Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn doanh nghiệp (Trang 62 - 67)

3.2 Cách tiếp cận mô hình

3.2.3 Tài chính và vai trò của tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp

3.2.4.4 Hiệu quả sản xuất kinh doanh

Theo loại hình doanh nghiệp, khu vực DNNN đã có sự cải thiện đáng kể trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD). Theo số liệu thống kê trong 3 năm 2002, 2003, 2004 cho thấy, số doanh nghiệp có lãi tuy giảm (theo thứ tự từng năm là 4.449, 3.847, 3.727 doanh nghiệp), song tổng mức lãi tăng lên (tương ứng là 29.130; 30.956; 43.920 tỷ đồng), và tương ứng lãi bình quân trên 1 doanh nghiệp tăng lên (6.548, 8.047, 11.784 triệu đồng, gấp xấp xỉ 6 lần so với lãi bình quân chung). Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận trên vốn SXKD và trên doanh thu tăng lên và gần tới mức chung của cả khối doanh nghiệp. Về phía DNNN lỗ trong kinh doanh, tuy số lượng doanh nghiệp lỗ giảm, nhưng tổng mức lỗ lại tăng lên (chiếm 33,8%

Tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

2002 2003 2004

%

DNNN DN ngoà các DN nhi NN FDI

trong tổng mức lỗ) và lỗ bình quân của 1 doanh nghiệp lại rất cao so với mức bình quân chung (gấp 10,4 lần). Mức lỗ so với tổng lãi ở khu vực này nhìn chung thấp hơn so với mức bình quân chung (bằng 10,9% so với 15%, 9% so 12,2%, 12,8% so 13,72%).

Hình 4: Lãi và lỗ theo thành phần kinh tế

Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài Nhà nước, mặc dù số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có lãi chiếm đến 91,4% trong tổng số doanh nghiệp có lãi chung của cả nước, nhưng tổng mức lãi không nhiều, chỉ có 12.752 tỷ đồng, chiếm 10,5% tổng mức lãi chung, lãi bình quân của 1 doanh nghiệp rất nhỏ. Mức lỗ bình quân ở khu vực này nhỏ (chỉ - 229 triệu đồng so với – 735 triệu đồng của mức chung, năm 2004), song vì số lượng doanh nghiệp thua lỗ ở khu vực này cũng chiếm đa số (chiếm 90,23%) nên tổng mức lỗ của khối doanh nghiệp này cũng lên tới mức không hề nhỏ (- 4.703 tỷ đồng năm 2004, chiếm 28,2% tổng lỗ chung).

Điều đáng xem xét ở khu vực này là tỷ trọng lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu liên tục giảm trong những năm 2002, 2003 và 2004, trong đó, lợi nhuận trên vốn tương ứng trong 3 năm là 2,311, 2,146, 1,624, lợi nhuận trên doanh thu là 1,504, 1,492 và 1,250. Tổng lỗ so với lãi là rất lớn và tăng đột ngột vào năm gần đây (bằng 21,9%, 20,67%, 36,88%). Trong các loại hình doanh nghiệp trong khu vực này, hoạt động kém hiệu quả nhất là các công ty hợp danh, kinh doanh không hề có lãi

Tỷ lệ tổng lỗ so tổng lãi

0 5 10 15 20 25 30 35 40

DNNN DN ngoài NN FDI

2002 2003 2004

mà chỉ phát sinh lỗ. Dù rằng số lượng các công ty loại này không nhiều, mức lỗ rất nhỏ (5 tỷ đồng) không ảnh hưởng nhiều đến bức tranh chung của các doanh nghiệp Việt Nam, song đó là dấu hiệu để cần xem xét đến sự duy trì, cải tổ trong các công ty thuộc loại hình doanh nghiệp này. Các công ty TNHH tư nhân, với số lượng chiếm đa số (gần 50% trong tổng số doanh nghiệp thuộc khu vực này), cũng đã có những bước tiến đáng kể trong hiệu quả kinh doanh, đóng góp 42% trong tổng lãi của khu vực, song vẫn rơi vào tình trạng gia tăng số doanh nghiệp kinh doanh lỗ, tổng lỗ tăng và mức lỗ trung bình cũng tăng lên, tổng lỗ so với lãi bằng 58,57%

trong năm 2004. Điều đáng nói là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu của khu vực này thấp, chỉ cao hơn khu vực công ty hợp danh và có xu hướng liên tục giảm trong các năm. Điểm sáng trong khu vực ngoài quốc doanh là hoạt động của các công ty cổ phần có vốn nhà nước liên tục được cải thiện trong các năm. Tổng lãi liên tục tăng, tổng lỗ không nhiều, so với lãi chỉ chiếm 2% trong năm 2004. Đặc biệt, đây là khối doanh nghiệp có tỷ lệ lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu đạt cao nhất trong toàn khu vực ngoài quốc doanh, xấp xỉ mức bình quân chung (đạt 3,263 và 4,572 trong năm 2004)

Hiệu quả nhất trong toàn bộ khối doanh nghiệp là khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài.

Tuy chỉ chiếm 2,54% số doanh nghiệp có lãi chung, nhưng tổng lãi chiếm đến 53,4% lãi toàn khối. Tuy vẫn tồn tại và có xu hướng gia tăng những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, song tỷ lệ tổng lỗ đó so với lãi chiếm rất nhỏ, chỉ bằng 9,77%. Điều ấn tượng ở khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đó chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu rất cao và liên tục tăng theo các năm, gấp khoảng 3 lần so với mức chung, tỷ suất lợi nhuận trên vốn là 25,101% và trên doanh thu là 26,807%; tỷ lệ nộp ngân sách so với doanh thu cao nhất trong cả nước (16,53%), trong đó khu vực liên doanh với nước ngoài đạt 27,87%; tỷ lệ lỗ so với lãi chỉ chiếm 2,38% .

Hình 5: Lãi và lỗ theo ngành SXKD

Đánh giá theo các ngành SXKD chính, ngành nông nghiệp được sự chú trọng đầu tư của nhà nước cũng như sự vươn lên của các doanh nghiệp trong ngành nên hoạt động SXKD của ngành này ngày càng hiệu quả hơn và đạt được những kết quả ấn tượng. Lãi trung bình 1 doanh nghiệp đạt 6.350 triệu đồng, gấp 3,2 lần mức trung bình chung; tỷ lệ lỗ so với lãi chỉ chiếm 6,72%; tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 6,944;

trên doanh thu đạt 18,297.

Đứng thứ 2 về hiệu quả SXKD đánh giá theo tỷ suất lợi nhuận thuộc về ngành bưu chính - viễn thông, tỷ suất lợi nhuận trên vốn đạt 23,651; trên doanh thu đạt 39,9 trong năm 2004. Tỷ lệ lỗ so với lãi của ngành này cũng vô cùng nhỏ, chỉ chiếm 0,15%. Bên cạnh đó, không thể không kể đến đóng góp ngày càng tích cực của doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính, tín dụng – ngành tuy chỉ chiếm 6,7%

tổng lãi, nhưng lãi trung bình cao gấp 4,1 mức chung, doanh nghiệp kinh doanh lãi chiếm 90,7% tổng số doanh nghiệp; tỷ lệ lỗ so với lãi chỉ chiếm 1,08% và đạt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là 9,316 theo số liệu năm 2004, song có một điều đặc biệt ở ngành này đó là tỷ suất lợi nhuận trên vốn rất thấp chỉ đạt 1,114, thấp hơn rất nhiều so với mức chung.

Ngành công nghiệp khai thác mỏ dựa vào lợi thế khai thác tài nguyên thiên

Tỷ lệ tổng lỗ so tổng lãi

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nông nghiệp

Công nghiệp chế biến

Xây dựng

T hương nghiệp

Bưu chính,

viễn thông

T ài chính, tín dụng

2002 2003 2004

nhiên sẵn có nên hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt cao nhất so với tất cả các ngành.

Ngành công nghiệp chế biến, tuy số lượng doanh nghiệp chiếm rất lớn, tính theo doanh nghiệp kinh doanh lãi cũng chiếm đến 21,78% trên tổng số, tổng lãi chiếm 25,6%, nhưng tỷ lệ lỗ so với lãi lại chiếm khá cao khoảng 24%, dù tỷ lệ này đã giảm theo các năm. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu cũng không cao, chưa vượt qua mức trung bình chung. Tình trạng còn xảy ra trầm trọng hơn với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng và thương nghiệp – các ngành có tốc độ tăng cao về số lượng trong những năm qua. Tuy tổng lãi cũng khá cao nhưng tỷ lệ lỗ so với tổng lãi chiếm rất lớn, 32,2% đối với ngành xây dựng và 73,4% đối với ngành thương nghiệp trong năm 2004. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và doanh thu thì rất thấp, đối với ngành xây dựng là 1,157 và 1,867; đối với ngành thương nghiệp là 0,788 và 0,271 cũng theo số liệu năm 2004. Kết quả cảnh báo cho các doanh nghiệp và cả về phía Nhà nước trong việc đầu tư, hỗ trợ cho các khu vực doanh nghiệp này cần chú trọng hơn nữa đến các yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.

Nhìn chung, đã có sự thay đổi và phát triển theo chiều hướng tích cực, khả quan về tiềm lực tài chính của các khu vực doanh nghiệp.

- Đối với khu vực DNNN, thành quả của quá trình đổi mới, sắp xếp lại DNNN, bức tranh toàn cảnh của khối này đã khởi sắc. Giảm mạnh số lượng các DNNN có quy mô vốn nhỏ, chuyển sang hình thức công ty cổ phần có vốn nhà nước, đồng thời tăng số lượng các doanh nghiệp có quy mô vốn lớn, dưới hình thức tập đoàn kinh doanh, do vậy, tiềm lực về tài chính của doanh nghiệp trong khu vực này ngày càng cải thiện đáng kể. Một điều đáng lưu ý rằng tuy nguồn vốn của khối DNNN chiếm tỷ trọng cao nhất trong toàn khối, nhưng trong cơ cấu nguồn vốn thì khối này khả năng độc lập về tài chính hạn chế hơn cả, tỷ lệ vốn vay chiếm rất cao. Xét về hiệu quả kinh doanh, khối DNNN ngày càng kinh doanh có hiệu quả hơn, lợi nhuận ngày càng tăng cao, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu liên tục tăng.

- Đối với khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tăng nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp ngoài Nhà nước, đặc biệt ở khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (vốn dưới 10 tỷ đồng). Đồng thời, tốc độ tăng của loại hình doanh nghiệp có quy mô vốn lớn có xu hướng tăng lên, trong đó phải kể đến sự vươn lên của doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH tư nhân, công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Trong

tổng nguồn vốn, khu vực này chiếm tỷ trọng thấp nhất, song có thể thấy sự khả quan trong phát triển vốn của khối DN ngoài quốc doanh qua tốc độ gia tăng nguồn vốn rất cao và ngày càng tăng lên. Trái ngược với xu hướng phát triển theo chiều hướng tích cực về quy mô vốn và tổng nguồn vốn, thì hiệu quả SXKD của khu vực này còn có những dấu hiệu không tốt. Tuy số lượng doanh nghiệp nhiều, song tổng lãi của khu vực này không cao và tổng lỗ chiếm cũng không nhỏ. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu rất thấp và liên tục giảm. Trong khu vực này, khả quan nhất là khối công ty cổ phần có vốn nhà nước.

- Khu vực doanh nghiệp FDI vẫn luôn giữ được sự tự chủ, ổn định và phát triển về năng lực tài chính của mình. Chủ yếu trong toàn khối này là số lượng doanh nghiệp có vốn trên 10 tỷ đồng, đặc biệt gần đây tăng mạnh doanh nghiệp có vốn lớn trên 200 tỷ trở lên và tăng chủ yếu ở doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Chiếm tỷ trọng nguồn vốn cao thứ 2 sau DNNN, nhưng lại là khối có khả năng tự chủ về vốn nhất, vốn chủ sở hữu chiếm cao trong cơ cấu nguồn vốn. Sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cũng cao nhất, tổng lãi chiếm lớn nhất, tổng lỗ rất nhỏ, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu rất cao và liên tục tăng theo các năm, trong đó hiệu quả nhất phải kể đến khu vực liên doanh với nước ngoài.

- Xét theo ngành SXKD, hiệu quả nhất hiện nay là ngành bưu chính - viễn thông, tài chính - tín dụng, nông nghiệp. Những ngành thương nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, tuy có tốc độ tăng số lượng lớn song hiệu quả SXKD lại không cao, lợi nhuận không nhiều, tỷ suất lợi nhuận trên vốn và trên doanh thu thấp.

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn doanh nghiệp (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w