Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN TẠI HUYỆN NINH GIANG TỈNH HẢI DƯƠNG TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM
2.3.3. Nguyên nhân những hạn chế trong quản lý Ngân sách
a. Nguyên nhân khách quan
Do việc điều chỉnh chính sách tài chính, việc khắc phục tình trạng nợ đọng trong XDCB của Chính phủ (Chỉ thị số 09/CT – TTG ngày 24/05/2013 về việc tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước năm 2013; Chỉ thị số 27/ CT- TTG của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phương, công văn 12067/ BTC-HCSN của Bộ Tài Chính về việc điều hành chi ngân sách nhà nước năm 2013 và Chỉ thị số 02/CT – UBND của UBND tỉnh ngày 06/02/2013 về những giải pháp chủ yếu nhằm khắc phục nợ đọng XDCB trong đầu tư từ ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương) theo hướng tăng tỷ lệ tiết kiệm chi, thắt chặt chi tiêu vì vậy việc đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên và công tác đầu tư XDCB của các địa
phương gặp rất nhiều khó khăn.
Thực hiện quy hoạch đất theo từng giai đoạn 2011 – 2020, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ đầu 2011 – 2015 còn chậm ảnh hưởng nhiều đến nguồn thu từ đấu giá quyền sử dụng đất.
b. Nguyên nhân chủ quan
Tình trạng thiếu năng động, sáng tạo trong quản lý NSNN bộc lộ rất rõ ràng của cơ chế bao cấp còn rơi rớt lại đối với ngành Tài chính. Đối với chính sách quản lý vĩ mô cũng có những bất cập nhất là trong việc lập, quyết định và phân bổ NS.
Phân bổ NS cấp dưới phải phù hợp với NS cấp trên theo từng lĩnh vực và khi được tổng hợp chung phải đảm bảo mức HĐND thông qua, không được bố trí tăng, giảm các khoản chi trái với định mức được giao. Chính điều này đã không khuyến khích địa phương ban hành các chính sách, chế độ, biện pháp nhằm thực hiện tốt dự toán.
Các định mức, chế độ, tiêu chuẩn Nhà nước ban hành chưa đầy đủ, lại chậm thay đổi nên không phù hợp với tình hình thực tế, có lúc không thực hiện được.
Nguồn thu được phân cấp, điều tiết thì nhỏ và tăng chậm mà nhu cầu chi cho việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương lại lớn dẫn đến căng thẳng trong cân đối NS.
Chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong chi tiêu NS chưa được cụ thể hóa đầy đủ để có căn cứ thực hiện hiệu quả nguồn kinh phí.
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS tại địa phương và giữa các cơ quan trong bộ máy quản lý NS với các cấp chính quyền địa phương chưa tốt. Xuất phát từ công tác tổ chức bộ máy các đơn vị trong hệ thống ngành Tài chính, chỉ duy nhất phòng Tài chính huyện là đơn vị trực thuộc sự quản lý toàn diện của chính quyền cấp huyện, tất cả các đơn vị còn lại (Thuế, Kho bạc) là các đơn vị ngành dọc trực thuộc các cơ quan Trung ương quản lý về nghiệp vụ, tổ chức, biên chế. Do đó dẫn tới khó khăn trong việc tạo ra sự nhịp nhàng, đồng bộ trong thực hiện nhiệm vụ thu, chi, quản lý NS tại địa phương giữa các cấp chính quyền với các đơn vị thuộc bộ máy tài chính địa phương nhưng do TW quản lý. Từ đó làm hạn chế việc phát huy sức mạnh tổng hợp trong quản lý NS.
Trình độ, phẩm chất, năng lực của cán bộ quản lý NSNN chưa theo kịp được yêu cầu nhiệm vụ mới. Đội ngũ công chức làm công tác NS ở các huyện, xã chưa được đào tạo bồi dưỡng định kỳ, chưa tổ chức đúc rút ra kinh nghiệm trong công tác chuyên môn.
Việc xử lý sai phạm trong quản lý NS thiếu kiên quyết, nghiêm minh dẫn đến chi tiêu lãng phí kém hiệu quả, mua sắm tài sản công không đúng tiêu chuẩn quy định.
Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở còn hình thức, chưa thực hiện tốt nguyên tắc công khai tài chính, HĐND các cấp chưa làm tốt công tác giám sát đối với NSNN.
Từ thực trạng công tác quản lý NSNN cấp huyện tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương nêu trên là cơ sở để tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý NSNN cấp huyện trên địa bàn huyện Ninh Giang trong thời gian tới.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã khái quát tổng thể thực trạng về công tác quản lý NSNN tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương giai đoạn 2009-2013. Từ việc đưa ra các cơ chế điều hành công tác quyết toán, công tác thanh kiểm tra. Qua đó đã có một số đánh giá chi tiết những mặt tích cực và một số hạn chế, bất cập cần phải đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý NSNN trên địa bàn huyện tại chương 3
CHƯƠNG 3