III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Điện
2.1 Tình hình kinh doanh của Công ty
Trong giai đoạn hoạt động của công ty, kể từ những đầu ngày thành lập, Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam) luôn tuân thủ và hoạt động đúng pháp luật và quy định của Nhà nước Việt nam; quy phạm và tập quán quốc tế.
Để đáp ứng nhu cầu công việc của mình cũng như xây dựng và phát triển doanh nghiệp, công ty chú trọng đổi mới phương tiện, trang thiết bị cho công tác nghiệp vụ, đào tạo nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Kết quả là trong suốt những năm qua, công ty luôn có sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.
2 8
Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu Tổng kim ngạch nhập khẩu 2006 – 2008
Đơn vị : USD
Chỉ tiêu Năm
Kim ngạch nhập khẩu
2006 2007 2008
745098 803341 817490
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam) qua các năm 2006-2008)
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch nhập khẩu của Công ty tăng đều trong các năm từ 2006 đến 2008.
Năm 2006 kim ngạch nhập khẩu Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam) là 745098 USD. Năm 2007 tăng lên là 803341 USD, so với năm 2006 đạt 107,816 %. Năm 2008 kim ngạch tiếp tục tăng lên 814490 USD, đạt 101,76 % so với năm 2007 và đạt 10,715 % so với năm 2006. Như vậy, kim ngạch nhập khẩu của Công ty có xu hướng tăng lên. Có được kết quả khả quan như trên là do Công ty đã thực hiện và hoàn thành tốt việc nhập khẩu các thiết bị vật tư cho các dự án trọng điểm. Những năm qua sở dĩ công ty nhận được nhiều dự án trọng điểm là do cách làm việc của Công ty ngày càng được chuyên nghiệp qua từng khâu tạo uy tín cho Công ty và lấy được niềm tin của khách hàng. Vì thế mà khách hàng đã chú ý đến dẫn tới việc khách hàng cũ quay lại và khách hàng mới tìm đến các dịch vụ và hàng hoá của Công ty.
Tổng kim ngạch nhập khẩu linh kiện điện tử năm 2006 - 2008
Đơn vị : Triệu VNĐ
11500 12000 12500 13000 13500 14000
2006 2007 2008
Line 1
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Sơ đồ trên cho chúng ta thấy đường tổng kim ngạch nhập khẩu có xu hướng đi lên điều đó chính tỏ giá trị hàng nhập khẩu của Công ty trong ba năm vừa qua đã tăng lên không ngừng từ 12.3 tỷ đồng trong năm 2006, năm 2007 thì đường tổng kim nghạch tăng lên là 13.3 tỷ đồng, nhưng đến năm 2008 thì đường tổng kim ngạch tăng ít hơn vì năm 2008 là năm khó khăn cho nền kinh tế toàn thế giới vì thế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều và trong năm này đường tổng kim nghạch nhập khẩu của công ty chỉ đạt được là 13.5 tỷ đồng. Như vậy, nhìn chung hoạt động nhập khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của Công ty là tương đối ổn định. Đây là một biểu hiện rất tốt, điều này chứng tỏ rằng Công ty làm ăn có hiệu quả.
2.2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty.
Để đứng vững và phát triển trên thị trường nhiều cạnh tranh này, Công ty đã xây dựng một chiến lược kinh doanh định hướng thị trường và phân loại các đối tượng khách hàng, để tranh thủ thuận lợi và hạn chế khó khăn của môi trường kinh doanh.
Bảng 2: Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty
12300
13300
13500
3 0
ST T
Tên hàng hoá Đơn vị Tổng giá trị nhập khẩu (Đơn vị tính: triệu VNĐ)
2006 2007 2008
1 Linh kiện điện tử Chiêc 3264,6 3738,0 4264,0
2 Máy đo Chiêc 2943,0 4219,3 2482,5
3 Vận dụng chuyên dụng các loại
Bé 3790,3 1125,0 2253,0
4 Thiết bị bán dẫn Bé 1746,5 2579,7 2449,0 5 Cỏc loại khỏc Cái 555,6 1638,0 2051,5
(Nguồn : Báo cáo hoạt động kinh doanh nhập khẩu qua các năm 2006-2008 của Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam)
Nhìn vào bảng cơ cấu mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam), chúng ta thấy tổng giá trị nhập khẩu của các mặt hàng tương đối ổn định qua các giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008. Trong đó giá trị mặt hàng linh kiện điện tử trong cả ba năm vẫn đứng đầu so với mặt hàng máy đo, vận dụng chuyên dùng các loại, thiết bị bán dẫn và các loại khác. Qua đây thấy được linh kiện điện tử là mặt hàng chủ chốt của Công ty bởi ta thấy có sự tăng đều về giá trị nhập khẩu từ năm 2006 là 3264.6 triệu đồng, năm 2007 là 3738.0 triệu đồng và con số 4264.0 triệu đồng là của năm 2008. Ngoài ra các mặt hàng khác của Công ty tăng giảm không đáng kể trong 3 năm qua. Nhìn chung, tổng giá trị nhập khẩu tăng đều qua từng năm. Điều này chứng tỏ số lượng hợp đồng Công ty có được ngày càng tăng và quy mô ngày càng mở rộng. Công ty đã chứng tỏ uy tín của mình đối với các bạn hàng trong và ngoài nước.
2.3 Thị trường nhập khẩu
Một vấn đề quan trọng trong xác định cơ cấu nhập khẩu là dung lượng của thị trường. Dung lượng của thị trường là khối lượng hàng hóa được giao dịch trong một phạm vi thị trường nhất định, tại một khoảng thời gian xác định và cụ thể. Dung lượng thị trường thay đổi tùy theo biến động của thị trường và chịu tác động của nhiều yếu tố khác như: khả năng sản xuất, lưu thông , phân phối, tiến
bộ khoa học kỹ thuật, chính sách của Nhà nước, thói quen tiêu dùng, văn hoá quốc gia, đầu cơ và các nhân tố tự nhiên…
Cho tới thời điểm hiện nay thì thị trường nhập khẩu của Công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam) là tương đối phong phú. Với những thành tựu đáng kể trong thời gian qua Công ty đã tạo được cho mình một chỗ đứng trên thị trường và tạo niềm tin với khách hàng chính vì vậy mà thị trường nhập khẩu của Công ty ngày càng mở rộng. Không chỉ dừng lại ở những thị trường quen thuộc như Nhật Bản, Thụy Điển, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Malaysia… công ty còn có những hoạt động xúc tiến nhằm tìm hiểu và mở rộng các thị trường như Úc, Canada, Anh….để tăng khả năng cung ứng hàng hóa cũng như tăng vị thế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng ngành và tạo một thương hiệu “Schmidt” trên toàn thế giới.
Thị trường Nhật Bản và thị trường Đức cũng là thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Công ty. Hai thị trường này có khả năng cung ứng với khối lượng lớn thiết bị điện tử Công nghệ cao cho các dự án lớn trọng điểm của Công ty. Đặc biệt hàng nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản có chất lượng cao, thời gian bảo hành dài nên tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trong nước. Tuy nhiên giá cả tương đối cao so với hàng nhập khẩu từ một số nước khác như Hàn Quốc, Thái Lan,…
Thị trường Trung Quốc: đây là thị trường có khả năng cung ứng lớn, giá cả tương đối cạnh tranh, tuy nhiên thì chất lượng không thể bằng hàng hoá được nhập từ thị trường Nhật. Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường này giá tương đối giảm so với các thị trường khác chính vì vậy mà Công ty đã nghiên cứu và mở rộng phạm vi sang thị trường này.
Thị trường ASEAN cũng là thị trường được Công ty quan tâm và hướng tới trong tương lai nhiều hơn. Tuy nhiên trong thời gian qua thị trường này chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cũng như số lượng về các mặt hàng linh kiện Điện tử công nghệ cao nhập khẩu do đó tỉ trọng hàng nhập khẩu từ thị trường này còn thấp và hạn chế. Mặc dù vậy Công ty vẫn sẽ nghiên cứu các thị
3 2
trường này nhằm tận dụng lợi thế ưu đãi cho các nước trong cùng khu vực ASEAN.
Một trong những mặt còn hạn chế về thị trường của Công ty là đôi khi Công ty không thể chủ động trong việc lựa chọn thị trường nhập khẩu bởi chịu sự chỉ đạo quản lý của Công ty Schmidt mẹ. Có một số dự án và đơn đặt hàng của Công ty Schmidt bên Singapore chỉ định cụ thể nguồn gốc xuất xứ của các mặt hàng nhập khẩu. Trong trường hợp này Công ty vẫn phải nhập hàng với giá cao hơn giá của những mặt hàng có chất lượng tương đương có thể nhập về từ những nước khác.
Cơ cấu thị trờng nhập khẩu linh kiên điện tử năm 2008
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp)
Nhìn vào bảng cơ cấu thị trường nhập khẩu linh kiện điện tử trên ta thấy thị trường nhập khẩu chính của Công ty là 3 nhóm thị trường. Nhóm thứ nhất là nhóm thị trường Nhật Bản chiếm 36% , đây là nhóm thị trường cung ứng chủ yếu các linh kiện thiết bị điện tử Công nghệ cao cho Công ty, bởi các mặt hàng xuất xứ từ Nhật Bản đều được khách hàng đánh giá cao về cả giá cả cũng như chất lượng của nó. Đứng thứ 2 là nhóm thị trường Mỹ, Anh, Pháp chiếm 24.4% . Nhóm thị trường này cũng cung ứng khá nhiều sản phẩm linh kiện điện tử cho
Nhật Bản 36%
ASEAN 9.6%
Các n ớc khác 14.7%
My, Anh,
Pháp 20.4% Duc 19.3%
Công ty, tuy nhiên thì giá cả sản phẩm nhập từ thị trường này cao hơn một chút so với thị trường Nhật Bản nên đối tượng khách hàng của Công ty mua những mặt hàng có xuất xứ từ nhóm thị trường này ít hơn và phân cấp hơn. Nhóm thị trường Đức đứng vị trí thứ ba là 19.3%. Đây là một trong những nhóm thị trường cung cấp linh kiện điện tử công nghệ cao chính cho Công ty vì rất nhiều khách hàng của Công ty đặt niềm tin vào các sản phẩm của Đức bởi chất lượng sản phẩm cũng như thời gian bảo hành của sản phẩm. Nhóm thứ 4 là nhóm thị trường khác bao gồm các nước trong khu vực ASEAN và các nước khác chiếm tỷ lệ khá thấp. Nhóm thị trường này Công ty chưa khai thác mạnh bởi chất lượng sản phẩm, giá cả và các yếu tố khác không được ổn định. Hơn nữa, các sản phẩm trong khu vực này chưa có thương hiệu cho nên lòng tin của khách hàng không cao, không gây ra sự chú ý. Vì thế các sản phẩm xuất xứ từ khu vực này thường tiêu thụ rất chậm và đối tượng khách hàng được phân bổ rất rõ rệt và hạn chế.
2.4 Thị trường tiêu thụ hàng hóa và sự cạnh tranh
Do đặc thù về tính chất của hàng hóa, đó là những mặt hàng có hàm lượng kết tinh chất xám cao, kỹ thuật phức tạp, do đó khách hàng của Công ty bao gồm các phòng thí nghiệm, các trung tâm đo lường, học viện, telecom/datacom, các Đài phát thanh và truyền hình, các tổ chức chính phủ, các nhà máy công nghiệp nặng và nhẹ, các công ty về công nghệ khác trên khắp cả nước.
Những mặt hàng này chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài trong khác nhau tùy từng thời điểm, do đó việc nhập khẩu các mặt hàng này phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của thị trường. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được nhiều lợi nhuận Công ty luôn phải đầu tư nghiên cứu thị trường, nắm bắt đúng cơ hội để thỏa mãn một cách tốt nhất. Mặt khác, hiện nay trên thị trường Công ty phải cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp trong nước cũng như các doanh nghiệp nước ngoài đang cùng cung cấp những mặt hàng kinh doanh của công ty. Thực tế cho thấy rằng chi phí để có thêm khách hàng mới sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí để giữ chân khách hàng cũ. Chính vì vậy, công ty phải có biện pháp để duy trì lượng khách hàng cũ và mở rộng quy mô thu hút khách hàng mới, nhằm tăng
3 4
cường sức mạnh cạnh tranh và phát triển ổn định thị trường. Đây cũng chính là một thách thức không phải chỉ ở riêng công ty TNHH Điện tử Schmidt (Việt Nam) mà các doanh nghiệp khác đều quan tâm.