Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển nông nghiệp

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 47 - 52)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HUONGR ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1.2.2. Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phát triển nông nghiệp

a1. Đối với ngành trồng trọt

Với chế độ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao trung bình là 25,50C/năm, độ ẩm 83%, lượng mưa 2.300mm/năm, cường độ ánh sáng mạnh...rất thích hợp cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng trọt.

- Đối với cây lúa nước: Nền nhiệt độ thích hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt là từ 20 - 300C, dưới 170C và trên 400C cây lúa sinh trưởng chậm lại. Nhiệt độ của huyện Triệu Phong trung bình năm là 25,5C và không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C và không có tháng nào nhiệt độ trên 310C đây là điều kiện rất thuận lợi để cây lúa sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó cây lúa là cây ưa nước lượng mưa trung bình của một vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1.000mm mà lượng mưa của huyện đạt 2.300/

năm. Lượng mưa của huyện khá lớn điều này rất cần thiết đối với nhu cầu cần nước trong quá trinh sinh trưởng của cây lúa. Số giờ nắng trong năm cao 1.600 – 2.500 giờ/năm đây là nguồn ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát

triển và phát dục của cây lúa, với cường độ ánh sáng cao như vậy rất thích hợp cho việc trồng cây lúa nước.

- Đối với cây ngô: Cây ngô thích hợp trồng ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Cây ngô ở huyện Triệu Phong thuộc nhóm cây ngô ở vùng nhiệt đới nên nhiệt độ thích hợp để ngô sinh trưởng và phát triển tốt là trên 200C, khoảng nhiệt độ thích hợp là 25 - 300C, nhiệt độ dưới 130C và trên 350C cây ngô sinh trưởng kém, có thể thấy rằng nền nhiệt độ của huyện Triệu Phong rất thích hợp cho việc trồng ngô, nhiệt độ của huyện khá cao nhưng không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C và trên 310C vì vậy ngưỡng sinh trưởng và phát triển của cây ngô là hoàn toàn phù hợp với điều kiện nhiệt độ của huyện Triệu Phong. Số giờ nắng trong năm của huyện cao trung bình là 1.600 - 2.500 giờ/năm như vậy với cường độ ánh sáng cao như vậy cây ngô sẽ sinh trưởng và phát triển rất tốt. Ngô là cây ưa nước cứ 1h ngô cần 3.000 - 4.000m3/ha/vụ vì thế với lượng mưa trung bình năm khá cao trên 2.300mm là điều kiện quan trong để cung cấp nước cho cây ngô phát triển. Các yếu tố khí hậu khác như chế độ gió ít ảnh hưởng đến việc trồng ngô.

- Đối với cây sắn: Cây sắn là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp đối với sinh trưởng là 23 - 270C, các thời kì sinh trưởng yêu cầu nền nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ dưới 100C và trên 400C cây sắn phát triển chậm và ngừng sinh trưởng. Với chế độ nhiệt của huyện Triệu Phong thì việc sinh trưởng và phát triển của cây sắn rất thích hợp, không có nền nhiệt quá thấp và quá cao vì vậy cây sắn sẽ sinh trưởng phát triển tốt. Với số giờ nắng là 1.600 - 2.500 giờ/năm (giờ/ngày) rất thích hợp cho chu kì chiếu sáng của sắn, cây sắn là cây ưa sáng trong điều kiện ánh sáng mạnh thì cây sắn phát triển rất tốt, vì vậy với chế độ ánh sáng của huyện như vậy thì việc đưa cây sắn vào phát triển sản xuất là hoàn toàn hợp lí thu lại năng suất và sản lượng cao. Tuy là cây ưa sáng, chụi được nhiệt độ khá cao nhưng cây sắn chỉ sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, lượng mưa trung bình thích hợp là 1.000 - 2.000mm/năm, mà lượng mưa của huyện Triệu Phong đạt 2.300mm/năm đây cũng là điều kiện cung cấp nước và ẩm rất tốt cho hoạt động sinh trưởng phát triển của cây sắn.

- Đối với cây lạc: Cây lạc cũng là cây ưa nhiệt, nhiệt độ thích hợp của lạc là từ 25 - 300C, độ ẩm yêu cầu của cây lạc là trên 70% và tùy thuộc vào từng thời kì sinh trưởng, lượng mưa là từ 450 - 700mm(trong suốt thời gian sinh trưởng của 1 vụ lạc),

số giừ nắng cao nhất là thời kì lạc nở hoa 200 giờ/tháng. Đối chiếu với điều kiện khí hậu của huyện Triệu Phong có thể thấy rằng với nhiệt độ trung bình năm là 25,50C là khoảng nhiệt độ rất thích hợp với điều kiện nhiệt độ của cây lạc ( nhiệt độ vào thời kì nảy mần là 25 - 300C, thời kì ra hoa là 24 - 330C, thời kì chín là 25 - 280C vì vậy ở huyên Triệu Phong lạc thường được trồng vào tháng 2 và cho thu hoạch vào tháng 5).

Số giờ nắng trong năm khá cao nhiều tháng đạt 200 giờ/tháng (tháng V đến tháng VII), lượng mưa khá lớn đây là những điều kiện khí hậu tương đối tốt phù hợp với điều kiện sinh trưởng của lạc.

- Đối với cây cao su: Nhiệt độ thích hợp cho cây cao su sinh trưởng là từ 22 - 300C và khoảng nhiệt độ thích hợp nhất là 26 - 280C, nhiệt độ thấp hơn 180C sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của cây, nhiệt độ dưới 40C và trên 400C cây dễ mắc bệnh và chết. Với nền nhiệt là 25,50C/năm , các tháng trong năm không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C và không có tháng nào nhiệt độ vượt quá 310C thì nền nhiệt độ của huyện rất hích hợp cho việc trồng cây cao su. Cây cao su là cây trồng nhiều ở vùng có lượng mưa khá lớn trung bình từ 1.800 - 2.500mm/năm , số ngày mưa thích hợp là 100 - 150 ngày/năm, độ ẩm không khí thích hợp cho sự phát triển của cây là trên 75%. Xét về lượng mưa và độ ẩm thì huyện Triệu Phong có lượng mưa trung bình năm 2.300mm/năm, số ngày mưa là 155 ngày/ năm, độ ẩm không khí trung bình năm là 83% hoàn toàn phù hợp với điều kiện sinh thái của cây cao su. Cao su cũng là cây ưa sáng, thời gian và cường độ chiếu sáng trong năm lớn thì việc sinh tổng hợp của cây cang cao, số giờ nắng được xem là tốt nhất cho cây cao su là 1.800 – 2.800 giờ/năm trong khi đó số giờ nắng của huyện Triệu Phong là 1.600 – 2.500 giờ/ năm, số giờ nắng trong năm khá cao khá phù hợp cho cây cao su sinh trưởng. Bên cạnh đó yếu tố tốc độ gió ảnh hưởng lớn đến cây cao su vì gió thường gây đỗ ngã, đứt rễ gây nên các bệnh thân cành ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất mủ, mức độ giớ thích hợp với cao su là từ 1 - 3m/s trong khi đó tốc độ gió của huyện là 1,9 - 2,6m/s điều này phù hợp với điều kiện sinh thái của cao su không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây.

Khí hậu huyện Triệu Phong phân ra 2 mùa rõ rệt đó là một mùa khô và một mùa mưa - ẩm. Vì thế trên địa bàn huyện Triệu Phong hiện nay hình thành 2 vụ sản xuất chính là Đông - Xuân thu và vụ Hè - Thu, trong đó vụ Đông - Xuân là vụ sản xuất

chính, cây trồng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn so với vụ Hè - Thu. Bên cạnh đó với điều kiện tự nhiên thuận lợi việc tăng diện tích gieo trồng, kết hợp với xen canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thời tiết thì việc phát triển sản xuất nông nghiệp có thể tiến hành quanh năm.

Huyện Triệu Phong có nền nhiệt độ khá cao, số giờ nắng trong năm lớn là điều kiện rất thuận lợi cho việc phơi sấy và bảo quả nông phẩm mùa vụ của người dân được thuận lợi hơn. Với một huyện sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu nền kinh tế thì thì việc phơi sấy nông sản là một trong những vấn đề cần được quan tâm, nông sản được sấy kho mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân, chất lượng nông sản được bảo quản tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

a2. Đối với ngành lâm nghiệp.

Tổng diện tích đất có rừng năm 2013 tổng diện tích đất có rừng là 14.857,8 ha;

trong đó: đất rừng tự nhiên 836,3 ha, đất có rừng trồng 14.021,5 ha. Diện tích trồng mới rừng tập trung 851 ha; chăm sóc rừng trồng 2.421 ha. Như vậy rừng ở huyện Triệu Phong chủ yếu là rừng trồng, được một phần là rừng tự nhiên.

- Đối với rừng tự nhiên: Huyện Triệu Phong thuộc tỉnh Quảng Trị nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên rừng ở đây chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, rừng thường xanh tốt, nhiều cây bụi. Các loại cây rừng ở đây là cây bụi, thông, tre nứa, cây rừng...Nhiệt độ trung bình năm 25,50C, lượng mưa trung bình 2.300mm, độ ẩm không khí 83% là, số giờ nắng trong năm cao trung bình là 1.600 - 2.500 giờ/ năm là những điều kiện sinh thái rất thích hợp đối với rừng cây nhiệt đới.

- Đối với rừng trồng: Huyện Triệu Phong có 1 ít diện tích đất gò đồi nằm ở phía tây của huyện (thuộc xã Triệu Ái), đây là khu vực có rừng tự nhiên và rừng trồng của huyện. Rừng trồng ở khu vực này chủ yếu là đất được UBND huyện giao cho các hộ dân trong huyện trồng rừng sản xuất nhằm tăng diện tích rừng phủ xanh đồi trọc và mang lại hiệu quả kinh tế từ nguồn gỗ thu được khi trồng rừng. Rừng trồng ở đây chủ yếu trồng các loại cây như tràm, bạch đàn...Những loại cây này ưa khí hậu nóng, ẩm mưa nhiều (như cây tràm thích hợp với chế độ mưa mùa nhiệt đới, lượng mưa trung bình 1500 - 2000 mm, nhiệt độ trung bình trên 200C, không có mùa đông lạnh, cường độ ánh sáng mạnh; cây bạch đàn thích hợp với chế độ mưa mùa nhiệt đới, lượng mưa

trung bình 1.000 – 2.000 mm, nhiệt độ trung bình trên 200C, không có mùa đông lạnh, cường độ ánh sáng mạnh).

Có thế thấy rằng tài nguyên khí hậu huyện Triệu Phong rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển sản xuất nhiều loại nông sản có nguồn gốc nhiệt đới như cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và lâm ghiệp.

b. Khó khăn.

Bên cạnh những thuận lợi trên thì khí hậu trên địa bàn huyện Triệu Phong cũng mang lại những hạn chế nhất định:

Nhiệt độ không khí khá cao trung bình 25,50C tuy nhiên nhiệt độ có sự phân hóa rõ rệt trong năm. Vào đầu thời kì sản xuất nông nghiệp nền nhiệt độ thấp (nhiệt độ trung bình tháng XII, I thường từ 20 - 210C), kèm theo đó là khí hậu mùa đông lạnh, những đợt gió mùa đông bắc tràn về mang hơi ẩm làm cho độ ẩm cao, không khí lạnh, lượng ánh sáng mặt trời thấp điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng (cây lúa khi gieo mạ gặp thời tiết xấu, mưa nhiều, lạnh dễ dẫn đến tình trạng chết mạ non, cây mạ chậm sinh trưởng phát triển; cây ngô, lạc, sắn khi gặp thời tiết xấu, mưa lạnh, ẩm kéo dài cũng dễ làm cho hạt giống khó nảy mần và cây con chậm sinh trưởng, sâu bệnh dễ phát triển ảnh hưởng đến cây trồng; đặc biệt với cây cao su khi nhiệt độ thấp vì có nhiều ngày nhiệt độ xuống dưới 200C cây cao su dễ gặp một số bệnh về thân, cành làm giảm năng suất và chất lượng mủ).

Lượng mưa trung bình năm là 2.300mm/năm nhưng có sự phân bố không đều trong năm, tháng mưa nhiều (như tháng X, XII), tháng mưa ít như (tháng II, III, IV) điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng. Cây lúa nước cần nguồn nước tưới nhiều trong suốt thời kì sinh trưởng nhưng vào tháng IV, V, VI, VII nền nhiệt độ cao mưa ít (do khu vực này mưa vào mùa đông) nên sẽ thiếu nước sản xuất vào mùa hè điều này ảnh hưởng rất lớn đến cây trồng như xã Triệu Đại, Triệu Lăng, Triệu Vân, Triệu Long, Triệu Hòa. Những tháng mưa nhiều như tháng X, XI trùng với mùa đông lượng mưa lớn dễ gây ra hiện tượng ngập úng, lũ lụt trên diện rộng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của cây trồng.

Chế độ gió của huyện Triệu Phong tương đối thấp trung bình năm là 2,6m/s tuy nhiên vào tháng X tốc độ gió đạt 35m/s vì thời điểm này trùng với mùa bão, áp thấp nhiệt đới kết hợp với bão thường kèm theo gió giật, mưa lớn kéo dài, nước sông sẽ

dâng trào ở vùng cửa sông, ven biển gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân đặc biệt là đối với sản xuất nông nghiệp.

Bão và áp thấp nhiệt đới: Mùa bão tập trung chủ yếu vào 2 tháng là tháng IX và tháng X, trong đó tần suất xuất hiện của bão và ATNĐ trong tháng 9 cao hơn, hay nói cách khác tháng IX là tháng có nhiều bão nhất. Tốc độ gió trong mùa bão đạt từ 30 – 35m/s, thậm chí còn có thể đạt cao hơn. Hằng năm ở đây có 1 – 2 cơn bão đổ bộ và gây nhiều thiệt hại về người và của đặc biệt đối với huyện Triệu Phong sản xuất nông nghiệp đống vai trò chủ đạo đối với sự phát triển kinh tế thì bão và áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng rất lớn đến nền nông nghiệp nơi đây (bão cùng áp thấp nhiệt đới và các hiện tượng đi kèm như gió, mưa lớn dễ dấn đến lũ lụt gây ngập úng rộng đồng, khi không thoát nước được cây trồng dễ bị ngập úng, thối rễ, gãy thân, cành nên cây trồng sẽ chết điều này ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nông nghiệp nơi đây).

Sương mù: Hiện tượng sương mù ở huyện Triệu Phong chủ yếu xảy ra ở vùng ven biển và chủ yếu hình thành trong mùa đông ( từ tháng XII đến tháng IV năm sau), trong đó nhiều nhất là tháng II và tháng III ( đạt trung bình từ 3 – 4 ngày). Hằng năm sương mù ở đây dao động từ 0 – 26 ngày. Sương mù nhiều làm chậm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, ở huyện Triệu Phong sương mù ít nên mức độ ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp không nhiều.

Các hiện tượng thời tiết khác như sương muối, mưa đá, mưa phùn ở đây có thể nói là không hoặc ít xuất hiện vì vậy ảnh hưởng của nó đến sản xuất nông nghiệp là không đáng kể.

Một phần của tài liệu Phân tích các điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển nông nghiệp huyện triệu phong tỉnh quảng trị một số giải pháp đề xuất (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)