Các biến giải thích trong mô hình

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn doanh nghiệp (Trang 67 - 70)

3.3.1 Cơ sở lựa chọn các biến giải thích trong mô hình 3.3.1.1Dựa trên cơ sở thực tiễn:

Hiện nay các NHTM đang xây dựng cho mình hệ thống chấm điểm & xếp hạng tín dụng đánh giá khả năng nợ xấu, hạn chế rủi ro trong cho vay.

Trong mô hình này cũng dựa trên 1 số chỉ tiêu mà các NHTM chọn làm căn cứ.

3.3.1.2 Dựa trên cơ sở lý luận:

- Về năng lực tài chính của DN

- Về các rủi ro thường gặp trong cho vay trung và dài hạn

- Về nguyên nhân gây ra nợ xấu từ phía DN vay vốn ( nguyên nhân chủ quan

của KH)

- Về điều kiện cho vay vốn trung và dài hạn của NHTM.

- Về mối quan hệ các chỉ số tài chính

- DN không chỉ tham gia 1 DAĐT mà có thể nhiều dự án khác, nhiều hoạt

động khác nên cần phải xét đến dòng tiền của toàn công ty chứ không phải chỉ là dòng tiền của DAĐT đó

- QĐ 493 của NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

- Văn bản hớng dẫn phân loại nợ tơng ứng của NHTM dùng số liệu phân loại nợ trong mô hình.

3.3.1.3 Dựa trên yêu cầu về mặt kỹ thuật

- Số lượng các biến được đưa và mô hình không được quá nhiều ( khoảng <10 biến ) do sự hạn chế về phần mềm được sử dụng.

3.3.1.4 Dựa trên giả định của mô hình.

Giả định các yếu tố khác không thay đổi, không ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của DN.; giả định PA/DAĐT khả thi, hiệu quả đáp ứng yêu cầu vay vốn của NHTM-

3.3.2 Các biến được sử dụng trong mô hình 3.3.2.1 Các biến tài chính

- hệ số khả năng trả lãi - hệ số khả năng trả nợ gốc

- hệ số: nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu - ROA

3.3.2.2 Các biến phi tài chính:

- số năm kinh nghiệm của ngời đứng đầu điều hành trong lĩnh vực hoạt động của DN

- số năm hoạt động kinh doanh của DN trong lĩnh vực vay vốn NHTM.

3.3.2.3 Giải thích ý nghĩa các biến (lý do lựa chọn các biến này)

-Hệ số khả năng trả lãi = (lợi nhuận trớc thuế & chi phí lãi vay)/ chi phí lãi vay - Hệ số khả năng trả nợ gốc = lu chuyển tiền thuần từ HĐKD / (tiền trả nợ gốc vay + tiền thuê tài chính)

Các hệ số này phản ánh trực tiếp đợc khả năng trả nợ cho NHTM, là một trong những căn cứ để NHTM phân loại nợ (thời gian quá hạn món vay) theo đúng quy

định phân loại nợ.

Hệ số nợ phải trả / nguồn vốn chủ sở hữu

Hệ số này phản ánh 1 đồng vốn hiện nay của DN đang sử dụng có mấy đồng vốn vay nợ.

Ta có thể thấy đợc mức độ độc lập hay phụ thuộc của DN đối với các chủ nợ, mức độ tự tài trợ của DN đối với HĐKD của mình.

Trong thực tế, khi xem xét 1 yêu cầu vay, các NHTM mong muốn 1 tỷ lệ vốn tự có cao ở KH. Kinh nghiệm của các NHTM cho thấy rằng những ngời vay có sự hỗ trợ của vốn tự có lớn ở đằng sau thờng có mức độ rủi ro thấp hơn, ít hơn.

- ROA:

Suất sinh lời của TS đo lờng kết quả sử dụng TS của DN để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt TS nàyđợc hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu hay vốn vay.

Hệ số này cho biết 1 đồng TS tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng vì vậy hệ số này càng cao biểu hiện việc sử dụng và quản lý TS càng hợp lý, hiệu quả.

Trong cho vay trung và dài hạn chủ yếu DN dùng để đầu t thiết bị máy móc, qua đây ta cũng có thể biết đợc hiệu quả sử dụng các tài sản vay vốn này xem có hiệu quả hay không.

- Số năm hoạt động kinh doanh của DN trong lĩnh vực vay vốn NHTM Nếu DN vay vốn càng hoạt động lâu năm trong lĩnh vực HĐKD mà DN đang vay vốn NH thì khả năng chiếm lĩnh thị trờng hay vị thế của DN đã đợc xác định, đã

có nhiều mối quan hệ làm ăn tốt với các KH, am hiểu thị trờng,… khi có căn cứ để xác địnhdo đó mức độ thành công của DAĐT cao hơn, khả năng dự báo, ứng phó với các rủi ro, thay đổi của thị trờng nhanh hơn so với DN mới thành lập hay ít năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực vay vốn

Thực tế đã chứng minh, những DN mới hoạt động trong lĩnh vực vay vốn thờng có sức cạnh tranh rất thâp, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ của thị trờng hàng hoá kinh doanh là có thể ảnh hởng lớn đến tình hình hoạt động của công ty.

- Số năm kinh nghiệm của ngời đứng đầu điều hành trong lĩnh vực hoạt

động của DN

ở đây muốn nói đến vai trò của ngời lãnh đạo trong công ty – ngời chèo lái con thuyền hay nói xa hơn là vai trò của quản trị DN. Qua phõn tớch về những nguyên nhân thất bại trong hoạt động kinh doanh của cá nhân và của các doanh nghiệp, cũng như thất bại trong hoạt động của các tổ chức kinh tế - chính trị - xã hội nhiều năm qua cho thấy nguyên nhân cơ bản vẫn là do quản trị kém hoặc yếu .Nghiên cứu các công ty kinh doanh của Mỹ trong nhiều năm, đã phát hiện ra rằng các công ty luôn thành đạt chừng nào chúng được quản trị tốt. Ngân hàng châu Mỹ đã nêu trong bản công bố Báo cáo về kinh doanh nhỏ rằng “Theo kết quả phân tích cuối cùng, hơn 90% các thất bại trong kinh doanh là do thiếu năng lực và thiếu kinh nghiệm quản trị”.

3.4 u điểm, hạn chế của mô hình ứng dụng

Một phần của tài liệu Mô hình đánh giá khả năng nợ xấu trong cho vay vốn doanh nghiệp (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(76 trang)
w