Chương 2: Yếu tố phi lí như là một phương diện của hình thức tự sự trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo
3.1. Làng cát - dã man và văn minh
Có thể nói, làng cát là một “đại tự sự” mà người đàn ông - nhà giáo - nhà côn trùng nghiệp dư không có quyền lựa chọn rơi vào đó hay không. Thế nên, ta thấy anh đã lạc bước vào làng cát đó một cách ngẫu nhiên mà không hề biết trước. Để rồi buộc phải tuân thủ các quy tắc, luật lệ của ngôi làng - đại tự sự ấy. Dù cho anh có phản kháng bao nhiêu đi nữa thì cuối cùng cũng phải chấp nhận sống trong ngôi làng kì dị đó. Ở đây, Abe Kobo đã chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các nhà văn phi lí khác. Cụ thể là Marquez, trong Tôi đến chỉ để gọi điện thoại, nhân vật Maria cũng vô tình lọt vào một đại tự sự là trại điên, và cô - tiểu tự sự lại không có quyền phản kháng hay thanh minh. Trại điên không cần quan tâm cô đến từ đâu, có điên thật hay không, nguyện vọng của cô là gì, hệ thống không cần những lí do của cá thể, nó chỉ đơn thuần là guồng máy dây chuyền được phép tự vận hành, tự hợp thức hóa.
Cũng như vậy, làng cát trong tiểu thuyết Người đàn bà trong cồn cát của Abe Kobo cũng không quan tâm người đàn ông đến từ đâu, tên tuổi, gốc gác ra sao mà bắt cóc anh một cách vô lí và bắt anh phải xúc cát cùng dân làng. Nếu anh xúc cát thì mới được cung cấp nước uống, sự sống của anh mới được tiếp diễn. Ngoài ra, anh không được quyền đi lại trong làng mà phải ở nguyên trong hố cát mà họ đã giam cầm anh.
Do đó, đại tự sự - làng cát đã xác lập và thể hiện quyền lực của mình không phải bằng cách thuyết phục nhẹ nhàng bằng tình cảm để người đàn ông có thể ở lại giúp làng mà chính là tham vọng và khả năng có thể biến bất kì người khách lạ nào vô tình lạc vào làng cát trở thành tù nhân lao động của họ. Đó cũng chính là cái phi lí lớn nhất trong nền văn minh hậu hiện đại mà chúng ta đang sống.
Chính vì thế, dã man có lẽ là cá tính của làng cát để họ có thể độc chiếm bất kì thứ gì họ muốn, kể cả là con người. Họ thậm chí bất chấp cả pháp luật, đạo đức miễn sao điều họ muốn làm thành công. Bởi đơn giản họ - những người dân sống trong làng cát luôn phải đấu tranh với bão cát để tồn tại nhưng chính quyền - bà mẫu của nhân dân lại làm ngơ trước sự sống còn của họ. Họ ghét chính quyền, ghét những con người được coi là cha mẹ của dân mà lại dửng dưng trước những tai
ương mà họ đang phải đối mặt. Họ là những con người bị bỏ rơi vì vậy “Lẽ cố nhiên, không có lí do gì họ lại chịu ơn thế giới bên ngoài”[6, tr.256]. Ngày ngày, họ chìm ngập trong cát, lặn ngụp để xúc cát đổ đi nơi khác mong cát không nhấn chìm họ. Cũng vì lẽ đó mà khi người đàn ông xuất hiện, họ đã đề phòng anh như đề phòng kẻ thù. Họ ngạc nhiên trước sự xuất hiện của anh, họ nghĩ rằng anh là người của chính quyền phái đến điều tra nên tiến hành thẩm vấn anh như thẩm vấn một phạm nhân “Đôi mắt đỏ ngầu của ông già ánh lên vẻ bí ẩn kì cục - Ông đang điều tra à?...Vậy ra ông không phải là người do chính quyền phái đến đây à?”[6, tr.29].
Điều đó, khiến cho người đàn ông - người khách lạ không khỏi cảm thấy bị quấy rầy và khó chịu. Nhưng vì họ là những con người bị dồn vào hoàn cảnh khắc nghiệt nên những ý định nảy ra trong đầu họ chính vì thế mà không ai thể ngờ tới. Họ đã tiến hành dàn dựng một cuộc bắt cóc người không để lại dấu vết mà con mồi là anh.
Họ đánh bẫy anh như đánh bẫy một con chuột. Mà động cơ của việc bắt cóc ấy vô cùng đơn giản, nếu như các vụ bắt cóc khác trên thế giới là để tống tiền hay làm con tin cho một vụ khủng bố, ẩu đả thì nay vụ dàn binh bố trận bắt cóc người này chỉ nhằm mục đích là có thêm một nhân lực phụ giúp họ trong việc xúc cát. Họ đã đánh bẫy anh một cách nhẹ nhàng không thể ngờ, lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của anh. Thế mới thấy hoàn cảnh tạo nên con người là vậy.
Dã man hơn, là khi họ biến người đàn ông và người đàn bà thành trò chơi tiêu khiển của họ hết sức phi lí. Vì nguyện vọng của anh là được thoát ra khỏi hố cát kia nên họ đưa ra cho anh một điều khoản hết sức tàn bạo là “cùng người đàn bà làm chuyện đó trước mặt họ cho dân làng cùng xem”[6, tr.264]. Một yêu cầu hết sức man rợ, mất hết tính người. Người đọc không thể hiểu nổi họ lấy làm vui gì khi chứng kiến cảnh vật lộn của người đàn ông và người đàn bà ấy chỉ vì đáp ứng yêu cầu nghịch lí của họ. Và cũng vì hoàn cảnh tạo nên con người nên đã biến những người dân làng cát đôn hậu trở thành những con người kinh doanh không có đạo đức ngề nghiệp. Họ bán cát nhiễm mặn cho người ta xây nhà với giá rẻ, dù biết cát đó xây nhà sẽ rất nguy hiểm, không thể đảm bảo chất lượng “Tất nhiên rồi, vì họ bán cát một cách bí mật mà. Họ hạ giá còn một nửa giá tiền thôi…”[6, tr.254] . Vậy
nhưng họ vẫn làm. Phải chăng cuộc sống là vậy? Đấu tranh để tồn tại, tính toán để tồn tại, âm mưu để tồn tại. Ngoài ra, họ có thể hi sinh bất kì một ai đó trong ngôi làng miễn sao có thể bảo vệ sự tồn tại của cả làng. Khi người đàn ông quyết định bắt người phụ nữ làm con tin mong họ nhượng bộ thả anh ra, nhưng họ hoàn toàn không có phản ứng gì.
Làng cát cũng đồng thời là biểu tượng cho những giá trị mà con người làm
“rơi vãi” trong cuộc sống hiện đại. Một thực tế đã chứng minh rằng, xã hội càng hiện đại lại càng có nhiều đổ vỡ. Vì thế cho nên, người đàn ông trong câu chuyện đã muốn chạy trốn thực tại, chạy trốn khỏi cái xã hội ngột ngạt với nhiều đỗ vỡ ấy, nhưng anh càng chạy trốn lại càng rơi vào một xã hội dã man hơn. Vì rằng, cái không khí ngột ngạt, phức tạp ấy không phải ngự trị một chỗ mà nó bao trùm lên tất cả. Thế nên, tình người và các mối quan hệ đạo đức bỗng chốc trở thành những sợi dây quá ư mong manh. Con người có thể bất chấp tất cả để đổi lấy lợi ích cho mình và ngược lại sẽ tàn nhẫn nếu như quyền lợi của mình bị xâm phạm. Con người đối xử với nhau trong một xã hội được xem là văn minh hiện đại như vậy thật là đáng sợ. Trong câu chuyện, làng cát mà Abe Kobo xây dựng làm chúng ta liên tưởng tới xã hội mà chúng ta đang sống hôm nay. Rõ ràng là đang phát triển, được xem là xã hội dân chủ, công bằng và văn minh, thế nhưng bên cạnh những giá trị mà con người đạt được lại còn đó mặt trái không thể ngờ tới. Những tệ nạn xã hội dường như nhiều ngang bằng với những thành tựu mà con người đạt được. Những suy đồi về đạo đức về nhân tính cũng không thể đếm xuể.
Với những gì đã thể hiện, làng cát đặt ra cho chúng ta những suy nghĩ về xã hội ngày nay. Liệu rằng sống trong một hoàn cảnh sống như vậy thì con người sẽ trở nên như thế nào? Và cái còn lại trong mỗi con người là gì? Vậy có hay không một xã hội văn minh đang tồn tại. Bởi, xã hội càng hiện đại thì con người càng dã man. Cũng như vậy, xã hội càng phát triển kéo theo đó là sự phát triển tư duy của con người, nghĩa là con người càng văn minh. Nhưng cái mâu thuẫn và phi lí là con người càng văn minh lại càng dã man hơn bao giờ hết. Dã man và văn minh của
một xã hội hay trong bản thân con người lúc này trở thành hai mặt của một tờ giấy không thể tách rời.
Có thể nói, qua ngôi làng, cái nhà văn phần nào muốn thể hiện đó chính là bức tranh thu nhỏ của xã hội Nhật Bản lúc bấy giờ. Đó là bức tranh về một xã hội phát triển với khoa học kĩ thuật tiên tiến nhưng con người sống trong đó lại cảm thấy ngột ngạt và mất phương hướng. Chính những điều ấy sẽ dẫn đến nguy cơ đỗ vỡ của xã hội. Câu chuyện của tác giả rõ ràng là một câu chuyện phi lí, nhưng nó lại thật tới mức người ta cứ tưởng nó đang diễn ra trước mắt mình. Bởi lẽ, nhà văn đã xây dựng nó dựa trên bối cảnh của xã hội mà ông sống. Trong câu chuyện, ta thấy làng cát vì cứ chạy theo lợi ích của mình mà bất chấp cả tình người và đạo lí, dùng mọi thủ đoạn để có được thứ mình muốn, thậm chí là giẫm đạp lên tự do của người khác. Tác giả muốn qua làng cát, qua đại tự sự mà ông đã xây dựng để lên tiếng cảnh báo về hiện trạng của xã hội hiện đại ngày nay. Đồng thời mong muốn con người sống trong xã hội cần phải có trách nhiệm với chính mình và với xã hội.
3.2. Nhân vật với khát vọng hiện sinh
Xuyên suốt câu chuyện, Abe Kobo không rơi vào bế tắc, bi quan. Sự thích nghi ông vạch ra không phải sự thích nghi an phận, mà thích nghi để vượt lên cái phi lí. Người đàn ông sau bao lần vượt thoát không thành công đã không phá phách, không hung hăng như trước nữa nhưng mong muốn thoát khỏi hố cát vẫn còn ngự trị trong anh. Để tồn tại, anh chấp nhận cuộc sống đêm đào cát ngày thì ngủ của dân làng cát và không nguôi hi vọng về tự do vào ngày mai. Anh làm một cái bẫy và đặt tên nó là “hy vọng” những mong đánh bẫy được một con quạ để liên hệ với xã hội bên ngoài. Đôi lúc, chúng ta vô cùng sửng sốt trước lòng khát khao tự do của con người ấy: để được lên mặt đất, để được nhìn thấy biển, thấy chân trời, anh đã chấp nhận một sự trả giá có thể tổn thương đến lòng tự trọng của loài người. Anh chấp nhận đáp lại yêu cầu mất tính người của bọn dân làng để đổi lấy chút không khí tự do. Ép buộc người đàn bà cùng anh làm tình trước mặt dân làng cho họ xem.
Hành động then chốt của anh sau mỗi lần vượt thoát không thành đó là chấp nhận cư ngụ với hiện tại ở chốn này. Anh phải chấp nhận nơi lưu đày này làm chốn
an cư. Đó là điều mà Heidegger cũng nói tới. Con người không biết vì sao mình bị bỏ rơi tại thế giới này và không biết mình sẽ đi về đâu, nên thế giới lưu đày này cũng đồng thời là chốn an cư. Nhưng con người phải tìm lại cho mình một ý nghĩa sống. Còn Abe Kobo cho người đàn ông tựu thành thể tính con người qua việc sáng chế ra cái bẫy nước giữa vùng sa mạc cát. Đó là hành động chạy trốn, mang tính then chốt của tác phẩm.
Khi tìm ra nước anh thấy mình đã thoát rồi, sự ra đi không còn là điều đáng kể nữa. Kobo Abe viết: “Sự thực là anh vẫn còn ở dưới đáy hố như bấy nay, nhưng anh cảm thấy mình đã trèo tới đỉnh một ngọn tháp cao nhất. Có lẽ thế giới này đã đảo lộn. Các nơi cao thấp không còn như trước nữa. Anh vẫn còn ở trong hố mà thấy như mình đã thoát hẳn ra ngoài”[6, tr. 273]. Nếu anh nói rằng anh đã tìm thấy hạnh phúc lớn nhất của đời anh nơi đáy hố ấy chắc chúng ta cũng không ngạc nhiên.
Tìm ra nước, anh đã tìm ta con người mới của mình và tìm ra cả phẩm chất mới của cát. Nghĩa là cái làng đó, cái nơi đầy ải phi lí đó dưới mắt anh đã khác rồi. Thế mới thấy, đằng sau cái phi lí của mỗi hiện tượng đều ẩn giấu nhiều mặt tất yếu của quy luật. Để đến với tự do, không phải người đàn ông đã vượt qua thành hố cát mà anh đã phải vượt qua bản thân mình. Anh đã từ chạy trốn đến nhập cuộc và từ nhập cuộc đến tự giải phóng. Giải phóng bằng cải tạo ngoại cảnh tức là cải tạo cái cuộc đời phi lí mà anh đang phải đối mặt. Lôgic của đời sống dẫn anh tiến dần về phía ánh sáng.
Bản thân sự sáng tạo đã mang tính vị tha. Tác giả không cho biết gì thêm về những cống hiến sau này của anh cho vùng cát. Nhưng chúng ta chắc chắn anh ở lại tới ngần ấy năm, tách biệt với xã hội, bị coi như kẻ mất tích, không chỉ vì để phổ biến cách lấy nước. Chắc chắn anh phải tìm được cách ngăn cát thay vì lấy sức xúc cát suốt đêm. Chắc chắn, anh phải thấy cái gọi là hạnh phúc nơi vùng đất khắc nghiệt ấy.
Tuy nhiên, việc phát minh ra cái bẫy nước không phải là cớ để người đàn ông ở lại chốn lưu đày chờ dân sở tại đến để chỉ trao cái công trình chiết nước đó mà hành động đó còn có ý nghĩa lớn với riêng anh. Người đàn ông đã tìm kiếm lại được thể tính con người qua hành động phát minh, đưa phẩm giá con người lên một
chiều kích nhân bản cao nhất. Sáng tạo, tư duy và phát minh là để tồn tại, là ban cho đời người một ý nghĩa sống. Và trong việc chọn lựa ý nghĩa ấy, con người đạt đến một chiều kích hoàn toàn tự do. Tự do ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà phải được và chỉ được tựu thành thông qua hành động của con người. Rồi nhịp tự do ấy, may chăng sẽ nối kết một nhịp cầu tương giao vốn đã từng gãy đổ nhiều phen với cuộc sống này trong suốt hành trình chạy trốn của anh. Hành động phát minh sáng tạo là lời khẳng định quyết liệt của con người nhận chốn lưu đày này làm quê hương.
Sáng tạo là chiến thắng của con người trước nghịch cảnh khắc nghiệt của tự nhiên và của giới hạn tron bản thân nhân vật. Là kết quả của một quá trình đấu tranh để được tồn tại của nhân vật. Cũng chính là minh chứng cho khát vọng hiện sinh cháy bỏng trong con người. Nên cuối cùng, người đàn ông đã chấp nhận ở lại hố cát, dù có cơ hội thoát đi. Anh nhủ thầm chờ đến lần sau sẽ thoát. Nhưng chúng ta ai cũng biết rằng sẽ không có lần sau nào nữa. Anh đã qua cái bẫy nước để ràng buộc mình với đời sống nơi làng cát này. Bên cạnh đó, người dân trong làng cát đa số là chấp nhận hoàn cảnh nhưng vẫn có những người mang ý thức phản kháng. Bởi trong họ, khát vọng sống và tự do cũng vô cùng lớn. Và đó còn là những người từ thế giới khác lạc vào đây như anh chàng chào hàng của công ty ấn loát tranh ảnh, chàng sinh viên đi đây đó bán sách...và cả Niki Jimpei nữa. Họ phản ứng là lẽ tự nhiên. Bởi họ khác với những người sinh ra và lớn lên ở đây. Ngoài cát ra, họ còn biết có một thế giới khác không kì dị như làng cát này. Và họ thấy chẳng vì cớ gì mà mình phải chấp nhận cực hình của làng cát cả.
Nhận thức rõ vị trí của mình, không thể chấp nhận thực tế phũ phàng đó, con người đã chạy trốn. Hành động này một mặt thể hiện sự phản kháng nhưng mặt khác nó cũng thể hiện khát vọng tồn tại của con người. Nếu người phụ nữ trốn chạy bằng cách tự ru mình thờ ơ với mọi sự thì người đàn ông đã không như thế. Anh chạy trốn từ đầu đến cuối tác phẩm. Chạy trốn khỏi hoàn cảnh và cả chính bản thân mình. Câu truyện như vẽ lên một hành trình chạy trốn của anh. Nhưng càng hoảng loạn bao nhiêu thì anh lại càng không thể thoát khỏi sự giam hãm của làng cát bằng
cách này. Anh chỉ dừng chạy trốn khi đã khẳng định được mình. Khác với nhiều tác phẩm văn học phi lí khác, ở cuối mỗi tác phẩm nhân vật sẽ chết hoặc bỏ đi thì ở cuối tác phẩm của Abe Kobo, nhân vật đã chiến thắng cái phi lí.
Có thể nói, những gì mà người đàn ông đã trải qua thật là khủng khiếp. Nếu là một người bình thường có lẽ anh đã đầu hàng số phận. Nhưng anh lại là một người giàu lòng tin. Anh chưa bao giờ thôi hi vọng vào sự thắng vượt cuối cùng của bản thân. Trước những thất bại đầu tiên, anh đã luôn tự nhủ “đây chưa phải là đoạn kết mà anh là người chiến bại được”. Chính điều đó đã thôi thúc anh quyết tâm “tôi sẽ là người đầu tiên thoát được khỏi nơi này”[6, tr.138]. Anh luôn coi trọng sự sống còn của mình vì biết còn sống là còn tất cả. Anh làm mọi việc với một niềm tin chắc chắn vào sức mạnh của loài người. Ngay lúc tưởng như mọi thứ đã kết thúc, anh vẫn gửi gắm niềm tin của mình trong cái bẫy “hi vọng”. Và cuối cùng anh đã được đền đáp xứng đáng. Ngoài việc có một niềm tin vững vàng, anh còn luôn hành động. Giờ đây, anh không chạy trốn nữa mà dành tất cả thời gian cho lao động. Anh không lười nhác ỷ lại, mong chờ một sự may mắn ngẫu nhiên đến với mình mà bằng lao động anh đã tự phá các cánh cửa thay vì chờ người khác mở hộ. Anh đã biến lao động thành một bài ca. Anh không làm việc với thái độ miễn cưỡng hay vì lo sợ không được cấp nước, hay vì muốn thể hiện lòng biết ơn đối với người phụ nữ. Mà là với anh, “lao động là một cái gì đó rất cơ bản của con người, một cái gì đó khiến anh có thể chịu đựng được thời gian trôi qua vô ích”[6, tr180]. Loài người từ lao động mà có ý thức và hoàn thiện bản thân. Anh cũng từ trong lao động, sáng tạo trong lao động mà tìm ra con người mới của mình. Anh đã phát hiện ra nước giữa sa mạc từ việc đặt làm một cái bẫy quạ trong lòng cát. Bằng khả năng sáng tạo tuyệt vời, anh đã chiến thắng và vượt thoát khỏi nghịch cảnh khắc nghiệt, không còn phải phụ thuộc vào bất cứ một thứ quyền lực nào khác. Tìm ra nước, anh không chỉ giải thoát cho mình mà còn cho mọi người dân ở đây. Anh đã bước lên một tầm cao mới. Dù vẫn đứng trong lòng cát nhưng anh cảm thấy mình đã “thoát hẳn ra ngoài”, đã “trèo lên tới đỉnh một ngọn tháp cao ngất”[6,tr.273]. Vậy là, người đàn ông không chỉ khẳng định sự tồn tại đầy ý nghĩa của mình trong cuộc đời mà còn