Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và phục hồi rừng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng phát triển rừng ở huyện hòa vang – tp đà nẵng và đề xuất một số giải pháp (Trang 42 - 45)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HÒA VANG

2.3. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN RỪNG HUYỆN HÒA VANG

2.3.2. Công tác trồng rừng, khoanh nuôi và phục hồi rừng

a. Trồng mới và trồng lại rừng

Trồng rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với huyện Hòa Vang. Là huyện có diện tích rừng lớn nhất thành phố Đà Nẵng nên việc trồng rừng và bảo vệ rừng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không những duy trì không khí trong lành trong thiên nhiên,cải thiện môi trường mà còn là chỗ ở của nhiều loài động vật quí hiếm, giảm thiểu thiên tai nhƣ lũ, lụt….

Từ khi tái lập đến hết năm 2010 tp Đà Nẵng đã trồng mới 5.720 ha rừng, bình quân 440ha/năm và mỗi năm trồng khoảng 95 ngàn cây phân tán tương đương với 63 ha rừng tập trung. Với sự thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng (1998-2010) toàn thành phố đã trồng mới đƣợc 3.567 ha nâng cao tỷ lệ che phủ rừng trên địa bàn thành phố, tập trung nhiều nhất và quan trọng là rừng huyện Hòa Vang.

Cơ cấu cây trồng chuyển đổi rõ rệt, khoảng 70% diện tích trồng rừng mới là cây keo lai, diện tích trồng thông và một số cây ở một số xã trên địa bàn huyện Hòa Vang chiếm khoảng 30%.

Bảng 2.12: Bảng thể hiện diện tích trồng mới và trồng lại giai đoạn từ 2011-2020 ĐV: Ha

Giai đoạn Hạng mục Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

2011-2015

Trồng mới 530 80 500

Trồng lại 320 680 5.520

43 2016-2020

Trồng mới 635 200 167

Trồng lại 0 250 4790

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang

Diện tích rừng trồng mới và trồng lại giai đoạn 2011-2015: Trồng mới đối với rừng đặc dụng là 530 ha và trồng lại là 320 ha, đối rừng phòng hộ trồng mới là 80 ha, trồng lại là 680 ha, đối với rừng sản xuất thì trồng mới là 500 ha, trồng lại là 5520 ha. Và chỉ tiêu sắp tới của huyện trong giai đoạn 2016-2020 là: Đối với rừng đặc dụng, trồng mới là 635 ha tăng 105 ha so với giai đoạn 2011-2015, trồng lại là 0 ha. Nhƣ vậy chỉ tiêu sắp tới của huyện là không có diện tích đất rừng đặc dụng nào bị mất rừng. Đối với rừng phòng hộ giai đoạn 2016-2020 huyện định hướng sẽ trồng mới là 200 ha, tăng 120 ha so với giai đoạn 2011-2016, trồng lại là 250 ha, giảm so với giai đoạn trước 430 ha. Đối với rừng sản xuất giai đoạn 2016-2020 huyện định hướng sẽ trồng mới 167 ha, giảm so với giai đoạn trước 333 ha, trồng lại 4790 ha, giảm 730 ha.

b. Khoanh nuôi, phục hồi rừng

Để duy trì và phát triển đƣợc vốn rừng có hiệu quả trong khi vốn đầu tƣ ít, ngành lâm nghiệp đã chọn giải pháp phục hồi rừng bằng khoanh nuôi tái sinh. Đây là giải pháp quan trọng nhằm phục hồi rừng trên những diện tích có rừng tự nhiên và diện tích đất rừng sau khai thác có cây tái sinh mục đích phục hồi. Trong quá trình thực hiện đã sử dụng 2 phương thức khoanh nuôi tái sinh rừng là khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên và khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.

Với sự thực hiện chương trình trồng 5 triệu ha rừng (1998-2010) của thành phố thì tính đến năm 2012 khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên ở huyện Hòa Vang đạt 740 ha, khoanh nuôi trồng bổ sung 336 ha, nuôi dƣỡng rừng 60 ha, góp phần nâng độ che phủ rừng trên địa bàn thành phố.

- Khoanh nuôi trồng bổ sung ở Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa với diện tích tổng cộng 500 ha.

- Khoanh nuôi tự nhiên ở Khu BTTN Bà Nà-Núi Chúa với tổng diện tích 1500 ha.

Bảng 2.13: Bảng thể hiện diện tích khoanh nuôi giai đoạn 2011-2020 ĐV: Ha

Giai đoạn Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất

2011-2015 1.000 500 0

2016-2020 1.100 100 0

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Hòa Vang

44

Từ bảng 2.13 cho thấy giai đoạn 2011-2020 diện tích khoanh nuôi đối với rừng đặc dụng là 1000 ha, rừng phòng hộ là 500 ha và rừng sản xuất là 0 ha.Trong giai đoạn 2016-2020 huyện định hướng sẽ khoanh nuôi 1100 ha đối với rừng đặc dụng, tăng 100 ha, rừng phòng hộ là 100 ha, giảm 400 ha và rừng sản xuất là 0 ha.

Trong công tác khoanh nuôi xúc tiến rừng của huyện đã đạt nhiều hiệu quả cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số diện tích khoanh nuôi tái sinh không thành rừng, đặc biệt là khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng có trồng cây bổ sung và đối tƣợng rừng khoanh nuôi tái sinh trên đất quy hoạch rừng sản xuất. Nguyên nhân là do chọn đối tƣợng khoanh nuôi tái sinh rừng chƣa đƣợc đảm bảo theo yêu cầu quy định, suất đầu tƣ hỗ trợ cho khoanh nuôi tái sinh rừng thấp nên chƣa khuyến khích đƣợc chủ rừng nhiệt tình tham gia, không xây dựng đƣợc quy chế bảo vệ rừng thôn, bản hoặc thực hiện quy chế không nghiêm dẫn đến không thành rừng. Đời sống của nhân dân miền núi sinh sống trong rừng, gần rừng còn nhiều khó khăn nên vẫn sảy ra tình trạng khai thác gỗ, củi làm nguồn kiếm sống. Mặt khác, ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, cháy rừng làm cho rừng tre, nứa bị khuy gây chết hàng loạt cũng là nguyên nhân không nhỏ làm ảnh hưởng tới khả năng thành rừng của một số diện tích khoanh nuôi tái sinh rừng.

c. Tình hình giao, cho thuê liên doanh liên kết rừng

Tổng diện tích rừng sản xuất huyện Hòa Vang là 14.748,1ha trong đó đó rừng sản xuất có rừng tự nhiên, một số diện tích được giao khoán quản lý và trồng mới theo chương trình dự án 327,661 còn lại đƣợc giao cho UBND các xã quản lý theo Quyết định 245/TTg ngày 21/12/1998 của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Các khu vực rừng này có vai trò phòng hộ cục bộ cho từng địa phương và đã được UBND các xã xây dựng quy ƣớc bảo vệ và phát triển rừng đến cộng đồng khu dân cƣ các thôn có rừng theo thông tư số: 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ƣớc bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ nhằm thực hiện việc giám sát ngăn chặn chặt phá, cấm đốt rừng, cấm săn bắn đồng thời phát triển trồng mới các loại cây bản địa, keo mọc nhanh vừa hạn chế xói mòn kết hợp sản xuất nông lâm ổn định đời sống nhân dân tại địa phương.

Bên cạnh đó rừng sản xuất có rừng tự nhiên, một số diện tích đƣợc giao khoán quản lý và trồng mới theo chương trình dự án 327,661 còn lại được giao cho UBND các xã quản lý theo Quyết định 245/TTg ngày 21/12/1998 của thủ tướng chính phủ về thực hiện trách nhiệm quản lý

45

nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp. Các khu vực rừng này có vai trò phòng hộ cục bộ cho từng địa phương và đã được UBND các xã xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng đến cộng đồng khu dân cƣ các thôn có rừng theo thông tƣ số: 70/2007/TT-BNN ngày 01/8/2007 của Bộ NN & PTNT về hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện quy ước bảo vệ rừng và phát triển rừng trong cộng đồng dân cƣ nhằm thực hiện việc giám sát ngăn chặn chặt phá, cấm đốt rừng, cấm săn bắn đồng thời phát triển trồng mới các loại cây bản địa, keo mọc nhanh vừa hạn chế xói mòn kết hợp sản xuất nông lâm ổn định đời sống nhân dân tại địa phương.

Bảng 2.14 : Bảng thể hiện diện tích giao rừng giai đoạn 2006-2011 ĐV : Ha

Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Giao rừng, đất lâm

nghiệp 520,7 165,6 226,5 140,2 13,7 5,84

(Nguồn : chi cục thống kê huyện Hòa Vang)

Để phát huy được hiệu quả KT-XH và môi trường của đối tượng rừng này, một số giải pháp kỹ thuật cần tác động là: Tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lƣợng rừng sau khoanh nuôi tái sinh. Diện tích khoanh nuôi tái sinh không thành rừng chuyển sang trồng rừng, diện tích thành rừng tiếp tục bảo vệ nuôi dưỡng để đạt mục tiêu KTXH và môi trường. Hoàn thiện quy chế quản lý bảo vệ rừng thôn, bản. Tuyên truyền Luật bảo vệ và phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật tới đại bộ phận người dân trong vùng. Củng cố lực lượng bảo vệ rừng cấp thôn, bản để hỗ trợ chủ rừng bảo vệ rừng theo hướng tự quản, có sự đóng góp kinh phí của chủ rừng. Xây dựng, sửa chữa bảng nội qui, biển cấm, chòi canh, tu sửa đường băng cản lửa...Hoàn thiện chính sách, cơ chế hưởng lợi cho chủ rừng khi đến kỳ khai thác rừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hiện trạng phát triển rừng ở huyện hòa vang – tp đà nẵng và đề xuất một số giải pháp (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)