Dân cư và lao động

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 39 - 42)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

1.2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Triệu Phong

1.2.3.3. Dân cư và lao động

Dân số huyện Triệu Phong có 98.956 người (tính đến 31/12/2013). Mật độ dân số trung bình 279người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu khu vực nông thôn chiếm 96,12% tổng dân số toàn huyện (98.956 người), khu vực thành thị chiếm 4,88% dân số huyện (4.829 người). Dân số phân bố không đều ở 19 xã, thị trấn (tập trung đông nhất xã Triệu Thành 1.332 người/km2 và thấp nhất là xã Triệu Ái 42 người/km2).

Những năm gần đây được sự chỉ đạo thường xuyên của các cấp, các ban ngành trong huyện, bằng việc cụ thể hoá các Nghị quyết và Chương trình kế hoạch hàng năm, các mạng lưới truyền thông dân số ở cơ sở tiếp tục được kiện toàn, cũng cố.

Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được quan tâm; nhận thức về gia đình nhỏ ít con, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc trong nhân dân có sự chuyển biến tích cực. Mô hình làng, câu lạc bộ không sinh con thứ 3 có bước phát triển. Tỷ suất sinh còn 11,1%; Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên: 0,74%; Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm xuống còn 28,7%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng còn 17,5%.

Với việc hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và tốc độ đô thị hoá như hiện nay theo xu hướng chung của cả nước và tỉnh Quảng Trị dự báo dân số đô thị của huyện Triệu Phong sẽ tăng lên khoảng 5% vào năm 2015 và đạt khoảng từ 7% vào năm 2020. Tỷ trọng dân số nông thôn giảm dần tương ứng với hai mốc thời gian là 95%

và 93%. Tốc tăng dân số đô thị trung bình khoảng 8,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và đạt khoảng 7,51%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Điều này sẽ tác động không nhỏ tới sự hình thành và thúc đẩy phát triển các điểm, các khu dân cư tập trung, các điểm kinh tế, các khu vực công nghiệp ở thị trấn Ái Tử, từ đó dẫn đến sự thay đổi phân bố dân cư, phát triển sản xuất và tác động nhất định đến việc sử dụng đất trên địa bàn thị trấn.

- Lao động, việc làm và thu nhập:

+ Lao động, việc làm: Huyện Triệu Phong có nguồn nhân lực dồi dào đáp ứng nhu cầu lao động trên địa bàn huyện trong tương lai. Năm 2013 số người trong độ tuổi lao động 59.040 người, chiếm 59,6% dân số. Hàng năm đã giải quyết việc làm cho 1.500 - 1.800 lao động. Thị trường lao động mở rộng, xuất khẩu lao động được quan tâm, trong 5 năm qua đã có 730 lao động đi làm việc ở các nước và hàng nghìn lao động đi làm việc ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bảng1.2: Lao động công nghiệp trên địa bàn phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2003 - 2013.

(đơn vị: người) Khu vực kinh tế Năm

2002

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2010

Năm 2013 Khu vực kinh tế trong nước 1.500 1.636 1.788 1.889 1.989 2.017 2.318

Khu vực tư nhân 60 75 125 350 286 350 464 Khu vực cá thể 1.440 1.561 1.663 1.539 1.703 1667 1.918

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Triệu Phong năm 2013 Tuy nhân lực lao động dồi dào nhưng chất lượng lao động còn nhiều bất cập, đa phần lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, số lao động trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ rất thấp; trình độ của người lao động chưa cao, chủ yếu là lao động phổ thông, số lượng lao động đã qua đào tạo chiếm một tỷ trọng quá nhỏ. Vì vậy, huyện phải có chính sách, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để nguồn nhân lực trở thành một động lực thực thụ trong quá trình phát triển kinh tế.

Từ số liệu ở bảng1.2 cho thấy các hoạt động phi nông nghiệp nhất là công nghiệp ở nông thôn chưa thực sự phát triển, kết quả chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp thấp và chậm.

Để giải quyết vấn đề việc làm, bên cạnh những nhóm giải pháp lớn của Chính phủ như: thúc đẩy sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư; chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp, đảm bảo an sinh xã hội... Có thể xem xét thêm một số giải pháp cụ thể hơn đối với vấn đề lao động, việc làm nông thôn và vị thế kinh tế trên địa bàn huyện. Phải duy trì sản xuất nông nghiệp, trước hết là sản xuất lúa gạo và các loại nông sản, đảm bảo thực hiện được mục tiêu sản lượng và giải quyết việc làm thông qua nhiều gói hỗ trợ như: gói tín dụng hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các loại sản phẩm chiến lược như cao su, trồng rừng, nuôi tôm công nghiệp, đánh bắt thuỷ hải sản.

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển mô hình kinh tế hộ tự sản xuất, tự tạo việc làm. Ưu tiên đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở ở nông thôn như giao thông nông thôn, thuỷ lợi…với mục tiêu tạo việc làm và thu nhập tại chỗ cho người dân, phát triển các dự án trồng và chăm sóc rừng quy mô lớn, vừa giải quyết lao động phổ thông ở

nông thôn vừa đảm bảo phát triển bền vững.

Để tạo việc làm ổn định, lâu dài là hỗ trợ tăng cường các hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực nông thôn tranh thủ khoảng thời gian nhàn rỗi, ưu tiên đào tạo lao động xuất khẩu, chuẩn bị để đáp ứng tốt hơn nhu cầu lao động quốc tế, hỗ trợ dự án đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, nông dân và người nghèo thông qua các gói hỗ trợ dạy nghề và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, kéo dài thời gian đào tạo của học viên, sinh viên thông qua chính sách khuyến khích học viên, sinh viên tập trung học tập, mở rộng, nâng cao kiến thức và tham gia bậc học cao hơn sau khi tốt nghiệp. Có như vậy, mới tạo ra nhiều việc làm cho lao động trong nông nghiệp ở địa phương, hạn chế tình trạng “ly nông, ly hương”và đó cũng là con đường cơ bản để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân.

Thu nhập và mức sống: Toàn huyện hiện có trên 5687 hộ gia đình đạt tiêu chí sản xuất giỏi cấp xã trở lên gồm nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong đó có 1512 hộ đạt cấp huyện. Đặc biệt có 658 hộ đạt cấp tỉnh và trung ương, với mức thu nhập trên 150 triệu đồng/hộ/năm.

Những năm qua đời sống của nhân dân trong huyện từng bước được cải thiện, năm 2013 không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 12,6%. Mô hình làm ăn có hiệu quả phù hợp với khả năng của hộ nghèo được nhân rộng. Cùng với chương trình xoá đói giảm nghèo, vấn đề chăm lo nhà ở cho gia đình diện chính sách và dân nghèo được Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân đặc biệt quan tâm, đến nay diện chính sách và dân nghèo trong huyện đã được tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, sổ tiết kiệm, chăm lo phụng dưỡng các gia đình chính sách, các gia đình có công với cách mạng, phong trào đền ơn đáp nghĩa phát triển rộng rãi, đã thu hút nhiều tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng. Trợ cấp xã hội gắn với đảm bảo an sinh xã hội được thực hiện kịp thời

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)