- Thủ tục hành chính là một vấn đề quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiện nay nước ta đang từng bước hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng nhanh chóng, gọn nhẹ không rườm rà. Nhưng trong quá trình cải cách vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và chưa có hướng giải quyết đòi hỏi Chính phủ và Tổng cục Hải quan xem xét lại trong đó có các thủ tục về xuất nhập khẩu
- Thứ nhất đó là vấn đề xin giấy phép nhập khẩu hàng hoá: Để xin được giấp phép nhập khẩu hàng hoá thì Công ty phải tuân thủ và xin phép nhiều nơi, nhiều ban ngành có liên quan như Bộ Công Thương, Bộ Tài chính… cho nên thủ tục để xin được giấy phép nhập khẩu là khá khó khăn, rườm rà và phức tạp gây lãng phí về công sức, thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi
5 4
nhà nước phải sớm hoàn thiện chính sách xin giấy phép nhập khẩu sao cho thông thoáng và nhanh chóng hơn nhằm tiết kiêm thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp
- Thứ hai là Chính phủ cần thay đổi hẳn nhận thức của cán bộ công chức hải quan trong toàn Ngành về hiện đại hóa hải quan. Cán bộ công chức toàn ngành, đặc biệt là ở các sân bay, cảng biển, cửa khẩu đường bộ quốc tế, các khu công nghiệp lớn, đều đã nhận thức được việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, áp dụng các phương pháp quản lý Hải quan hiện đại, đơn giản hóa và hài hòa hóa thủ tục hải quan, nghiên cứu áp dụng các chuẩn mực hải quan quốc tế…nhằm ngăn chặn việc các cán bộ Hải quan gây khó khăn, hạch sách các doanh nghiệp.
Trong hoạt động của cơ quan hải quan nên đưa một số bước vào quy trình tự động hóa. Tạo điều kiện cho hàng hóa thông quan một cách nhanh chóng và thuận lợi.
2 - Nhà nước cần có chính sách về tỷ giá hối đoái phù hợp
- Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh quốc tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng. Khi tỷ giá hối đoái tăng lên tức là đồng nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ sẽ tác động bất lợi cho các nhà nhập khẩu. Lúc này nhà nước sẽ phải có biện pháp nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Các biện pháp mà các nhà nước thường sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái đó là: chính sách chiết khấu, phá giá tiền tệ, chính sách quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Với mỗi chính sách do có đặc thù riêng và có những ưu nhược điểm riêng, cho nên mỗi giải pháp chỉ được áp dụng trong những trường hợp nhất định sao cho phù hợp. Cho nên nhà nước cần phải cân nhắc và có tính toán cẩn thận các nhân tố hiện tai cũng như xu thế phát triển trong tương lai của nền kinh tế, của thị trường tiền tệ thế giới để có thể điều chỉnh tỷ giá hối đoái một cách hợp lí nhất.
- Đối với chính sách chiết khấu: Ngân hàng trung ương thường sử dụng phương pháp này để điều chỉnh tỷ giá hối đoái bằng cách thay đổi lãi suất chiết khấu. Khi lãi suất chiết khấu tăng thì lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên lúc này nguồn vốn từ nước ngoài sẽ chảy vào thị trường vốn trong nước để thu lãi cao, điều này sẽ làm cho tỷ giá hối đoái trên thị trường sẽ giảm xuống.
Ngược lại khi ngân hàng ápdụng để tỷ giá hối đoái tăng lên bằng cách giảm lãi suất chiết khấu.
- Đối với chính sách hối đoái: Ngân hàng trung ương sẽ can thiệp trực tiếp để tác động tới tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương hay các cơ quan ngoại hối nhà nước thường sử dụng nghiệp vụ: trực tiếp mua bán ngoại tệ nhằm điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Khi tỷ giá lên cao tác động xấu đến hoạt đông kinh doanh quốc tế thì ngân hàng trung ương hay cơ quan hối đoái nhà nước sẽ tiến hành bán ngoại tệ ở trong quỹ dự trữ của mình, lúc đó lượng ngoại tệ trên thị trường tăng lên làm cho tỷ giá hối đoái giảm xuống. Và ngược lại khi tỷ giá quá thấp ngân hàng hay các cơ quan ngoại hối nhà nước sẽ tiến hành nghiệp vụ mua ngoại tệ làm cho lượng ngoại tệ trên thị trường giảm xuống làm cho giá của ngoại tệ tăng lên tức là tỷ giá hối đoái tăng lên.
3 - Nhà nước cần tăng cường hợp tác với các quốc gia và các tổ chức trên thế giới
- Hiện nay nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã chính thức bước vào sân chơi của nền kinh tế toàn cầu. Điều này có tác động không nhỏ đến các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế của Việt Nam. Nhưng như thế là chưa đủ bởi trong xu thế khu vực hóa ngày một mạnh mẽ Nhà nước phải tăng cường hơn nữa các mối quan hệ đối với các quốc gia không thuộc WTO, những nước cùng khu vực địa lí với mình như các nước thuộc khu vực Châu Á –Thái Bính Dương…Với những mối quan hệ này các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Việt Nam sẽ thuận lợi hơn trong việc xâm nhập và tìm cơ hội kinh doanh ở các thị trường mới.
4 – Chính sách về thuế
Nhà nước cần phải giảm thuế nhập khẩu bởi đây là một điều thiết yếu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay của nước ta. Khi mức thuế nhập khẩu cao thì dẫn đến tình trạng buôn lậu, trốn thuế của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ tìm mọi cách để làm sao cho mức thuế phải nộp là thấp nhất khi thuế suất quá cao như hiện nay, có cả hợp pháp lẫn phi hợp pháp. Tóm lại Nhà nước cần có biện pháp hoàn thiện hơn nữa vấn đề thuế nhập khẩu. Phải tùy tình
5 6
hình cụ thể mà thay đổi chính sách thuế cho phù hợp và để tránh việc gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Ngoài ra cơ quan thuế của Việt Nam cũng nên thường xuyên cập nhât mã hàng hoá mới và đưa ra mã thuế mới cho những hàng hoá đó, tránh tình trạng mù mờ về chủng loại hàng hoá, dẫn đến việc khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tính thuế và thường là các doanh nghiệp bị thiệt hại, đồng thời các cán bộ hải quan có dịp để tham ô, xuất hiện nhiều tiêu cực