Phân tích môi trường kinh doanh của Viễn thông Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoạh định hiến lượ kinh doanh ủa viễn thông hà nội đến năm 2015 (Trang 49 - 60)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIỄN THÔNG HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu về Viễn thông Hà Nội

2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Viễn thông Hà Nội

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

Phân tích môi trường kinh doanh bao gồm phân tích môi trường kinh tế và phân tích sự ảnh hưởng của các điều kiện chính trị, pháp luật, chính sách và sự ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và xã hội, của sự thay đổi công nghệ gián tiếp và trực tiếp tác động đến doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp phải hoạch định thay đổi, điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình.

2.2. 11. . Môi trường kinh tế

Phân tích môi trường kinh tế lại bao gồm phân tích sự ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, sự biến động của giá cả à tỷ giá, chỉ số chứng khoánv và đầu tư ngoài đến doanh nghiệp làm cơ sở hoạch định chiến lược kinh doanh hay điều chỉnh chiến lược hiện hành cho phù hợp với điều kiện của môi trường, tận dụng được những cơ hội và khắc phục những nguy cơ đưa đến.

a. Sự phát triển kinh tế

* Kinh tế thế giới:

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), kinh tế của 30 nước thành viên OECD trong năm 2007 tăng 2,5%. Tuy nhiên, do việc mất cân đối của các tài khoản vãng lai trên toàn cầu còn rất lớn nên dẫn tới giá trị đồng Đôla Mỹ giảm mạnh chính điều , đó làm tăng tỷ lệ lãi suất và giảm mạnh giá nhà đất trên toàn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của những quốc gia này cũng giảm xuống inh (k tế Mỹ năm 2006 tăng trưởng 3,3%, năm 2007 tăng trưởng còn 2,4%).

Theo đánh giá của Ngân hàng Phát triển hâu Á (ADB), tăng trưởng của các C nền kinh tế hâu Á, trừ Nhật Bản, chậm lại trong năm 2006, xuốngC còn 7,2%, so với 7,4% năm 2005, do tỷ lệ lãi suất tăng và giá dầu mỏ giảm ảnh hưởng đến toàn bộ các lĩnh vực kinh tế. Năm 2007, kinh Ctế hâu Á sẽ tiếp tục tăng chậm lại, chỉ đạt 7%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng này cũng đáng hài lòng, xuất phát từ sự hồi phục kinh tế của các nước công nghiệp, thúc đẩy xuất khẩu của Châu Á tăng lên. Kinh tế Trung Quốc năm 2006 tăng chậm lại, đạt 9,5% và tiếp tục giảm xuống 8,8% trong năm 2007. ADB dự báo triển vọng tăng trưởng của toàn khu vực nhìn chung đều

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

thuận lợi nhờ các điều kiện địa lý và dân số, và tin chắc rằng các nền kinh ngoài tế Trung Quốc sẽ tăng đầu tư để duy trì hoặc tăng tốc độ tăng trưởng (nguồn:

Vinanet).

Tóm lại: Sự chững lại của nền kinh tế thế giới (tiêu biểu là nền kinh tế Mỹ) phần nào ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Hà Nội vì nó làm suy giảm khả năng thanh toán. Cũng nhìn từ góc độ nền kinh tế thế giới thì sự phát triển của kinh tế Trung Quốc lại mang lại nhiều thuận lợi hơn cho Viễn thông Hà Nội vì quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội giữa hai nước sẽ thường xuyên hơn.

* Kinh tế trong nước:

Năm 200 , tốc độ tăng trưởng đạt mức cao nhất trong 7 10 năm qua. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cả năm 2007 đạt 8,4 %. Trong đó: 8 nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 3,84%, công nghiệp và xây dựng chiếm 10,3%, dịch vụ chiếm 7,15%. Trong khi đó, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng từ 40, % năm 2004 6 lên 41,2% năm 200 Tỷ trọng của ngành dịch vụ tăng từ 7.

41,3% năm 2006 lên 46,8% năm 200 (7 Nguồn: Tổng hợp từ “Báo cáo kinh tế Việt Nam 2007” của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương).

Cơ cấu nội bộ các ngành dịch vụ bắt đầu có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ có chất lượng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm.

Nền kinh tế phát triển nhanh môi trường cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn, thông tin trở thành hàng hoá, sự trao đổi thông tin càng trở nên thường xuyên hơn và đóng vai trò ngày càng quan trọng.

Nền kinh tế phát triển nhanh với chính sách khuyến khích đầu tư làm cho số lượng, quy mô doanh nghiệp tăng nhanh, điều đó làm tăng số lượng và quy mô khách hàng.

Trong tình hình cụ thể hiện nay, thị trường Việt Nam đang thay đổi do việc mở rộng hơn nữa sự tham gia của các công ty nước ngoài thông qua các hiệp định

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

thương mại, các quy định về một thị trường tự do giữa các nước ASEAN thì người tiêu dùng càng có nhiều sự lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ. Do vậy dịch vụ viễn thông sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh hơn, không chỉ về chất lượng mà còn về giá, về công nghệ, về các tiện ích đi kèm.

* Thủ đô Hà Nội:

Đối với Thủ đô Hà Nội, tình hình phát triển kinh tế cũng đạt được những thành tựu đáng kể. GDP tăng bình quân 11,18% trong giai đoạn 2000 2005- . Tốc độ tăng GDP trung bình của Thủ đô giai đoạn 2000-2005 cao hơn so với cả nước từ 2 đến 3%, năm 2006 và 2007 đều đạt trên 1 %. GDP bình quân theo đầu người của 2 Thủ đô gấp 2,1 lần so với cả nước. Cơ cấu kinh tế Thủ đô chuyển dịch theo hướng công nghiệp dịch vụ nông nghiệp. - -

Định hướng về dịch chuyển cơ cấu kinh tế Thủ đô đến năm 2010 chuyển dịch cơ cấu theo hướng dịch vụ công nghiệp nông nghiệp Tăng trưởng GDP trung - - . bình giai đoạn 2006 2010 của thành phố sẽ đạt từ 11 12% và dự báo đến năm 2010 - - thu nhập GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 30 - 31,2 triệu đồng. (nguồn:

laodong.com.vn)

Tóm lại: Việc tăng trưởng GDP tạo điều kiện tốt để các ngành dịch vụ viễn thông phát triển mạnh mẽ hơn.

b. Thu nhập bình quân đầu người

Trong những năm gần đây, mức độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam khá cao nên thu nhập thực tế bình quân đầu người theo GDP cũng tăng lên. Thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt khoảng 13 triệu đồng/người.

Với chính sách kích cầu của Nhà nước; chúng ta đã tiến hành cân đối lại thu nhập quốc dân, điều chỉnh mức lương tối thiểu để nâng cao thu nhập cho những người làm công ăn lương Một bộ phận chiếm tỷ trọng lớn trong dâ- mkn số Hà Nội;

đây là nhân tố thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Viễn thông Hà Nội vì khi thu nhập tăng tiêu dùng sẽ tăng lên.

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

Tóm lại: Thu nhập bình quân đầu người tăng sẽ có nhiều người có nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông, tạo điều kiện tốt để các ngành dịch vụ viễn thông ngày càng phát triển.

c. Lãi suất ngân hàng

Từ đầu năm 2008, lãi suất chủ đạo của các Ngân hàng nhà nước tăng cao hơn trước. Tháng 2/2008, lãi suấ tăng từ 8,25% lên 8,75% và đến tháng t 8/2008 lãi suất của ngân hàng Nhà nước tăng lên đến 14% (nguồn: Báođiện tử VietNamNet). Lãi suất cao gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc vay vốn đầu tư để mở rộng sản xuất.

Chính sách lãi suất cao hạn chế việc mở rộng đối tượng phục vụ của Viễn thông Hà Nội, hạn chế việc đầu tư, mua sắm trang thiết bị để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Tóm lại: Việc tăng lãi suất là nguy cơ cho sự phát triển của Viễn thông Hà Nội, làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nên cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viễn thông Hà Nội.

d. Tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ

Tại thị trường Việt Nam, tỷ giá hối đoá giữa đồng USD và VND đã được duy i trì khá ổn định trong vài năm gần đây, năm 2007 giá USD tăng khoảng 5%. Giá của đồng USD trong một thời gian dài giữ ở mức khá ổn định khoảng 16. 00 đồng.5

Sự ổn định này của tỷ giá hối đoái là nhờ lượng cung ngoại tệ tương đối dồi dào với biểu hiện cụ thể nhất là cán cân thanh toán của Việt Nam đạt thặng dư. Mặc dù tháng 7/2008, tỷ giá USD/VND có tăng mạnh, giá USD trên thị trường tự do có lúc lên tới 19.000 VND/USD. Những diễn biến của USD tăng mạnh so với Việt nam đồng vào tháng 7 vừa qua là do tâm lý đầu cơ và lo sợ đồng USD tăng của người dân chứ không phải do biến động của nền kinh tế nên khi có sự can thiệp của Nhà nước không tăng lãi suất dự trữ bắt buộc đối với ngoại tệ, tỷ giá lại giảm - mạnh và trở lại mức 16.600 VND/USD.

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

Tóm lại: Viễn thông Hà Nội là một doanh nghiệp nhập khẩu thiết bị nên tỷ giá ngoại tệ thay đổi có ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh. Với tình hình ổn định về tỷ giá và chính sách tiền tệ thắt chặt để hỗ trợ mục tiêu kìm chế lạm phát sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp ổn định sản xuất và phát triển kinh doanh.

e. Đầu tư nước ngoài

Ngày 1/1/1988, luật đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam chính thức có hiệu lực, kể từ đó đến nay đầu tư nước ngoài tại Việt nam đã qua chặng đường 20 năm và đã thu được những kết quả to lớn, tạo ra những động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội Việt Nam không ngừng phát triển.

Luật đầu tư nước ngoài đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần vào tháng 6/1992, 11/1996, 6/2000, năm 2003… Ngoài ra nhiều chủ trương chính sách, cơ chế liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài được Chính phủ, Bộ ngành, các địa phương ban hành. Tất cả các việc làm đó đều hướng tới một môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, hiệu quả, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư và làm ăn lâu dài tại Việt Nam. Với một thị trường khá hấp dẫn, giá thuê nhân công khá rẻ so với các nước trong khu vực, đã có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam. Ngoài các tổ chức kinh tế, chính phủ của các quốc gia, còn có tổ chức phi Chính phủ, các nguồn viện trợ của ODA, BOT, FDI…

Đầu tư nước ngoài đóng góp không nhỏ cho tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam từ mười năm trở lại đây. Trong 6 tháng đầu năm 2008 Việt Nam đã thu hút đầu tư nước ngoài khoảng 23 tỷ đô la và xấp xỉ bằng 80% đến 90% vốn đầu tư năm 2007.

Khi Việt Nam đang nỗ lực thu hút nguồn đầu tư này, chính phủ Hoa Kỳ cũng cố gắng giúp các doanh nghệp Mỹ dễ dàng đầu tư vào Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, các nước thuộc Đông Bắc Á thường dẫn đầu vốn đầu tư vào Việt Nam như Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hồng Kông thì nay Nhật Bản đang vươn lên vị trí dẫn đầu với những cam kết mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo cấp cao hai nước.

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

Vùng BCC với NTTV là vùng phía Bắc Hà Nội nơi tập đoàn NTT Nhật Bản đầu tư vào mạng viễn thông Hà Nội theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh với ổng Công ty Bưu chính iễn thông Việt Nam (VNPT) với vốn đầu tư dự án T V 194 triệu USD trong 15 năm.

Phía NTTV có nghĩa vụ cung cấp vốn để xây dựng, nâng cấp phát triển mạng lưới viễn thông trong khu vực, phối hợp trợ giúp trong đào tạo, chuyển giao công nghệ quản lý kinh doanh khu vực dự án.

Mỹ cũng là nước có số vốn đầu tư vào Việt Nam lớn (đứng thứ 3) Việc các . doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào lĩnh vực viễn thông sẽ làm giảm thị phần của Viễn thông Hà nội và gây khó khăn trong việc sản xuất kinh doanh của Viễn thông Hà Nội.

Việt Nam gia nhập WTO cũng là động lực thúc đẩy các nhà đầu tư tăng vốn vào các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, viễn thông,…đồng thời chuyển dịch đầu tư từ các khu vực khác vào Việt Nam. Rõ ràng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ về cả lượng và chất.

Tóm lại: Việc tăng nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chính là cơ hội cho Viễn thông Hà Nội phát triển các dịch vụ gia tăng mới.

2.2.1.2. Môi trường công nghệ

a. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cho phép đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thị trường

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, sự ứng dụng rộng rãi của công nghệ này vào trong cuộc sống đã làm thay đổi cơ bản trong đời sống kinh tế xã hội. Đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông tác động của công nghệ thông tin đã tạo nên một số xu hướng phát triển dịch vụ viễn thông trên thế giới như sau:

- Sự hội tụ giữa viễn thông, tin học và phát thanh truyền hình sẽ làm thay đổi cơ cấu thị trường dịch vụ cũng như thiết bị mạng lưới. Sự bùng nổ và xu hướng xã hội hoá nhanh chóng của dịch vụ Internet.

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

- Tính toàn cầu hoá và cá nhân hoá: sự phát triển mạng lưới, dịch vụ của mỗi quốc gia đều gắn với sự phát triển chung của công nghệ, tiêu chuẩn thế giới, gắn liền với mạng quốc gia trên toàn cầu. Sự hình thành các hạ tầng thông tin toàn cầu cũng như khu vực. Khả năng truy nhập mở với tính di động và cá nhân hoá toàn cầu...

- Các ứng dụng mạnh mẽ của Internet trong việc tìm kiếm thông tin, dịch vụ E-mail, Fax, Video-phone, âm nhạc, truyền số liệu, giao dịch buôn bán, phục vụ cho việc học tập nghiên cứu đã làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ tăng lên nhanh chóng, tốc độ phát triển trung bình hàng năm đạt 200%.

- Ngoài các dịch vụ thông thường hiện nay như điện thoại, Fax, Telex, thông tin di động, internet, truyền số liệ .. Nhiều dịch vụ mới sẽ ra đời trên cơ sở của hội u.

nhập giữa viễn thông và tin học. Một số dịch vụ viễn thông mới có thể kể ra như dịch vụ ISDN, dịch vụ mạng thông minh, dịch vụ thông tin cá nhân, Frame Relay...

b. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ khiến nhu cầu về vốn tăng, buộc các doanh nghiệp phải liên doanh, liên kết với nhau

Để thích ứng với sự phát triển nhanh của công nghệ, tăng hiệu quả cho hoạt động sản xuất kinh doanh đòi hỏi phải có lượng vốn đầu tư lớn; dẫn tới sự hội nhập của các tập đoàn kinh tế trong và ngoài ngành để nâng cao sức cạnh tranh, tăng cường và phát huy thế mạnh của các doanh nghiệp, phát triển công nghệ mới.

Tóm lại: Sự thay đổi về khoa học công nghệ có tác động tốt đến sự phát triển của Viễn thông Hà Nội.

2.2.1.3. Môi trường chính trị pháp luật

Tình hình chính trị, xã hội của Việt Nam thời gian qua được ổn định và giữ vững; điều đó đã tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông nói riêng trong đó có Viễn thông Hà Nội. Sự ổn định về chính trị tạo điều kiện thuận lợi để Viễn thông Hà Nội đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng tạo niềm tin cho các

LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN

nhà đầu tư khác, vì lẽ đó khách hàng của Viễn thông Hà Nội được mở rộng hơn vì những lý do đã phân tích ở trên.

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông được Quốc hội khoá X chính thức thông qua, trở thành văn bản pháp quy cao nhất đối với ngành Viễn thông kể từ trước đến nay; đã tạo một cơ sở pháp lý quan trọng cho phát triển sản xuất kinh doanh của Viễn thông Hà Nội, đây là một yếu tố thuận lợi bảo đảm một khung pháp lý cho các doanh nghiệp trong ngành Viễn thông hoạt động. Thị trường trở nên sôi động nhờ một hành lang pháp lý mới; điều đó làm tiền đề cho việc hình thành môi trường kinh doanh thông thoáng, mang tính cạnh tranh cao hơn với thêm nhiều thành phần cùng tham gia vào kinh doanh dịch vụ.

Kể từ khi nghị định 109/1997/NĐCP được ban hành trong đó xác định Viễn thông là một ngành kinh tế dịch vụ, phục vụ thông tin liên lạc của Đảng và Nhà nước; Nghị định này cũng xoá bỏ dần chế độ độc quyền của ngành Viễn thông. Đối với thị trường nội địa đã không còn độc quyền doanh nghiệp Viễn thông mà các doanh nghiệp khác thuộc mọi thành phần kinh tế đã được phép cung cấp dịch vụ Viễn thông. Với sự phê chuẩn Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông của Nhà nước - 6/2002, khung pháp lý về viễn thông đã được xác lập; phân loại, làm rõ cơ chế cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước và chuẩn bị cạnh tranh quốc tế, nghĩa vụ các hoạt động công ích... được bổ sung sửa đổi phù hợp.

Việc Nhà nước cho phép mở cửa dần thị trường viễn thông đã tạo điều kiện cho ra đời Công ty Cổ phần Dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT), Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (Vietel), sau đó là Công ty Viễn thông Điện lực (EVN), Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội…

Trong quan hệ đối ngoại Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ trong đó có một cam kết quan trọng là việc mở rộng thị trường dịch vụ. Việt Nam cho phép các công dân và công ty Mỹ đầu tư vào hàng loạt các dịch vụ: Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm và các dịch vụ chuyên ngành viễn thông như: phân phối, các sản phẩm nghe nhìn và các dịch vụ khác theo kế hoạch đã được chấp thuận của

Một phần của tài liệu Hoạh định hiến lượ kinh doanh ủa viễn thông hà nội đến năm 2015 (Trang 49 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)