Chương 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG
1.2. Tổng quan thực tiễn về quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp xây dựng
Trong bối cảnh nền kinh tế trong nước vẫn còn nhiều khó khăn, các DN trong Ngành đã tập trung thực hiện việc tái cơ cấu, chủ động khắc phục khó khăn, từng bước ổn định và phát triển SXKD, giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động.
Ngành Xây dựng đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như tình trạng thất thoát, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn chậm được khắc phục; chất lượng một số công trình xây dựng còn thấp; tình trạng xây dựng không phép, sai phép tại một số địa phương vẫn còn cao;
tỷ lệ phủ kín quy hoạch xây dựng tại một số đô thị chưa cao, chất lượng một số đồ án quy hoạch còn hạn chế; công tác phát triển đô thị tại một số địa phương còn nhiều hạn chế; thị trường bất động sản tuy đã có chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn…
Nhận xét:
Những đặc điểm trên cùng những diễn biến của nền kinh tế trong nước và quốc tế ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, năng suất lao động, chất lượng và kết quả lao động. Cho nên phải nghiêm túc nghiên cứu, phân tích để đưa ra cơ chế quản trị sát thực tế và phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.
1.2. Tổng quan thực tiễn về quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp xây dựng
1.2.1. Đặc điểm nhân lực của các doanh nghiệp xây dựng
Tính đến ngày 01/01/2014, toàn ngành có 68.649 DN với hơn 2,283 triệu lao động. Các DN trong Ngành đã có đủ năng lực đảm nhiệm việc thiết kế, thi công
nhiều công trình quy mô lớn, phức tạp ngang tầm khu vực; sản xuất được các loại VLXD chủ yếu có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xây dựng trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới.
Những năm gần đây, được xem là năm lên ngôi của ngành xây dựng, theo thống kê của Báo Lao Động (phát hành ngày 10/01/2014) thì nhóm ngành Kiến trúc- Xây dựng đứng thứ 10 trong 12 khối ngành thu hút nhiều lao động nhất. Điều này cũng không quá khó để giải thích, vì với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8%/năm, Việt Nam nằm trong các nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh ở khu vực Châu Á.
Trong đó, xây dựng kết cấu hạ tầng được đánh giá là tạo ra nền tảng để các tiềm năng kinh tế phát triển theo.
Xây dựng ở Việt Nam ngày càng năng động hơn nhờ vào sự gia tăng về số lượng những dự án kết cấu tầng trong những lĩnh vực như: bến cảng, đường sắt, đường cao tốc, hoặc hệ thống giao thông công cộng đô thị, công trình nhà ở, trung tâm thương mại…Năm 2013 ngành xây dựng Việt Nam thu hút một lượng lớn lao động phổ thông và lao động có tay nghề, có trình độ kỹ thuật cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng vị trí top 10 trên thị trường lao động của nhóm ngành xây dựng vẫn sẽ giữ nguyên thứ hạng trong năm 2014.
Do đặc thù tính chất công việc chủ yếu là lao động ngoài trời nên lao động nam giới chiếm tỷ lệ lớn, tỷ lệ nữ giới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 5,37% (chủ yếu là làm các công việc trong phòng ban).
Bên cạnh đó, trong ngành xây dựng lao động thời vụ chiếm tỷ trọng khá lớn.
lao động thời vụ ở đây là những người lao động phổ thông do các Công ty thuê ngoài tại địa phương, nơi các công trình đang thi công nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất.
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh là xây dựng cho nên lao động chủ yếu là Kỹ sư và công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 76,47%. Đây là những lao động hoạt động trực tiếp và thường ở các công trường.
Đặc thù là lao động trong lĩnh vực xây dựng chính vì thế số lượng hay tỷ lệ tuổi đời công tác của công nhân lao động ngoài công trường có tuổi đời rất trẻ chiếm 37,63%. Số cán bộ có thâm niên công tác lâu năm và có tuổi đời từ 50 -55 và
trên 55 đa số là các cán bộ điều hành các dự án hoặc các trưởng bộ phận của các Doanh nghiệp.
1.2.2. Thực tiễn công tác quản trị nhân lực hiện nay trong các doanh nghiệp xây dựng [7]
- Về việc làm và bố trí công việc: Trong những năm gần đây, Các Công ty xây dựng phải đối mặt với những khó khăn, thách thức, nhưng vẫn đảm bảo việc làm, thu nhập và đời sống cho công nhân lao động.
- Về công tác đào tạo nhân lực: Việc tổ chức đào tạo nhân lực, hiện nay các doanh nghiệp xây dựng đang tổ chức dưới các hình thức sau: đào tạo tại chỗ: Hình thức này được áp dụng thông qua việc giao việc cho cán bộ, luân chuyển cán bộ, hoặc kèm cặp nâng cao tay nghề đối với công nhân hoặc cử đi đào tạo tại các cơ sở đào tạo tập trung (trong và ngoài nước):
Về thu nhập: Để khắc phục sự “cào bằng” trong hệ thống thang lương, bảng lương, đặc biệt là khuyến khích lao động chính, lao động nặng nhọc, nguy hiểm, lao động có chất lượng, hiệu quả cao, Các Công ty trong ngành xây dựng đã áp dụng cơ chế trả lương theo hệ số giãn cách để tạo ra sự cách biệt hợp lý hơn về thu nhập giữa người lao động giỏi, năng suất cao với người lao động làm việc có mức năng suất trung bình. Cụ thể là:
+ Xây dựng hệ số giãn cách giữa các ngành, nghề.
+ Xây dựng giãn cách giữa các nhóm nghề.
Sau khi thực hiện trả lương theo hệ số giãn cách theo ngành, nghề, tiền lương của lao động làm trong ngành, nghề chính, ngành, nghề nặng nhọc, độc hại đã tăng lên đáng kể.
Bình quân thu nhập của công nhân lao động trực tiếp qua khảo sát là 5 triệu đồng/tháng. Số công nhân có thu nhập dưới 3 triệu đồng/tháng chiếm 3,3% (chủ yếu là nữ công nhân). Có 41,2% công nhân cho rằng với thu nhập như hiện nay thì không đủ trang trải cuộc sống gia đình; 55,3% đủ trang trải cuộc sống; chỉ có 3,5%
số công nhân có tích luỹ.
Về đời sống người lao động: Nhiều công ty trong ngành đã xây dựng khu nhà phục vụ công nhân lao động như nhà nhà ăn, nhà tắm, nhà vệ sinh, khu chế biến nước lọc, nhà văn hoá...
Về công tác tổ chức đoàn thể: Dưới sự lãnh đạo của Đảng và việc phát huy tốt vai trò của tổ chức Công đoàn, quan hệ lao động trong các đơn vị sản xuất kinh doanh luôn hài hòa, tiến bộ, có trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức chính trị cao, dựa trên tinh thần đoàn kết, đồng lòng với khẩu hiệu “kỷ luật đồng tâm”. Hàng năm có từ 100 đến 200 công nhân được kết nạp vào Đảng, 100% CNLĐ vào làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị từ 6 tháng trở lên đều gia nhập tổ chức Công đoàn.