn thất đạt 6,75%.

Bảng 3.1: Bảng điện nhận và tổn thất năm 2015

TT Tên đơn vị trực thuộc

Năm 2015 Đ.nhận thanh cái

(tr.kWh)

Điện tổn thất

(tr.kWh) TTĐN (%)

1 2 3 4=3/2%

1 Lưới 110kV

2 Lưới 35kV 1,397.71 51.07 3.65

3 Lưới 22kV 425.59 13.49 3.17

4 Lưới 10kV 199.94 10.47 5.24

5 Lưới 6kV 83.56 3.47 4.15

6 0,4 kV 449.25 40.32 8.97

Tổng cộng 1,760.30 118.82 6.75

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty điện lực Phú Thọ)

* Các biện pháp quản lý kinh doanh

- PC Phú Thọ đang lắp đặt công tơ điện tử RF tại 73 TBA công cộng thuộc Điện lực TP Việt Trì và 16 TBA công cộng thuộc Điện lực TX Phú Thọ, dự kiến sau khi lắp xong sẽ giảm tổn thất điện năng khu vực lắp đặt công tơ điện tử có đo xa RF 0,4% như vậy sẽ làm giảm 478.778kWh điện năng tổn thất toàn PCPT năm 2015; đồng thời PC Phú Thọ cũng đã triển khai lắp đặt hệ thống đo xa tại 614 điểm đo của các khách hàng lắp công tơ điện tử 3 giá sau TBA chuyên dùng.

- Công tác phúc tra công tơ: Hàng tháng Điện lực thực hiện việc phúc tra công tơ theo kế hoạch giao và phúc tra công tơ với các khách hàng có sản lượng bất thường. Sau mỗi kỳ ghi chữ các Điện lực in bẳng kê danh sách khách hàng có sản lượng bất thường lấy từ chương trình CMIS để tiến hành phúc tra công tơ, kịp thời phát hiện các sự cố, sai xót trong hệ thống đo đếm điện, sai xót trong công tác ghi chỉ số công tơ

- Tích cực kiểm tra các công tơ cơ khí 3 pha (để tránh mất 1 pha), khai thác tính năng công tơ điện tử 3 giá đa chức năng theo chỉ đạo của EVN-NPC.

- Tích cực kiểm tra hệ thống đo đếm không có sản lượng, kịp thời xử lý và thay công tơ chết, lắp công tơ cho các hộ đấu nối trực tiếp trên lưới tại các xã mới tiếp nhận lưới điện nông thôn.

- Thường xuyên kiểm tra công tơ, theo dõi sản lượng các trạm biến áp chuyên dùng, các khách hàng lớn như Công ty giấy Việt Trì, CTy TNHH PT Hùng Vương, Công ty Cổ phần xi măng Thanh Ba, Công ty Cổ phần xi măng Sông Thao, Công ty Xi măng Hữu nghị, Công ty CP Gốm sứ CTH… để kịp thời phát hiện những bất thường nhằm đảm bảo không có tổn thất thương mại đặc biệt là kiểm tra theo dõi chặt chẽ tình hình tiêu thụ điện, công suất đã đăng ký của khách hàng. Nắm bắt các khách hàng có sự thay đổi lớn về công suất sử dụng để tính toán và có phương án thay thế hệ thống đo đếm cho phù hợp.

- Tiến hành kiểm tra hệ thống các công tơ đầu nguồn các đường dây trung thế, công tơ tổng TBA công cộng, có kế hoạch thiết kế thay thế lại các đo đếm không phù hợp nhằm cho việc theo dõi tổn thất tại các Điện lực và Công ty được chính xác hơn.

- Thực hiện thay định kỳ công tơ từng tháng, từng quý đạt và vượt kế hoạch Tổng Công ty giao.

- Rà soát lại thông tin quản lý khách hàng, thông tin về hệ số nhân của TI, TU, tuyệt đối không để xảy ra sai sót nhầm lẫn hệ số nhân TU ; TI. Cập nhật kịp thời hệ số nhân điện năng trong các trường hợp thay đổi TI.Kiểm tra thay thế TI non tải, quá tải kịp thời.

- Rà soát và xử lý triệt để các công tơ cảm ứng lắp sai quy trình; Yêu cầu công tơ phải treo chắc chắn ở vị trí thẳng đứng cố định và phải đảm bảo độ che kín.

Các đơn vị duy trì chế độ kiểm tra tình trạng niêm phong, chì boóc, chì hòm công tơ để xử lý kịp thời những hiện tượng bất thường.

* Các biện pháp quản lý kỹ thuật vận hành + Phương thức vận hành:

Lập phương án kết lưới hợp lý phù hợp với sự thay đổi phụ tải để đảm bảo cấp điện ổn định, tổn thất tối ưu nhất.

+Tăng cường giám sát chất lượng điện áp các xuất tuyến 35KV, 22KV,

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty điện lực phú thọ (Trang 82 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)