Vị trí địa lý huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)

Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

2.1.1 Vị trí địa lý huyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Ninh Giang là một huyện phía Đông Nam của tỉnh, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh Thái Bình, Hải Phòng. Vị trí khoảng 20043’vĩ Bắc, 106024’

kinh Đông. Ninh Giang phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) bằng con sông Luộc , phía Bắc giáp xã Đồng Tâm, Tây Giáp xã Hiệp Lực, phía Tây Nam giáp xã An Khê, phía Đông Giáp xã Hà Kỳ. Theo đường bộ Ninh Giang cách huyện Hải Dương 29km, Hà Nội 87km. Về đường bộ tiếp giáp và có các con đường chạy qua 17A, 17B, 217

- Đi Hải Dương- Vĩnh Bảo bằng đường 17A - Đi Quý Cao- Hải Phòng bằng đường 17B - Đi Quỳnh Phụ- Thái Bình bằng đường 217 - Đi Hưng Yên bằng tuyến song Luộc

Ninh Giang cách biển 25km (đường chim bay) khí hậu như Hải Phòng, Thái Bình

Diện tích: 135,4 km2 Dân số: 146.780 người

Đơn vị hành chính: Huyện có 01 Thị trấn và 27 xã

2.1.2. Đặc điểm về kinh tếhuyện Ninh Giang tỉnh Hải Dương

Vị trí địa lý như đã nêu trên là một lợi thế rất lớn của huyện Ninh Giang trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Nằm trên trục đường giao thông quan trọng như: 17A, 17B, 217 gần cảng Hải Phòng, trong tương lai Ninh Giang có nhiều cơ hội phát triển kinh tế - xã hội.

Từ năm 2013 đến 2014, hầu hết các ngành kinh tế của huyện đều có sự phát triển vượt bậc. Nông nghiệp vẫn phát triển tương ứng với tốc độ phát triển nông

nghiệp chung cả nước. Khu vực dịch vụ, đặc biệt là thương mại và du lịch có bước chuyển biến tích cực. Cụ thể trong 2 năm 2013 và 2014 như sau (báo cáo quý I của ủy ban nhân dân huyện).

Năm 2013

- Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước tính 1.113,2 tỷ đồng, đạt 23,8%

kế hoạch (KH) năm, tăng 91,7 tỷ đồng so với cùng kỳ 2012, trong đó:

+ Ngành Nông nghiệp 242,2 tỷ đồng, đạt 16,7%KH (gồm thu từ trồng trọt là 115,2 tỷ đồng, chăn nuôi 122 tỷ đồng, dịch vụ 5 tỷ đồng).

+ Ngành Công nghiệp, TTCN và xây dựng 531 tỷ đồng, đạt 25,8%KH.

+ Ngành dịch vụ 340 tỷ đồng, đạt 29%KH.

- Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước 609.439 tỷ đồng, đạt 167%KH.

- Tạo việc làm mới cho 430 lao động, đạt 24,6% KH.

Năm 2014

- Tổng giá trị sản xuất theo giá thực tế ước tính 1.252,9 tỷ đồng, đạt 24,1%

kế hoạch (KH) năm, tăng 139,7 tỷ đồng so với cùng kỳ 2013, trong đó:

+ Ngành Nông nghiệp 273,1 tỷ đồng, đạt 18,5%KH (gồm thu từ trồng trọt là 129,9 tỷ đồng, chăn nuôi 137,5 tỷ đồng, dịch vụ 5,7 tỷ đồng).

+ Ngành Công nghiệp, TTCN và xây dựng 620,1 tỷ đồng, đạt 26% KH.

+ Ngành dịch vụ 395,7 tỷ đồng, đạt 29,8%KH.

- Thu ngân sách nhà nơước trên địa bàn ước 621.563 triệu đồng, đạt 124% KH.

- Tạo việc làm mới cho 550 lao động, đạt 32% KH.

Bảng 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

Chỉ tiêu ĐVT Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Nông, lâm, thuỷ sản % 80,3 80,1 78,0 76 74,6

Công nghiệp, xây dựng % 10,6 10,8 12,5 15 15,9

Dịch vụ % 9,1 9,1 9,5 9 9.5

(Nguồn: Cục thống kệ tỉnh Hải Dương - Thống kê cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế từ năm 2013-2014)

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

2010 2011 2012 2013 2014

NLTS CN,XD DV

Hình 2.1: Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hải Dương) Bảng 2.2: Thu - chi Ngân sách năm 2009- 2013

Năm

Thu Ngân sách Chi ngân sách

NSNN NSĐP Chi TX Chi XDCB

Giá trị (triệu đồng)

Chỉ số liên hoàn

(%)

Giá trị (triệu đồng)

Chỉ số liên hoàn

(%)

Giá trị (triệu đồng)

Chỉ số liên hoàn

(%)

Giá trị (triệu đồng)

Chỉ số liên hoàn

(%) 2009 66,9 100 234.688,7 100 144.844,3 100 643,5 100 2010 154,2 231 351.618 149,8 176.029,4 121,5 69.334,9 10774,6 2011 83,5 54 399.376,2 113,6 215.105,1 122,2 66.454,2 95,8 2012 108,5 130 460.410,8 115,3 272.525,6 126,7 57.091,3 85,9 2013 370,5 341 119.330,1 25,9 309.510,06 113,6 55.236,1 96,7 (Nguồn: Phòng tài chình huyện Ninh Giang) Về tài chính, NS địa phương giai đoạn 2009-2013, năm sau so với năm trước chỉ số liên hoàn tăng không đều từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến nhiệm vụ chính trị địa phương. Chi đầu tư phát triển chiếm từ 0,29-21,25% tổng chi NS.

Những thành tựu kinh tế - xã hội của huyện Ninh Giang được trong giai đoạn vừa qua có sự đóng góp rất lớn của công tác quản lý, điều hành NSĐP trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Việc để ra và tổ chức thực hiện cơ chế quản lý, điều hành NS hợp lý trong từng giai đoạn đã góp phần giải phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, phát huy nội lực và thu hút nguồn lực bên ngoài để phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tập trung đầu tư đúng mức cho các lĩnh vực quan trọng nhằm phát huy thế mạnh của huyện đã tạo đà cho sản xuất phát triển, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, giải quyết công ăn việc làm, đảm bảo công bằng xã hội, giữ gìn an ninh chính tr ị và trật tự an toàn xã hội

2.2. Thực trạng công tác quản lý Ngân sách cấp huyện ở huyện Ninh Giang năm 2009 đến năm 2013

Để đánh giá thực trạng công tác quản lý NS của huyện trong những năm qua, trong luận văn tác giả đưa vào sử dụng ba phương pháp để đánh giá, đó là:

phương pháp thống kê, phương pháp phân tích định lượng và phương pháp toán học thông qua các biểu thống kê từ năm 2009 đến năm 2013

Nội dung đánh giá bao gồm

- Đánh giá chung công tác quản lý và điều hành NS huyện.

- Đánh giá công tác lập dự toán NS huyện - Đánh giá công tác thu NS huyện

- Đánh giá công tác chi NS huyện - Tình hình cân đối NS huyện

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)