Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

Một phần của tài liệu Phân tíh hiệu quả dự án đầu tư xây dựng dự án trung tâm thương mại và dịch vụ dầu khí đà nẵng (Trang 34 - 40)

1.3 Cơ sở lý thuyết phân tích hiệu quả dự án đầu tư

1.3.5 Tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án

1. Hệ số vốn tự có so với vốn vay: Hệ số này phải lớn hơn hoặc bằng 1. Đối với dự án có triển vọng, hiệu quả thu được là rõ ràng thì hệ số này có thể nhỏ hơn 1, vào khoảng 2/3 thì dự án thuận lợi.

2. Tỷ trọng vốn tự có trong vốn đầu tư phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Đối với các dự án có triển vọng, hiệu quả rõ ràng thì tỷ trọng này có thể là 40%, thì dự án thuận lợi.

3. Tỷ lệ giữa tài sản lưu động có so với tài sản lưu động nợ 4. Tỷ lệ giữa vốn lưu động và nợ ngắn hạn

5. Tỷ lệ giữa tổng thu từ lợi nhuận thuần và khấu hao so với nợ đến hạn phải trả

Trong năm chỉ tiêu trên thì chỉ tiêu thứ 3 chỉ áp dụng cho các dự án của các doanh nghiệp đang hoạt động, bốn chỉ tiêu còn lại áp dụng cho mọi dự án. Hai chỉ tiêu đầu nói nên tiềm lực tài chính đảm bảo cho mọi dự án thực hiện được thuận lợi, 3 chỉ tiêu sau nói lên khả năng đảm bảo thanh toán các nghĩa vụ tài chính.

1.3.5.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án Chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần (Net Present Value – NPV)

› Khái niệm: Giá trị hiện tại thuần là tổng lãi ròng của cả đời dự án được chiết khấu về năm hiện tại theo tỷ lệ chiết khấu nhất định.

› Công thức tính:

Hay

Trong đó:

Bi (Benefit) - Lợi ích của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án thu được (như doanh thư bán hàng, lệ phí thu hồi, giá trị thanh lý thu hồi..)

Ci (Cost) - Chi phí của dự án, tức là bao gồm tất cả những gì mà dự án bỏ ra (như chi đầu tư, chi bảo dưỡng, sửa chữa, chi trả thuế và trả lãi vay…)

r – Tỷ lệ chiết khấu.

n – Số năm hoạt động kinh tế của dự án (tuổi thọ kinh tế của dự án) i – Thời gian (i = 0,1…n)

› Đánh giá chỉ tiêu NPV:

- Nếu dự án có NPV lớn hơn 0 thì dự án đó đáng giá về mặt tài chính

- Nếu dự án có nhiều phương án loại bỏ nhau thì phương án có NPV lớn nhất là phương án đáng giá nhất về mặt tài chính.

- Nếu các phương án của dự án có lợi ích như nhau thì phương án có giá trị hiện tại của chi phí nhỏ nhất thì phương án đó đáng giá nhất về tài chính.

› Ưu và nhược điểm của chỉ tiêu NPV

- Ưu điểm: Cho biết quy mô tiền lãi thu được của cả đời dự án.

- Nhược điểm:

+ NPV phụ thuộc nhiều vào tỷ suất chiết khấu dùng để tính toán. Việc xác định tỷ lệ chiết khấu là rất khó khăn trong thị trường vốn đầy biến động.

+ Sử dụng chỉ tiêu này đòi hỏi xác định rõ ràng dòng thu và dòng chi của cả đời dự án. Đây là một công việc khó khăn, không phải lúc nào cũng dự kiến được.

+ Chỉ tiêu này chưa nói lên hiệu quả sử dụng một đồng vốn.

+ Chỉ tiêu này chỉ sử dụng để lựa chọn các dự án loại bỏ nhau trong trường hợp tuổi thọ như nhau. Nếu tuổi thọ khác nhau, việc lựa chọn căn cứ vào chỉ tiêu này sẽ không có ý nghĩa.

Tỷ số lợi ích / chi phí (Benefit/Cost – B/C)

› Khái niệm: Là tỷ số giữa giá trị hiện tại của lợi ích thu được với giá trị hiện tại của chi phí bỏ ra

› Công thức tính

( )

∑ ( )

+

∑ +

=

= =n

i i

n

i i

r r

Ci Bi C

B

0 0

1

/ 1

› Đánh giá chỉ tiêu B/C

Nếu dự án có B/C lớn hơn hoặc bằng 1 thì dự án đó có hiệu quả về mặt tài chính. Trong trường hợp có nhiều dự án loại bỏ nhau thì B/C là một tiêu chuẩn để xếp hạng theo nguyên tắc xếp vị trí cao hơn cho dự án có B/C lớn hơn.

› Ưu nhược điểm của chỉ tiêu B/C

- Ưu điểm: nổi bật là cho biết hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.

- Nhược điểm:

+ Phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu lựa chọn để tính toán.

+ Đây là chỉ tiêu đánh giá tương đối nên dễ dẫn đến sai lầm khi lựa chọn các dự án loại bỏ nhau, có thể bỏ qua dự án có NPV lớn (vì thông thường phương án có NPV lớn thì có B/C nhỏ). Chính vì vậy khi sử dụng chỉ tiêu B/C phải kết hợp với chỉ tiêu NPV và các chỉ tiêu khác nữa.

+ B/C lớn hay nhỏ còn tuỳ thuộc vào quan niệm về lợi ích và chi phí của người đánh giá. Cho nên khi sử dụng chỉ tiêu B/C để lựa chọn dự án phải biết rõ quan niệm của người đánh giá về lợi ích và chi phí tài chính.

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Returns – IRR)

› Khái niệm: Tỷ lệ này được biểu hiện bằng mức lãi suất mà nếu dùng nó để quy đổi dòng tiền tệ của dự án thì giá trị hiện tại thực thu nhập bằng giá trị hiện tại thực chi phí.

› Công thức tính

Hay

Trong đó:

Bi - Giá trị thu nhập (Benefits) năm i

Ci - Giá trị chi phí (Cost) năm i n- thời gian hoạt động của dự án Có 2 phương pháp chính để tính toán chỉ tiêu IRR của dự án

Phương pháp nội suy: chỉ cần lựa chọn hai suất chiết khấu cao và thấp, để cho hai giá trị NPV tương ứng: một có giá trị âm và một có giá trị dương. Rồi sau đó áp dụng công thức:

2 1

1 1

2

1 ( )

NPV NPV

r NPV r

r

IRR= + − × +

Trong đó: r1 là suất chiết khấu cho giá trị NPV1 > 0 r2 là suất chiết khấu cho giá trị NPV2 < 0

› Ưu nhược điểm của chỉ tiêu IRR:

- Ưu điểm: Nó cho biết lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được, nhờ vậy có thể xác định và lựa chọn lãi suất tính toán cho dự án.

- Nhược điểm:

+ Tính IRR tốn nhiều thời gian

+ Trường hợp có các dự án loại bỏ nhau, việc sử dụng IRR để chọn sẽ dễ dàng đưa đến bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn (thông thường dự án có NPV lớn thì IRR nhỏ)

+ Dự án có đầu tư bổ sung lớn làm cho NPV thay đổi dấu nhiều lần, khi đó khó xác định được IRR

Chỉ tiêu điểm hòa vốn

› Khái niệm: Điểm hoà vốn là điểm có mức sản lượng hoặc mức doanh thu đảm bảo cho dự án đầu tư không bị thua lỗ trong năm hoạt động bình thường.

Điểm hoà vốn có thể được thể hiện bằng mức sản lượng hoặc mức doanh thu.

› Công thức tính

Điểm hoà vốn tính bằng mức sản lượng Qn được xác định như sau:

Nếu gọi:

F là tổng chi phí cố định (định phí) của dự án

v là chi phí biến đổi (biến phí) tính cho một đơn vị sản phẩm dịch vụ p là giá đơn vị sản phẩm dịch vụ

Q0 là sản lượng hoà vốn Ta có: p . Q0 = v . Q0 + F p . Q0 - v . Q0 = F Q0 (p – v) = F

Q0 = F p – v

Điểm hoà vốn tính bằng mức doanh thu D0 được xác định như sau

p v F v p

F p p

Q D

− =

= ×

×

=

1

0 0 0

Công thức trên tính cho trường hợp sản xuất cung cấp một loại sản phẩm dịch vụ. Nếu sản xuất cung cấp nhiều loại sản phẩm dịch vụ cần tính thêm trọng số của từng loại sản phẩm dịch vụ.

› Đánh giá

- Dự án có điểm hoà vốn càng nhỏ càng tốt, khả năng thua lỗ càng nhỏ

- Nếu dự án có nhiều phương án thì phương án nào có điểm hoà vốn nhỏ hơn được đánh giá cao hơn

Trong thực tế, dự án thuộc các ngành khác nhau có cơ cấu đầu tư vốn khác nhau nên điểm hoà vốn rất khác nhau. Do đó, điểm hoà vốn chỉ xét riêng cho từng dự án cụ thể.

› Ưu nhược điểm của chỉ tiêu

- Ưu điểm: Cho biết sản lượng hoà vốn, từ đó có các biện pháp rút ngắn thời gian để đạt được sản lượng hoà vốn. Điều này rất có ý nghĩa khi thị trường có nhiều biến động.

- Nhược điểm: Chỉ tiêu này không nói lên được quy mô lợi nhuận cũng như

hiệu quả của một đồng vốn bỏ ra.

Một phần của tài liệu Phân tíh hiệu quả dự án đầu tư xây dựng dự án trung tâm thương mại và dịch vụ dầu khí đà nẵng (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)