CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG TỔNG QUAN LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NỢ CÔNG
1.2. Tổng quan thực tiễn về kiểm soát nợ công trên thế giới
Tại ngày 25/10/2014, tổng số nợ công của Mỹ đ vượt con số 17.888 tỉ USD (tính tr n) và tổng số nợ của toàn quốc (gồm nợ công, nợ doanh nghiệp và nợ cá nhân) lên tới gần 59.466 tỉ USD. Với dân số 319.141.850 người, m i người Mỹ, đang gánh 186.327 USD và m i gia đình gánh tới hơn 730.000 USD tiền nợ.
1.2.1.2 Tại Trung Quốc
Thống kê trong lần gần nhất vào tháng 6 năm 2013 cho thấy nợ công mà các địa phương Trung Quốc đang gánh là khoảng 17,9 ngàn Nhân dân tệ, tương đương 2,95 ngàn tỉ USD, trong khi nợ công của Chính phủ Trung Quốc vào khoảng 12,4 ngàn tỉ Nhân dân tệ. Dù tổng nợ công của Trung Quốc vẫn ở dưới mức nguy hiểm là 60% GDP, thì việc nợ công của các địa phương có dấu hiệu tăng lên trông thấy làm cho Chính phủ nước này hết sức lo ngại.
1.2.1.3 Tại Nhật Bản
Tổng số nợ công của Nhật Bản tính đến cuối năm 2013, là 8.290 t USD trái phiếu chính phủ, 539 t USD vay mượn từ các tổ chức tài chính và 1.100 t USD từ hối phiếu hay kỳ phiếu có thời hạn 6 tháng. Đến cuối tháng 12-2013, trung bình m i người dân Nhật Bản nợ khoảng 78.100 USD. Theo Blommberg, nợ công của Nhật Bản hiện nay lớn hơn cả quy mô kinh tế của Anh, Đức, Pháp cộng lại. Tuy nhiên kinh tế Nhật Bản vẫn được đánh giá là nền kinh tế khỏe mạnh. Chính vì phần lớn nợ
công của Nhật Bản thuộc về tay chủ nợ nội địa nên dù nợ công hơn 200% GDP, Nhật Bản vẫn chưa rơi vào tình trạng khủng hoảng như Hy Lạp, Tây Ban Nha với mức nợ công xấp xỉ 100% GDP.
1.2.1.4 Tại các nước châu Âu
Ngày 22 12 2009, Moody’s xếp hạng nợ công Hy Lạp từ A1 xuống mức A2 bởi thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ ba hạ xếp hạng tín dụngcủa Hy Lạp.
Ngày 14 01 2010, Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, tuyên bốmuốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 208% GDP vào năm 2012.
Ngày 29 01 2010,Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 t euro tương tương 70 t USD,trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4%
GDP. Lương lao động trong lĩnh vực công giảm 4%.
Ngày 11/4/2010, Bộ trưởng tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiềnchung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 t euro dành cho Hy lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyênbố không cần.
Ngày 23 4 2010, Hy Lạp cầu cứu EU và IMF.
Ngày 02 5 2010, Thủ tướngHy Lạp cho biết, chính phủ nước này đ đạt được thỏa thuận với EU và IMF để nhậnđược gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi tiêu 30 t euro trong 3 năm tới.
Ngày 9 5 2010, IMF đơn phương chấp thuận trước một phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 t euro.
Ngày 10 5 2010, các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế hoạchkhẩn cấp trị giá 750 t euro để h trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, ngănđồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp. Gói giải cứu bao gồm 440 t euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 t euro từ công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 t euro, tổng số tiền lên đến 750 t euro, tương đương khoảng gần 1.000 t USD tính theo t giá ở thời điểm đó.
Gói giải cứu Hy Lạp nhận được bao gồm 110 t euro trong 3 năm. Đây là nước đầu tiên tại khu vực đồng tiền chung châu Âu được h trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 t euro tương đương 30 t USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp.
Ngày 27 5 2010, Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân sách nhằm tiết kiệm 15 t euro tương đương 18,4 t USD.
Ngày 18 5 2010, Chính phủ Đức, trong n lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính được coi như nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ và hợp đồng hoán đổi v nợ tín dụng.
Ngày 25 5 2010, Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân sách, tiết kiệm 24 t euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách GDP từ mức 5,3% của năm 2009 về mức 2,7% GDP.
Ngày 28/5/2010, Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động.
Ngày 10 6 2010, thỏa thuận cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ.
Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có sự h trợ của Nghiệp đoàn Lao động.
Ngày 27 11 2011, l i suất trái phiếu kì hạn 10 năm của chính phủ Tây Ban Nhatăng lên 6,78%, là mức cao nhất kể từ khi gia nhập EU.
Ngày 21 12 2011, ông Rajoy nhậm chức thủ tướng Tây Ban Nha, hình thành nên chính phủ mới, đánh dấu sự sụp đ của chính phủ thứ 5 tại châu Âu sau Italia, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Ireland do cuộc khủng hoảng.
Ngày 14 01 2012, Standard & Poor’s hạ mức tín nhiệm của Pháp xuống 1 bậc (từ AAA xuống AA+) và Italia xuống BBB+ cùng với triển vọng tiêu cực.
Ngày 6 2 2012 Chính phủ Romania là chính phủ thứ 6 ở châu Âu sụp đổ do khủng hoảng nợ.
Ngày 25 6 2012, Cyprus chính thức trở thành nước thứ 5 trong khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung euro phải xin cứu trợ từ Quỹ Bình ổn tài chính châu Âu.
Ngày 16 3 2013, các bộ trưởng bộ tài chính khu vực Eurozone và IMF đ đồng ý cung cấp cho Cyprus gói cứu trợ trị giá 10 t euro. Theo Eurostat, tính chung trên toàn Liên minh châu Âu, t lệ thất nghiệp trong tháng 1 năm 2013 c ng tăng lên mức 10,8% so với 10,7% trong tháng 12 năm 2012. Tính đến thời điểm
này, đ có 26,2 triệu người thất nghiệp tại 27 nước thành viên EU. Dự đoán t lệ thất nghiệp năm 2015 s vượt quá 12%.
1.2.2. Kinh nghiệm quản lý nợ công từ các nước trên thế giới
Lựa chọn tối ưu nhất đối với nợ công là làm thế nào để quản lý nó một cách hiệu quả. Theo định nghĩa, nợ công không xấu nếu một quốc gia có khả năng thanh toán nó. Tuy nhiên, nhiều nước đ thất bại. Trên thực tế, các nước này không thất bại về mặt nguyên tắc, mà lý do thất bại là do không có phương pháp thích hợp. Cả thế giới đ thất bại vì các nước không thông hiểu lẫn nhau. Nói chung, vấn đề để các quốc gia th a hiệp cùng một chính sách tương tự là rất khó khăn. M i quốc gia có xu hướng phát hành trái phiếu và cố gắng để có lấy được nguồn vốn trên thị trường quốc tế mà họ không có khả năng trả được
Theo nghiên cứu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, một trong những ví dụ điển hình cho bài học về nợ công là trường hợp của Trung Quốc trong thế k 20. Trong thời gian này, Trung Quốc phát triển nhanh chóng bằng cách mở rộng các chính sách tài chính. Lúc đầu, l i suất ở Trung Quốc thấp và nhiều nhà đầu tư đ chọn đầu tư vào nước này. Các nhà đầu tư đ nhận được lợi nhuận khổng lồ trong nhiều thập k . Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc có xu hướng bảo thủ hơn và l i suất s cao hơn để ngăn chặn lạm phát. Bất động sản và đầu tư tài chính khác ở Trung Quốc trở nên dễ bị tổn thương hơn vì Trung Quốc đang nắm giữ hầu hết trái phiếu Mỹ. Trung Quốc bắt buộc phải tiếp tục cho Mỹ vay nợ vì Trung Quốc sợ đối mặt với rủi ro: Mỹ s phá sản một ngày nào đó. Khi đó Trung Quốc c ng s sụp đổ nền tài chính quốc gia. Vì vậy, nợ công là một tay mạnh m để huy động vốn cho bất kỳ quốc gia nào. Tuy nhiên, sử dụng nợ công bằng quy trình quản lý yếu k m s dẫn đến sự mất kiểm soát. General Motor là một minh chứng thích hợp cho trường hợp này (theo Bloomberg).
Ngày nay, có rất nhiều quốc gia theo cùng một xu hướng phát triển. Hầu hết các nước trong số đó chỉ cần sao ch p, nhưng nhận ra được chính sách cụ thể nào là phù hợp với quốc gia của họ nhất. Trường hợp của Hy Lạp và các nước châu Âu khác là bằng chứng mạnh m nhất về cách họ tham gia vào thị trường thế giới và thất bại.
Trong các cuộc nghiên cứu tương tự về vấn đề nợ công, Jaimovich, D và Panizza, U (2010) đ chứng minh rằng các nước đang phát triển có xu hướng cam kết với nợ công nhiều hơn so với các nước phát triển. Nghiên cứu c ng phát hiện ra rằng bất kỳ quốc gia nào có thu nhập bình quân đầu người thấp hơn s có nợ công nhiều hơn. Tuy nhiên, kết quả này có thể không c n thích hợp với tình hình hiện nay vì hầu hết các nước phát triển có xu hướng muốn có nợ công càng nhiều càng tốt. Lý do dẫn đến sự nhần lẫn này là do tác giả sử dụng số liệu của các nước OECD cho mục đích nghiên cứu. Sức mạnh và tiềm năng của các nền kinh tế mới nổi đ bị được bỏ qua, và cuối cùng dẫn đến sai sót này.
Theo Don P. Clark (2011), sự gia tăng FDI s ảnh hưởng đến nợ công. Trung Quốc và Mỹ là ví dụ thích hợp cho trường hợp này. Bằng chứng cho thấy rằng khi FDI đến bất kỳ quốc gia nào càng lớn thì nó s càng là một kênh quan trọng làm thay đổi t lệ l i suất. FDI không chỉ có thể luân chuyển v ng quanh vốn, mà c n có thể vay nhiều hơn từ bên trong quốc gia đó. Do khả năng luân chuyển vốn như vậy, hình ảnh xấu của FDI thường được gọi là cuộc chiến huy động vốn. Khi cuộc chiến huy động vốn xảy ra, thảm họa s tấn công bất kỳ một nền kinh tế nào có liên quan kể vì chính phủ không thể kiểm soát cung tiền. Arnold (2008) khẳng định rằng cách duy nhất để thu hút vốn FDI trong thời gian dài là chính phủ phải quản lý quá trình này chặt ch hơn. Vào những năm 90, Mỹ có nhiều FDI hơn Trung Quốc. Tuy nhiên, khi Trung Quốc đ sẵn sàng để tham gia vào nền kinh tế thế giới, d ng FDI đ thay đổi rất lớn và chảy vào Trung Quốc. Ngày nay, Trung Quốc được biết đến là một quốc gia thu hút nhiều FDI nhất. Tuy nhiên, vấn đề lớn của Trung Quốc lạm phát cao do không thể kiểm soát được số lượng FDI.
1.2.3. Những vấn đề cần n â về ản nợ công Việ N
Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ Chính phủ bảo l nh và nợ của chính quyền địa phương. Nợ công có vai tr quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nợ công đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho đầu tư phát triển và cân đối NSNN. Tại Việt Nam, rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng, các chương trình xóa đói, giảm ngh o, cải thiện môi trường, giải quyết việc làm, an sinh x hội,
các dự án tăng trọng quốc gia... được đầu tư bằng nguồn vốn vay công. Theo số liệu chính thức từ Bộ Tài chính, đến cuối năm 2013, nợ công của Việt Nam bằng 54,2%
GDP (trong đó, nợ Chính phủ 42,3%, nợ Chính phủ bảo l nh 11,1%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 37,3% GDP. Dự kiến cuối năm 2014, nợ công bằng khoảng 60,3% GDP (trong đó, nợ Chính phủ 46,9%, nợ Chính phủ bảo l nh 12,6%, nợ của chính quyền địa phương 0,8%) và nợ nước ngoài của quốc gia bằng 39,9% GDP.
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới và Quỹ tiền tệ quốc tế, Việt Nam không nằm trong các nhóm nước có gánh nặng về nợ cao. Tuy nhiên, hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công vẫn chưa thực sự hiệu quả. Để giải quyết vấn đề hiệu quả quản lý và sử dụng nợ công, chính phủ cần có chiến lược kiểm soát đầu tư trong khu vực công, giảm thâm hụt ngân sách để có thế kiểm soát được nợ vay nước ngoài. Trong đó, việc quan trọng là phải nâng cao hiệu quả đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó, quản lý nợ công phải gắn chặt với quản lý kinh tế vĩ mô, dự đoán được các nhân tố tác động đến quy mô nợ như l i suất và t giá, để giảm thiểu rủi ro.
Hiện nay, rủi ro nợ công ở Việt Nam phụ thuộc vào những yếu tố chính như tốc độ tăng GDP, lạm phát, l i suất, mức thâm hụt tài khoản v ng lai và dự trữ ngoại hối của quốc gia. Do đó, những nhân tố này cần được kiểm soát tốt để giảm thiếu rủi ro về nợ công.