Ảnh hưởng của thổ nhưỡng đến sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 55 - 59)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HUONGR ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1.3.2. Ảnh hưởng của thổ nhưỡng đến sản xuất nông nghiệp

a1. Đối với ngành trồng trọt.

- Cây lúa: Cây lúa cần được trồng trên đất giàu chất dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng khí, có khả năng giữu nước, phân bón tốt. Nhưng trong thực tế cây lúa được trồng trên đất phèn, mặn...Ở huyện Triệu Phong những loại đất có thể trồng lúa như đất phù sa, đất phèn, đất mặn.

Nhóm đất phù sa: Nhóm đất này ở đây chịu tác động rõ rệt của biển trong quá trình hình thành đồng bằng, nên đất có thành phần từ cát pha đến thịt nhẹ, chua, nghèo mùn, kém màu mở, ngoài ra còn có đất phù sa được hình thành trên các trầm tích sông, suối, hiện tại quá trình thổ nhưỡng xảy ra yếu, đất còn thể hiện rõ đặc tính xếp lớp có vật liệu phù sa do sự bồi đắp hàng năm bởi cấp hạt khác nhau và hàm lượng chất hữu cơ, nhóm đất này hằng năm còn được bồi tụ phù sa do sông nên độ màu mỡ ngày càng

được nâng cao. Nhóm đất này có thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Thành phần cấp hạt sét là chủ yếu (45 - 55%), cấp hạt cát cao gấp 2 lần cấp hạt limon; Tỷ lệ cấp hạt giữa các tầng không đồng nhất do hậu quả của thời kỳ bồi đắp phù sa; Cation trao đổi tương đối cao kể cả Ca2+, Mg2+, Na2+, riêng K+ rất thấp; CEC tương đối cao, đạt trị số rất lý tưởng cho việc trồng lúa. Độ no bazơ cao. Các chất dinh dưỡng về mùn, đạm, lân và kali rất giàu. Đất phù sa ở đây mặc dù không được màu mỡ như đất phù sa ở đồng bằng sông Cửu Long hay đồng bằng sông Hồng nhưng với đặc trên của đất và đất này được hình thành ở đồng bằng thì việc cung cấp độ dinh dưỡng, khả năng dữ nước cho cây trồng cao thì việc trồng cây lúa là hoàn toàn phù hợp, đây cũng là cây lương thực được trồng nhiều nhất và cho sản lượng cao nhất và là nguồn cung cấp lương thực chính cho người dân nơi đây.

Nhóm đất mặn: Được hình thành do ảnh hưởng của nước mặn, do thủy triều xâm nhập hay do các mạch nước mặn ngầm. Theo phân loại, nhóm đất mặn chủ yếu là đất mặn ít điển hình có phản ứng chua vừa (PH từ 5 - 5,15) nên nhóm đất này cũng được đưa vào sản xuất lúa, tuy nhiên năng suất không cao và thường bị nhiễm mặn vào mùa hè nên nhóm đất này chủ yếu sản xuất 1 vụ lúa, còn vụ kia dùng để sản xuất cây hoa màu và cây công nghiệp hằng năm.

Nhóm đất phèn: Đất phèn thường có màu đen hoặc nâu ở tầng đất, mặt. Đất thường bị glay mạnh ở tầng C, có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S. Nhóm đất này cũng phù hợp để sản xuất nông nghiệp. Phần lớn diện tích này được sử dụng để trồng lúa, nhưng cho năng suất thấp.

- Cây ngô, cây sắn, cây lạc: 3 loại cây này có thể thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, yêu cầu về đất đai không quá khẳ khe, cả 3 loại cây đều thích hợp trồng với các loại đất có độ thoáng khí thích hợp như đất phù sa, đất cát, đất feralit, đất bạc màu.

Nhóm cồn cát, bãi cát và đất cát biển: Đất cát biển điển hình nghèo dinh dưỡng và có thành phần cơ giới nhẹ, đất có phản ứng rất chua đến chua, dung lượng trao đổi cation rất thấp. Hàm lượng đạm, lân , kali tổng số nghèo. Hầu hết nhóm đất cát đã sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Loại đất này chủ yếu trồng các loại cây rau, hoa màu và cây công nghiệp hằng năm... nơi thấp có thể trồng lúa. Tuy nhiên đất cát biển có độ phì thấp, song nếu đầu tư cải tạo tốt vẫn cho năng suất cây trồng cao. Vì đặc tính của

nhóm đất này nên nó ít được đưa vào sản xuất luá nhưng thay vào đó nhóm đất này khá thuận lợi cho việc trồng ngô, lạc, sắn.

Nhóm đất phù sa : Nhóm đất này khá màu mỡ, tơi xốp lại có diện tích khá lớn phù hợp với cây lúa, ngô, sắn, lạc...nhưng hầu hết được sử dụng đất trồng lúa vì nó cho năng suất và giá trị cao. Bên cạnh đó những vùng có đất phù sa bạc màu hoặc do điều kiện nước tưới không thuận lợi thì người ta tiến hành trồng ngô và các loại cây hoaa màu , cây công nghiệp ngắn ngày khác. Nếu xét về điều kiện sinh thái thì loại đất này rất thích hợp để trồng ngô, sắn, lạc tuy nhiên khi xét về hiệu quả kinh tế thì việc trồng lúa trên loại đất này mang lại hiệu quả cao hơn nên người dân nơi đây thường chú trọng trồng lúa trên đất phù sa.

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Nhóm đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, bồi tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên có quá trình glây điển hình, đất bí, quá trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua, nhiều chất độc, hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo. Với đặc tính trên của nhóm đất thì nhóm đất này cũng khá phù hợp để phát triển sản xuất nông nghiệp, loại đất này khá thích hợp với cây ngô, sắn, lạc. Người nông dân ở huyện Triệu Phong thường trồng cây sắn, ngô, lạc trên loại đất này và mang lại năng suất khá cao.

- Đối với cây cao su: Cây cao su thích hợp với nhiều loại đất ở vùng nhiệt đới nhưng đất đỏ bazan và đất phù sa cổ là những loại đất thích hợp nhất đối với cây cao su. Ở huyện Triệu Phong diện tích đất bazan không có nên cây cao su mới được đưa vào trồng ở huyện trong 4 năm trở lại đất. Đất thích hợp để trồng cây cao su là:

Nhóm đất đỏ vàng: Loại đất này hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Nhóm đất này Phân bố trên vùng đồi, gò thích hợp cho trồng các loại cây ăn quả, trồng cây công nghiệp lâu năm ( ở đây là cây cao su).

a2. Đối với ngành lâm nghiệp

Loại đất thích hợp để phát triển ngành lâm nghiệp chủ yếu là: đất đỏ vàng, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ,

Nhóm đất đỏ vàng Loại đất này hình thành trên các sản phẩm phong hoá của các loại đá mẹ và mẫu chất khác nhau. Đặc điểm chung của nhóm đất này là chua, độ no bazơ thấp, khả năng hấp thụ không cao, khoáng sét phổ biến là Kaolinit, axit mùn chủ yếu là fuvic, chất hoà tan dễ bị rửa trôi. Tuy nhiên do tính chất đất này khá màu mỡ và thích hợp với các loại cây ăn quả, trồng cây công nghiệp lâu năm nên diện tích đất này không dùng để phục vụ phát triển lâm nghiệp

Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Nhóm đất này có ở những nơi địa hình thấp trũng quanh các chân đồi núi, bồi tụ các sản phẩm thô, tầng đất lộn xộn, do thường xuyên ngập nước nên có quá trình glây điển hình, đất bí, quá trình khử xảy ra mãnh liệt, phản ứng của đất chua, nhiều chất độc, hàm lượng mùn và đạm tổng số từ trung bình - giàu, lân và kali nghèo.

Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: Đất này bị xói mòn mạnh trơ sỏi đá, tầng đất mặt bị bào mòn, rửa trôi mãnh liệt nên còn rất mỏng, có đá lộ đầu hoặc mất hẳn tầng đất để trơ ra cả đá gốc, trở nên khô hạn khốc liệt. Đất không còn kết cấu và đã kiệt chất dinh dưỡng, độ dày tầng đất mịn <30cm, bên dưới gặp tầng đá cứng hoặc có kết von đá ong, đất thường không có tầng B biến đổi hoặc không có tầng chuẩn đoán nào khác ngoài tầng A tơi mềm, sáng màu hoặc tối màu. Đây là nhóm đất có lớp phủ thực vật thưa thớt, sỏi đá nổi lên mặt và đang bị tác động mạnh của quá trình xói mòn, rửa trôi. Đất sói mòn trơ sỏi đá có phản ứng chua đến rất chua, tầng đất từ mỏng đến rất mỏng, tầng đất mặt trơ sỏi , đá. Đất nghèo mùn và các chất dinh dưỡng.

Vì thế đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ và đất xói mòn trở sỏi đá là 2 loại đất thích hợp đối với việc phát triển lâm nghiệp. Phát triển trồng rừng trên 2 loại đất này sẽ phủ xanh đồi trọc, chống xói mòn, lũ lụt, bảo vệ môi trường, sinh thái, bảo vệ động vật khỏi tuyệt chủng, trồng và khai thác từng phần giúp bảo vệ sinh thái và giúp người đân có nguồn thu nhập khá cao, đồng thời giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ và phát triển rừng.

b. Khó khăn

Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của huyện ngày càng thu hẹp để phục vụ cho nhu cầu nhà ở và các công trình xây dựng, bên cạnh đó đất ngày càng bị thoái hóa.

Diện tích đất xói mòn trơ sỏi đá ở 2 xã Triệu Ái và Triệu Thượng ngày một gia tăng –

nguyên nhân chủ yếu là do người dân ít quan tâm chú ý đến kĩ thuật canh tác nên dễ gây ra tình trạng thoái hóa đất.

Đất phù sa ven sông ít được bồi tụ, diện tích đất phèn, đất mặn ngày một tăng cao điều này ảnh hưởng đến diện tích, năng suất cây trồng vì vậy cần có những chính sách cải tạo đất hợp lí cùng với việc khuyến khích bà con nông dân có những kĩ thuật canh tác đất hợp lí, lựa chọn cây trồng phù hợp cho từng loại đất để phát triển sản xuất nông nghiệp càng tốt hơn.

Với nền nông nghiệp hiện nay việc sử dụng phân bón thuốc trừ sâu vào sản xuất nông nghiệp là việc làm rất tốt tuy nhiên việc lạm dụng phân bón thuốc trừ sâu đã làm ảnh hưởng đến môi trường nước, môi trường đất gây ô nhiễm đất vì vậy cần có những chính sách khuyến khích người dân sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hợp lí kết hợp với bón phân chuồng vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Diện tích đất rừng của huyện Triệu Phong không nhiều, từ năm 2000 đến này diện tích rừng có sự suy giảm do hiện tượng chặt phá rừng bữa bãi của người dân, tuy nhiên trong những năm trở lại đây nhờ những chính sách quan tâm đầu tư phát triển của UBND huyện nên diện tích rừng được phủ xanh đồi trọc được tăng lên, những vùng đất trơ sõi đá không phát triển trồng trọt được thay vào đó phát triển ngành lâm nghiệp, nhìn chung đất trống đồi trọc ở huyện Triệu Phong còn khá ít.

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)