Tổng quan về Công Ty cổ phần May Thăng Long

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần may thăng long (Trang 21 - 26)

1.1. Giới thiệu chung về công ty

Công ty may Thăng Long đợc thành lập ngày 8/5/1958 theo quyết định của bộ công nghiệp nhẹ (nay là bộ công nghiệp) trên cơ sở chủ trơng thành lập một số doanh nghiệp xuất khẩu tại Hà Nội và dựa vào hoàn cảnh thực tế của nền kinh tế lúc đó. Khi mới thành lập, công ty có tên là Xí nghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc tổng Công ty xuất nhập khẩu thực phẩm.

Việc thành lập Công ty mang ý nghĩa lịch sử to lớn, bởi vì đây là công ty may mặc xuất khẩu đầu tiên của Việt Nam, lần đầu tiên đa hàng may mặc của Việt Nam ra thị trờng nớc ngoài. Ngoài ra, Công ty ra đời cũng đã góp sức mình vào công cuộc cải tạo kinh tế thông qua việc hình thành những tổ sản xuất của hợp tác xã may mặc đi theo phơng hớng sản xuất xã hội chủ nghĩa và công nghiệp hoá. Đến ngày 4/3/1993, Bộ công nghiệp quyết định đổi tên xí nghiệp thành Công ty may Thăng Long. Đến năm 2003 công ty tiến hành cổ phần hoá

doanh nghiệp, tháng 3/2004 công ty chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần May Th¨ng Long.

Có thể chia quá trình hình thành và phát triển của Công ty thành những giai đoạn cụ thể trên cơ sở những nét đặc trng và những thành quả tiêu biểu nh sau:

- Từ năm 1958 đến năm 1965:

Đây là giai đoạn đầu của quá trình phát triển, đặc điểm của Công ty là còn phân tán, Công ty đã trang bị thêm 400 máy đạp chân.

Từ 1961 – 1965 là những năm thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, Công ty cũng chuyển địa điểm làm việc về 250 Minh Khai.

- Từ năm 1966 đến năm 1975:

Chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ảnh hởng rất nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Sau khi chiến tranh kết thúc Công ty bắt tay ngay vào ổn

định sản xuất và đổi mới công tác quản lý. Đây là thời kỳ bắt đầu bớc vào sản

T r a n g 2 2

xuất công nghiệp của Công ty, Công ty đã thay thế máy may đạp chân bằng máy may công nghiệp, ngoài ra còn trang bị thêm máy móc chuyên dùng nh: máy

đính cúc, máy cắt gọt, máy dùi dấu….. lúc này mặt bằng sản xuất đợc mở rộng, dây chuyền sản xuất đã lên tới 27 ngời, năng xuất áo sơ mi đạt 9 áo/ngời/ca.

Thời kỳ này Công ty vừa may hàng gia công cho Liên Xô cũ và một số nớc XHCN khác vừa làm nhiệm vụ phục vụ nhu cầu quốc phòng.

- Từ năm 1975 đến 1980:

Sau khi đất nớc thống nhất, Công ty bớc vào thời kỳ phát triển mới, Công ty từng bớc đổi mới trang thiết bị chuyển hớng trang thiết bị, chuyển hớng phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng gia công. Tên gọi Xí nghiệp may Thăng Long ra đời vào năm 1980, sản phẩm của Công ty đặc biệt là áo sơ mi đã xuất khẩu đi nhiều nớc, song chủ yếu là Liên Xô và các nớc Đông Âu.

- Từ năm 1980 đến năm 1990:

Đây là thời kỳ hoàng kim trong sản xuất kinh doanh của Công ty kể từ khi thành lập, trong mỗi năm Công ty sản xuất đợc 5 triệu áo sơ mi ( 3 triệu sang Liên Xô cũ, 1 triệu sang Đông Đức, còn lại sang các thị trờng khác, dây chuyền sản xuất là dây chuyền với 70 công nhân, với năng suất tăng đáng kể). Thời kỳ này, Công ty đã có bớc phát triển mạnh đặc biệt là từ khi Chính phủ hai nớc Việt Nam và Liên Xô cũ ký hiệp định ngày 19/5/1987 về hợp tác sản xuất may mặc vào các năm 1987 – 1990. Cùng với hình thức gia công theo hiệp định của Chính phủ, Công ty đã có mối quan hệ hợp tác sản xuất với một số nớc nh: Thụy

Điển, Pháp, Cộng hoà Liên Bang Đức…..và đã đợc các thị trờng này chấp nhận cả

về chất lợng cũng nh giá cả.

- Từ năm 1990 đến nay:

Đây là thời kỳ có nhiều biến đổi sâu sắc, sau khi hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chấm dứt tồn tại, thị trờng truyền thống của Công ty bị phá vỡ một mảng rất lớn. Cũng nh nhiều xí nghiệp may khác, xí nghiệp may Thăng Long lúc đó gặp rất nhiều khó khăn trong buổi đầu tiên khi nền kinh tế của đất nớc chuyển sang cơ chế thị trờng. Để tồn tại và phát triển, Công ty phải chuyển hớng sản xuất và tìm kiếm thị trờng mới, cho đến nay, là thành viên của Tông công ty may Việt Nam (VINATEX), Công ty đã trở thành một trong những doanh nghiệp đầu đàn của ngành may mặc Việt Nam. Công ty đã có hơn 3000 ngời lao động, năng xuất lao động đạt trên 5 triệu sản phẩm/ năm. Sản phẩm của Công ty đã có uy tín trên thị trờng nhiều nớc nh: Mỹ, Nhật Bản, EU…..

Cơ cấu tổ chức của công ty:

T r a n Tổng giám đốc

Phó tổng giám

đốc điều hành kü thuËt

Phòng kÕ hoạch thị tr

êng

Phòng kÕ toán tài vụ

V¨n phòng Phó tổng giám

đốc điều hành sản xuất

Phó tổng giám

đốc điều hành néi chÝnh

Phòng chuÈn bị sản xuÊt Phòng

kü thuËt chÊt l

ợng

Tên đơn vị: Công ty cổ phần May Thăng Long

Tên giao dịch: Thăng Long Garment Joint Stoct Company(Thaloga JS) Trụ sở chính: 250 Minh K

hai-Hai Bà Trng-Hà Nội

Loại hình doanh nghiệp: Tổng công ty dệt may Việt Nam Ngành nghề kinh doanh: May mặc – Gia công may mặc Số điện thoại: 8623372 Fax: 84.4623374

Hiện nay cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị Công ty may Thăng Long gồm cã:

- Một tổng giám đốc.

- Ba phó tổng giám đốc.

- Hệ thống các phòng ban và các xí nghiệp sản xuất.

Cơ cấu này đợc thể hiện thông qua sơ đồ sau:

T r a n g 2 4

XÝ nghiệp 1

XÝ nghiệp 2

XÝ nghiệp 3

Xí nghiệp may Nam

Hải

XÝ nghiệp

khác

Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty cổ phần May Thăng Long.

* Tổng giám đốc: Là ngời đứng đầu bộ máy công ty, thay mặt công ty chịu trách nhiệm trớc Nhà nớc về toàn bộ hoạt động của công ty mình, đồng thời lãnh đạo công ty từ bộ máy quản trị cho tới các phòng ban chức năng. Trớc đây, Tổng giám đốc Công ty may Thăng Long là kỹ s Lê Văn Hồng, đồng thời là Bí th Đảng uỷ của công ty. Tháng 4/2004, từ khi chuyển đổi sang hình thức Công ty cổ phần thì Tổng giám đốc của Công ty là đồng chí Khuất Duy Thành.

*Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật: có chức năng tham mu, giúp việc cho Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành kỹ thuật chịu trách nhiệm trớc Tổng giám đốc về việc thiết lập mối quan hệ bạn hàng, các cơ quan quản lý hoạt

động xuất nhập khẩu, tổ chức nghiên cứu mẫu hàng và các loại máy móc kỹ thuật, triển khai các nghiệp vụ xuất nhập khẩu nh: tham mu ký kết các hợp đồng gia công, xin giấy phép xuất nhập khẩu, tiếp nhận phụ liệu, mở tờ khai hải quan, giao hàng cho khách…..

*Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất: có chức năng tham mu, giúp việc cho tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành sản xuất chịu trách nhiệm trớc Tổng giám đốc về việc thiết lập và báo cáo tài chính tình hình sản xuất kinh doanh của công ty.

*Phó tổng giám đốc điều hành nội chính: có chức năng tham mu, giúp việc cho Tổng giám đốc. Phó tổng giám đốc điều hành nội chính chịu trách nhiệm trớc Tổng giám đốc về sắp xếp các công việc của công ty, có nhiệm vụ trực tiếp điều hành công tác lao động, tiền lơng, y tế, tuyển dụng lao động, đào tạo cán bộ, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên.

*Phòng kỹ thuật chất lợng: là bộ phận tham mu cho phó tổng giám đốc

điều hành kỹ thuật về kế hoạch và chiến lợc kinh doanh. Phòng kỹ thuật chất l- ợng thực hiện các công việc nh: nghiên cứu thị trờng, may các mẫu chào hàng, thiết kế các mẫu mã sản phẩm, lên định mức nguyên phụ liệu, kí các hợp đồng gia công, hợp đồng sản xuất, xuất nhập khẩu trực tiếp với khách hàng. Phòng này cũng đồng thời có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cho các xí nghiệp may và làm các thủ tục xuất nhập khẩu các lô hàng của công ty.

T r a n

*Phòng kế hoạch thị trờng: có chức năng tham mu cho Phó tổng giám đốc

điều hành sản xuất của công ty, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Phòng này có tác dụng nắm vững các yếu tố vật t, năng lực của thiết bị, năng suất lao động, lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh và tiến hành điều độ sản xuất cho linh hoạt và kịp thời, phối hợp các đơn vị, các nguồn lực trong công ty có hiệu quả nhất.

*Phòng kế toán tài vụ: có chức năng chuẩn bị và quản lý nguồn tài chính phục vụ cho sản xuất kinh doanh và các khoản lơng cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Phòng kế toán tài vụ quản lý và cung cấp các thông tin kinh tế về kết quả sản xuất kinh doanh, về tài sản của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, từng năm kế hoạch. Phòng cũng có nhiệm vụ hoạch toán chi phí, tính giá thành từng sản phẩm, thực hiện chế độ kế toán hiện hành của Nhà nớc.

*Văn phòng công ty: có nhiệm vụ chức năng tham mu cho giám đốc nội chính về tổ chức nhân sự, có nhiệm vụ tuyển dụng lao động, bố trí lao động, bố trí đào tạo cán bộ công nhân viên, thực hiện các công tác tiền lơng, bảo hiểm xã

hội cho công nhân viên. Văn phòng đang rất chú ý công tác quản lý lao động,

đặc biệt chủ yếu quản lý chặt chẽ định mức lao động từng công nhân.

*Phòng chuẩn bị sản xuất: có nhiệm vụ quản lý và cấp phát nguyên vật liệu về công ty. Phòng chuẩn bị sản xuất quản lý và bảo quản các thành phẩm do các xí nghiệp sản xuất ra và chờ thời gian giao cho khách hàng.

*Các xí nghiệp may trong công ty: Từ khi xí nghiệp may Thăng Long đổi tên thành Công ty may Thăng Long, 5 phân xởng của công ty đợc đầu t và nâng cấp trở thành 5 xí nghiệp sản xuất, rồi đợc tăng thành 6 xí nghiệp , hiện nay 6 xí nghiệp này đã đợc gộp lại thành 3 xí nghiệp. Các xí nghiệp đợc trang bị máy may hiện đại và theo quy trình công nghệ khép kín, thống nhất, đảm bảo từ khâu

đầu tiên đến khâu cuối cùng của quá trình sản xuất sản phẩm. Các xí nghiệp may thực hiện quá trình sản xuất hàng may mặc bao gồm các công đoạn: cắt, may, là,

đóng gói sản phẩm.

*Mạng lới đại lý và các cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty: Tại đây công ty giới thiệu và bán các sản phẩm may mặc phục vụ nhu cầu trong nớc: áo jacket các loại, áo sơ mi, quần áo Jean nữ, quần áo trẻ em…...Cũng tại đây công ty giới thiệu và bán nhiều hàng tiêu chuẩn xuất khẩu cho ngời tiêu dùng.

*Chi nhánh và cơ sở khác: Ngoài các bộ phận các xí nghiệp tập trung tại Công ty ở đờng Minh Khai (Hà Nội), Công ty may Thăng Long còn có 2 chi nhánh ở Nam Định và Hải Phòng.

T r a n g 2 6

Chi nhánh ở Nam Định đó là xí nghiệp may Nam Hải có khoảng 247 lao

động.

Chi nhánh ở Hải Phòng với 1 xởng may khoảng 154 lao động, ngoài ra ở

đây còn có 1 văn phòng đại diện và khu kho bãi kinh doanh các hoạt động kho ngoại quan.

*Ngoài ra Công ty còn có các bộ phận phục vụ cho quá trình sản xuất: có nhiệm vụ chuẩn bị các điều kiện về máy móc thiết bị và phụ tùng thay thế cho sản xuất, cung cấp năng lợng điện nớc, xây dựng kế hoạch dự phòng thiết bị, chi tiÕt thay thÕ…...

1.2. Những đặc điểm Kinh tế Kỹ thuật chủ yếu ảnh h ởng

đến sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phÇn May Th¨ng Long.

1.2.1. Về thị trờng tiêu thụ của Công ty.

Từ năm 1990 trở về trớc, Công ty sản xuất theo kế hoạch của Bộ chủ quản, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác tìm kiếm thị trờng, song Công ty đã

chủ động khai thác và mở rộng thị trờng. Với các mặt hàng chủ yếu nh: áo sơ mi,

áo măng tô, pijama, quần áo bò, quần áo dệt kim…....Công ty đã có đợc thị trờng ở nhiều khu vực, nhiều vùng khí hậu khác nhau.

Ngày nay, khi ăn mặc đợc ngời tiêu dùng đặc biệt quan tâm, việc có quyền xuất khẩu trực tiếp giúp cho Công ty có cơ hội gặp gỡ làm ăn với nhiều vùng cả

trong và ngoài nớc. Sản phẩm của Công ty đã có mặt ở hơn 40 nớc trên thế giới, trong đó có những khách hàng khó tính nh: Mỹ, Nhật, Hồng Kông, Hàn Quốc, EU…...Sản phẩm xuất khẩu của Công ty chiếm 80% tổng số sản phẩm sản xuất hàng năm, số còn lại phục vụ cho tiêu dùng các tầng lớp trung và cao cấp trong nớc. Sản phẩm của Công ty cũng đã đợc ngời tiêu dùng bình chọn là Hàng Việt Nam Chất Lợng Cao. Trong những năm tới, Công ty sẽ có kế hoạch đầu t trang thiết bị thêm và cho ra đời những sản phẩm không những để duy trì thị trờng hiện nay mà còn mở rộng, chiếm lĩnh thị trờng mới.

- Thị trờng trong nớc, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại nhiều tỉnh thành và ngày càng đợc thị trờng yêu thích. Trong những năm tới đây, Công ty sẽ cố gắng phấn đấu hơn nữa để có thể chiếm lĩnh đợc thị phần cao nhất ở Miền Bắc và gia tăng giá trị sản lợng tiêu thụ ở thị trờng Miền Trung, Miền Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm ở công ty cổ phần may thăng long (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w