CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG
2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN RỪNG Ở HUYỆN HÒA VANG, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý và ranh giới hành chính
Hình 1: Bản đồ hành chính huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Là một huyện ngoại thành bao bọc quanh phía Tây khu vực nội thành thành phố Đà Nẵng, huyện có toạ độ từ 15o55’ đến 16o13’ vĩ độ Bắc và 107o49’ đến 108o13’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp các huyện Nam Đông và Phú Lộc của tỉnh Thừa Thiên - Huế - Phía Nam giáp hai huyện Điện Bàn, Đại Lộc của tỉnh Quảng Nam;
- Phía Đông giáp quận Cẩm Lệ, Liên Chiểu;
- Phía Tây giáp huyện Đông Giang của tỉnh Quảng Nam.
Về tổ chức hành chính, huyện có 11 xã: Hòa Bắc, Hòa Châu, Hòa Khương, Hòa Liên, Hòa Nhơn, Hòa Ninh, Hòa Phong, Hòa Phú, Hòa Phước, Hòa Tiến.
22
Với vị trí địa lý thuận lợi nhƣ vậy, Hòa Vang có đầy đủ các điều kiện để phát triển các ngành kinh tế trong đó có lâm nghiệp. Vị trí địa lý thuận lợi là một điều kiện quan trọng để Hoà Vang khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong ngắn hạn cũng nhƣ lâu dài.
b. Địa hình
Địa hình trên địa bàn huyện cũng khá đa dạng, có thể chia thành các dạng địa hình chính sau:
* Địa hình vùng đồi núi:
Phân bố ở phía Tây, có diện tích khoảng 56.476,7 ha, bằng 79,84% tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện.
Thuộc địa phận các xã: Hòa Bắc, Hòa Liên, Hòa Ninh, Hòa Phú, có độ cao trung bình khoảng từ 400-500 m, độ dốc lớn >400 , các dãy núi nối tiếp nhau, đây là vùng có địa hình phức tạp, mức độ chia cắt mạnh, có đỉnh Bà Nà (1487m) cao nhất thuộc xã Hòa Ninh.
* Địa hình vùng trung du:
Chủ yếu là đồi núi thấp có độ cao trung bình từ 50 đến 100 m, xen kẽ là những cánh đồng hẹp, bao gồm các xã Hoà Phong, Hoà Khương, Hoà Sơn, Hoà Nhơn với diện tích 11.170 ha, chiếm 15,74 % diện tích toàn huyện. Là vùng địa hình tiếp giáp với vùng núi. Vùng này bao gồm nhiều đồi bát úp nằm đan xen, mức độ chia cắt thấp, độ dốc 10-200.
* Vùng đồng bằng:
Đồng bằng ở đây chủ yếu là đồng bằng ven sông, tổng diện tích là 3.087 ha, chiếm 4,37% diện tích tự nhiên. Đây là vùng nằm ở độ cao thấp 2-10 m, hẹp nhưng tương đối bằng phẳng, phân bố dọc 2 hệ thống sông chính: sông Túy Loan và sông Cu Đê, chạy dọc địa phận các xã Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Tiến, Hòa Châu, Hòa Phước, Hòa Liên.
Tuy nhiên, có yếu tố không thuận lợi là do địa hình thấp, khu vực này thường bị ngập lụt trong những ngày mƣa lũ lớn.
c. Đất đai
+ Đất dốc tụ: Đây là sản phẩm của quá trình bào mòn được di chuyển không xa, thường phân bố ở vùng trung du và miền núi. Phần lớn đất dốc tụ có nhiều chất hữu cơ, độ phì khá, màu sắc phụ thuộc vào đá mẹ và chất hữu cơ trong đất.
23
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: Phân bố ở vùng núi cao xã Hòa Liên. Đặc điểm là quá trình feralit và sự phân giải chất hữu cơ càng lên cao càng yếu. Đất tích lũy mùn khá, thành phần cơ giới nhẹ, tầng mỏng, lẫn nhiều đá, chiếm diện tích 392 ha.
+ Đất feralit đỏ vàng phát triển trên các loại đất khác: phân bố rải rác ở vùng đồi núi. Đặc điểm chung là có màu sắc chủ đạo là đỏ vàng đến vàng đỏ, đất chua, nghèo kiềm, khoáng vật nguyên sinh đã phân hóa triệt để.
Đất đai có nguồn gốc chủ yếu đá biến chất, đất đỏ vàng ... phát triển trên các đá mẹ nhƣ mắc- ma, gra-phit.. Địa hình đất đai của vùng này thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Địa hình đa dạng của Hoà Vang cùng với kết cấu đất vững chắc thuận lợi cho bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo cho huyện tiềm năng phát triển một nền kinh tế với thế mạnh về nông lâm nghiệp và du lịch nhƣng đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức nhƣ hạn hán, lũ lụt…
cần phải giải quyết. Cần phải có quy hoạch sử dụng đất hợp lý và phải tính đến những tác động tích cực cũng nhƣ tiêu cực của quá trình khai thác sử dụng nhằm đảm bảo trạng thái cân bằng về địa hình, bảo vệ môi trường sinh thái.d. Khí hậu
d. Khí hậu
Hoà Vang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít biến động. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mƣa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 01 đến tháng 7, thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhƣng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 25,80C cao nhất vào các tháng 6, 7, 8, với nhiệt độ trung bình 28-30°C, thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình hàng năm là 82%, cao nhất vào các tháng 10, 11 trung bình khoảng 85-87%, thấp nhất vào các tháng 6, 7 trung bình khoảng 76-77%.
Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.800 mm, mưa lớn thường tập trung vào hai tháng 10 và 11 gây lũ lụt, ngập úng cho vùng đất thấp. Tuy nhiên có những năm lƣợng mƣa thấp, nhƣ năm 2003 đạt 1.375 mm gây thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và đời sống. Các hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 2, gió mùa Đông Nam và Tây Nam vào tháng 5 đến tháng 7. Huyện thường xuyên bị chịu ảnh hưởng của bão, trung bình hàng năm có 1-2 cơn bão đi qua, hai năm thường có một cơn bão lớn.
24
Số giờ nắng bình quân hàng năm là 2.076 giờ, nhiều nhất là vào tháng 5, 6, trung bình từ 233 đến 262 giờ/tháng, lớn nhất là vào tháng 12 và tháng 1 trung bình từ 58 đến 122 giờ/tháng.
e.Thủy văn
+ Nước mặt: Hệ thống sông ngòi của Hoà Vang bao gồm các sông chính là sông Cu Đê, sông Yên, sông Túy Loan, sông Vĩnh Điện; một số sông nhỏ là sông Tây Tịnh, Qúa Giáng,.. và hệ thống nhiều ao hồ tự nhiên. Đặc tính của những con sông chảy qua Hòa Vang này là độ dốc lòng sông cao, mực nước dao động lớn, lượng nước biến động mạnh giữa mùa mưa và mùa khô. Sông Cầu Đỏ đƣợc bắt nguồn từ sông Yên và sông Túy Loan, sông Yên có thƣợng nguồn ở Đại Lộc chảy theo hướng Tây Nam-Đông Bắc đến hợp lưu với sông Túy Loan tai Bồ Bản qua địa bàn các xã Hòa Khương, Hòa Tiến.
Sông Túy Loan được bắt nguồn từ sông Lỗ Đông và sông Hội Phước thuộc địa bàn các xã Hòa Phú, Hòa Ninh.
Hệ thống sông Cu Đê: là hợp lưu giữa sông Bắc và sông Nam, chảy qua các xã Hòa Bắc, Hòa Liên.
Nhìn chung chất lượng nước các sông đều đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của địa phương, trừ sông Cẩm Lệ và sông Cu Đê bị nhiễm mặn thủy triều vào thời gian mùa khô từ tháng 5 đến tháng 6.
+ Nước ngầm: Theo đánh giá sơ bộ, Hoà Vang có trữ lượng nước ngầm lớn, mực nước ngầm cao. Trong tương lai có thể sử dụng nguồn nước ngầm phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Tại Đồng Nghệ (xã Hoà Khương) có nguồn nước khoáng nóng nhưng hiện tại chƣa đƣợc khai thác với quy mô công nghiệp.
Nhìn chung, các điều kiện khí hậu và thuỷ văn của huyện Hoà Vang có nhiều thuận lợi, song cũng có nhiều khó khăn như hạn hán, lũ lụt gây ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất, đời sống của nhân dân; gây hƣ hại các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.
f. Tài Nguyên
- Sinh vật: Tương đối đa dạng và phong phú, đặc biệt là sinh vật rừng. Hệ thực vật rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà - Núi Chúa có 793 loài thuộc 487 chi, 134 họ của 4 ngành, trong đó có 19 loài thực vật quý hiếm đƣợc ghi vào Sách đỏ Việt Nam. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà- Núi Chúa có 256 loài, trong đó lớp Thú có 61 loài thuộc 26 họ, 8 bộ; lớp Chim có 179 loài thuộc
25
46 ho, 18 bộ; lớp Bò sát có 17 loài thuộc 8 họ, 2 bộ; Trong đó có 44 loài động vật quý hiếm có trong Sách đỏ Việt Nam.
- Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản đã đƣợc phát hiện ở Hoà Vang chủ yếu là các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng, bao gồm: đá ốp lát, đá phục vụ xây dựng, đá mỹ nghệ, tập trung chủ yếu ở các xã trung du và miền núi Hòa Nhơn, Hòa Sơn, Hòa Ninh và Hòa Phú. Các mỏ cát xây dựng ở dọc sông Cẩm Lệ, Tuý Loan, Quá Giáng. Đất sét với trữ lƣợng lớn để sản xuất gạch ngói có ở hầu hết các xã đồng bằng và trung du. Ngoài ra, đã phát hiện quặng Volfram ở Nà Hoa (Hoà Ninh), quặng thiếc ở Đồng Nghệ (Hoà Khương) nhưng trữ lượng không lớn.
- Nước: Trữ lượng nước ngọt lớn trên các sông Yên, sông Túy Loan, sông Cu Đê... là nguồn cung cấp nước chính cho các nhà máy nước của tp Đà Nẵng và một phần cho huyện Hoà Vang.
Trữ năng thuỷ điện của các sông trên địa bàn huyện hiện đang đƣợc Công ty Cổ phần thuỷ điện GERUCO Sông Côn khảo sát nghiên cứu. Trước mắt Công ty này đang triển khai đầu tư cụm dự án thuỷ điện sông Hương – Luông Đông tại xã Hoà Phú với tổng công suất dự kiến 4.300 KW (tổng vốn đầu tƣ khoảng 67 tỷ đồng) và cụm dự án thuỷ điện sông Nam- sông Bắc tại xã Hoà Bắc với tổng công suất dự kiến 12 MW (tổng vốn đầu tƣ khoảng 877 tỷ đồng).
- Tài nguyên du lịch:
Huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch đa dạng: du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng ở khu vực Bà Nà-Núi Chúa, Đồng Nghệ, Ngầm Đôi (Hoà Phú), du lịch trên sông (dọc sông Cu Đê), du lịch đồng quê, vườn đồi (thuận lợi cho khách từ tp Đà Nẵng đi nghỉ cuối tuần). Nhiều hồ, đầm tự nhiên nhƣ Bàu An Ngãi Tây, Bàu Nghè ở Hòa Sơn có thể cải tạo thành các công viên du lịch mặt nước. Nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khách sạn, nhà hàng, điểm vui chơi giải trí, phương tiện vận chuyển ... được đầu tư xây dựng tốt sẽ thu hút rất nhiều khách du lịch đến và sẽ tạo nên thu nhập rất lớn cho huyện và cả tp Đà Nẵng.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của huyện tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho sự pháy triển của rừng hay ngành lâm nghiệp. Nguồn tài nguyên Hòa Vang khá là đa dạng và phong phú, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển rừng cũng nhƣ phát triển. Có tài nguyên đất phong phú nhiều chủng loại thích cho nhiều loại cây, nguồn nước dồi dào cũng có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho việc phát triển rừng, cung cấp lượng nước cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rừng, tạo ra sự đa dạng, phong phú của thực vật rừng. Đa số diện tích đất rừng có khoảng cách không lớn với các khu dân cƣ, nên khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra đối với rừng nhƣ cháy rừng, khai
26
thác rừng trái phép…dễ dàng được các cơ quan chức năng hay người dân phát hiện và xử lý kịp thời.
Ngoài ra điều kiện tự nhiên của huyện cũng gây ra nhiều khó khăn: Thành phố Đà Nẵng, trong đó có huyện Hòa Vang là một trong các tỉnh, thành phố của miền Trung. Vào mùa mƣa bão thì thường xuyên gánh chịu những cơn bão đổ bộ vào đất liền. Vào mùa hè, huyện Hòa Vang cũng phải đối mặt với những đợt nắng nóng cao độ và kéo dài, dễ dàng tạo điều kiện cho những cơn cháy rừng bùng phát. Cháy rừng không những gây thiệt hại cho thực vật, động vật trong rừng mà còn gây ô nhiễm môi trường xung quanh.