CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ RỪNG Ở HUYỆN HÒA VANG
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN RỪNG TẠI HUYỆN HÒA VANG
3.2.1. Giải pháp về đất đai
- Đẩy nhanh tiến độ quy hoạch các loại rừng trên bản đồ và xác định ranh giới trên thực địa.
- Tập trung hoàn thành giao đất, giao rừng.
- Tích tụ đất lâm nghiệp.
3.2.2. Giải pháp về thị trường
- Từ nay đến năm 2015 sản phẩm lâm nghiệp đã qua chế biến, thị trường tiêu thụ chủ yếu là đảm bảo cung cấp 50% thị trường trong nước và 50% cho thị trường nước ngoài.
- Nhà nước tạo điều kiện cho thành phố xây dựng chứng chỉ rừng theo FSC tại công ty lâm nghiệp trong cơ chế hội nhập quốc tế sẽ đảm bảo tiêu thụ gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở tất cả các nước hội nhập WTO một cách dễ dàng.
3.2.3. Giải pháp về khoa học công nghệ, đào tạo và khuyến lâm - Công tác giống:
+ Tập trung chỉ đạo việc nghiên cứu tuyển chọn giống phục vụ cho công tác trồng rừng, chú ý các giống bản địa.
+ Tăng cường quản lý chất lượng về giống, song song với việc nghiên cứu giống mới, giống tốt.
+ Tiếp thu và ứng dụng những thành tựu về chọn và lai tạo giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện. Xây dựng thêm các vườm ươm đảm bảo chất lượng.
- Cơ cấu cây trồng và kỹ thuật thâm canh:
+ Chọn cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh gây trồng.
+ Tăng cường tuyên truyền về công tác giống.
- Công tác khuyến lâm: nâng cao chất lượng mạng lưới khuyến lâm, dịch vụ lâm nghiệp.
3.2.4. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
- Xây dựng đường băng cản lửa, hệ thống biển báo, trang thiết bị.
- Xây dựng hệ thống bể nước phòng cháy chữa cháy nơi xa nguồn nước.
- Xây dựng nhà làm việc và trạm quản lý bảo vệ rừng.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, sửa chữa hệ thống đường vận chuyển lâm nghiệp.
55
3.2.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường trách nhiệm của các tổ chức trong hoạt động về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao
a Kiện toàn hệ thống tổ chức
Kiện toàn hệ thống tổ chức các cơ quan, tổ chức của Nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên toàn tỉnh theo hướng thống nhất, tinh gọn, đồng bộ, hoạt động có hiệu quả; đội ngũ cán bộ phải được phân loại, sắp xếp lại, lựa chọn những người tinh thông, tận tụy với công việc được giao để đảm trách các vị trí chủ chốt; kiên quyết đƣa ra khỏi ngành những cán bộ thoái hóa, biến chất, bảo kê, thông đồng cho lâm tặc khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản trái phép.
b. Tăng cường trách nhiệm của các tổ chức
Chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình theo đúng quy định tại Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, đồng thời thực hiện tốt các quy định khác của pháp luật. Các tổ chức, đơn vị tăng cường chỉ đạo đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao
3.2.6. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý bảo vệ và phát triển rừng
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.
3.2.7. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Ƣu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật và cán bộ quản lý lâm nghiệp, lao động có tay nghề ở mọi miền đất nước đến làm việc lâu dài tại địa phương.
- Tăng cường đào tạo lực lượng công nhân kỹ thuật lâm nghiệp bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau.
- Sử dụng nguồn lao động dƣ thừa tại chỗ và lao động thời vụ vào sản xuất lâm nghiệp thông qua hợp đồng giao khoán quản lya bảo vệ rừng, trồng rừng và khoanh nuôi rừng.
3.2.8. Giải pháp về tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất
- Tổ chức quản lý chỉ đạo: chỉ đạo giám sát công tác trồng rừng, thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nước vào lĩnh vực lâm nghiệp.
- Tổ chức sản xuất: Xây dựng các dự án trồng rừng, lồng ghép các hoạt động sản xuất lâm nghiệp với các chương trình, dự án khác trên địa bàn huyện.
56 3.2.9. Giải pháp về vận dụng hệ thống chính sách - Chính sách thu hút vốn đầu tƣ
- Chính sách liên quan đến việc sử dụng đất, quản lý, bảo vệ sử dụng rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường, sinh thái.
- Chính sách về thuê rừng, giao rừng, khoán bảo vệ rừng.
- Các chính sách liên quan đến tài chính, thuế, lệ phí, nguồn vốn.
3.2.10. Giải pháp về vốn
- Chính sách về nguồn vốn: tận dụng các nguồn vốn từ bên ngoài, sử dụng và đầu tƣ một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cao trong việc phát triển rừng.
- Có chính sách thu hút vốn đầu tƣ từ bên ngoài.