CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI VIỄN THÔNG HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Viễn thông Hà Nội
2.2.2. Phân tích môi trường vi mô
Trước năm 1995 dịch vụ viễn thông là một ngành Nhà nước độc quyền giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt nam (gọi tắt là VNPT) cung ứng và khai thác. Từ năm 1995 theo xu hướng chung của thế giới, trước những đòi hỏi của sự phát triển, Nhà nước đã từng bước mở cửa thị trường viễn thông nội địa bằng việc cho phép thành lập Công ty cổ phần Viễn thông Sài gòn (sau đây gọi tắt là SPT) và Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội (sau đây gọi tắt là Vie tel) năm t 1997; năm 2002, các Công ty Viễn thông Điện lực (gọi tắt là EVN) và Công ty cổ phần Viễn thông Hà Nội cũng được thành lập. Các công ty này được phép kinh doanh các dịch vụ viễn thông mà trước đây chỉ có mình VNPT độc quyền cung cấp.
Đây là những đối thủ cạnh tranh chủ yếu của VNPT nói chung và Viễn thông Hà Nội nói riêng. Hiện nay, đã có nhà cung cấp dịch vụ di động, 7 nhà cung cấp dịch 5 vụ cố định (thêm VTC và FPT), 6 nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đường dài và quốc tế, hơn 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) và hàng chục doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung thông tin.
Bảng 2.1: Các nhà cung cấp các sản phẩm,dịch vụ viễn thông
Nhà cung cấp Các dịch vụ viễn thông
Viễn thông Hà Nội C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d , di động, int net er Viettel C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d , di động, internet EVN Telecom C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d , di động, internet SPT C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d , di động, internet Hanoi Telecom C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d , di động, internet
FPT Internet
VTC C ố định ội ạt, cố định đường ài n h d
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
b. Những nhìn nhận đánh giá về các đối thủ cạnh tranh
* Công ty Điện tử Viễn thông quân đội (Viettel):
Năm 1998, Viettel đã được Tổng cục Bưu điện cấp phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động mặt đất. Dịch vụ đầu tiên của Vie tel là điện t thoại đường dài IP giá rẻ (VoIP) với mã số 178 được đưa vào khai thác tháng 10/2000. VoIP 178 đã thu hút được một lưu lượng lớn khách hàng gọi đường dài.
Ưu thế của người cung cấp dịch vụ đầu tiên cộng với áp dụng một chính sách khuyến mại phù hợp, kích thích khách hàng sử dụng dịch vụ nên hiện nay khách hàng sử dụng dịch vụ VoIP của Viettel chiếm 5% tổng lưu lượng thoại gọi đường dài.
Tiếp theo dịch vụ VoIP 178 sau khi thiết lập xong mạng ISP, Vie tel đã đưa t ra khai thác và phục vụ dịch vụ truy nhập Internet. Tuy nhiên hiện nay dịch vụ Internet của Vie tel phát triển rất chậm và chiếm thị phần chưa đáng kể do cạnh t tranh trên lĩnh vực này khá mạnh, Vie tel đưa dịch vụ internet ra chậm hơn các nhà t khai thác khác và nội dung thông tin trên trang Web của V tel còn rất sơ lược và iet không phong phú.
Tháng 10/2004 Viettel thiết lập mạng di động sử dụng công nghệ GSM và triển khai trên phạm vi toàn quốc. Viettel có đầy đủ hạ tầng mạng với cổng vệ tinh quốc tế, có đường truyền riêng nên họ có thể đưa ra mức cước phí hấp dẫn khách hàng. Mặt khác do sử dụng công nghệ GMS nên họ có thể hoà mạng nhanh chóng với Vinaphone và Mobiphone. Đến nay dịch vụ di động Viettel Mobile đã phủ sóng 64/64 tỉnh thành trong cả nước với hơn 400 trạm phát BTS tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Đến nay Vie tel có số lượng thuê bao động lớn nhất khoảng 19 t triệu thuê bao (chiếm 40,4% thị phần).
Đối với Vie tel có thể thấy một số điểm mạnh và điểm yếu sau:t
Điểm mạnh: Là công ty đi vào hoạt động sau Viễn thông Hà Nội và VNPT nên công ty đã tiếp cận và thiết lập mạng áp dụng công nghệ mới nhất sử dụng giao
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
thức internet với giá rẻ (như mạng thoại VoIP) do đó đã có sự thành công nhất định và tạo lợi thế cạnh tranh về giá của dịch vụ VoIP 178 trong một thời gian nhất định, chất lượng sản phẩm dịch vụ khá tốt, hoạt động chăm sóc khách hàng tốt, có phương án tổ chức marketing và khuyếch trương dịch vụ phù hợp.
Điểm yếu: Nguồn nhân lực còn bị hạn chế, do không có mạng trục riêng để kết nối các thành phố trong cả nước nên Vie tel phải thuê kết nối mạng VoIP 178 qua mạng t trục của Viễn thông Hà Nội và VNPT, dẫn đến không chủ động trong kết nối, phụ thuộc vào cơ sở thiết bị của VNPT, đôi khi ảnh hưởng tới các kế hoạch về thời gian tiến độ đưa dịch vụ vào hoạt động.
* Công ty Cổ phần Viễn thông Sài gòn (SPT):
Được thành lập năm 1995 bởi 11 doanh nghiệp nhà nước, trở thành công ty cổ phần năm 1998. Giống như Vie tel, SPT có giấy phép kinh doanh nhiều loại hình t dịch vụ trong lĩnh vực iễn thông. Từ khi đi vào hoạt động, dịch vụ internet và dịch v vụ xuất nhập khẩu là những dịch vụ kiếm lợi nhuận nhiều nhất của SPT. Dịch vụ Internet của SPT phát triển mạnh trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. SPT đang điều hành hơn 100 điểm internet cafe tại TP Hồ Chí Minh; Tuy nhiên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ internet của SPT tại Hà Nội hiện rất hạn chế và hầu như chưa đáng kể. Vừa qua SPT cũng đã đưa ra dịch vụ điện thoại đường dài giá rẻ VoIP 177 vào phục vụ khách hàng; do mới triển khai và đi sau 171 của VNPT và 178 của quân đội, đồng thời cũng không có chiêu thức gì mới trong bán dịch vụ nên thị phần 177 vẫn rất nhỏ bé so với thị phần VoIP của 171 và VoIP của 178. SPT đang khai trương mạng di động sử dụng công nghệ CDMA phục vụ các khách hàng tại Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh, với mục tiêu là cung cấp từ 700.000 đến 1.000.000 thuê bao di động CDMA. Với SPT có thể thấy một số điểm mạnh và điểm yếu sau:
Điểm mạnh: Được sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính Phủ; tiềm lực tài chính mạnh, khả năng huy động vốn lớn, chất lượng sản phẩm dịch vụ khá tốt.
Điểm yếu: Nguồn nhân lực còn bị hạn chế, không có mạng trục riêng để kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong cả nước nên Viet el phải thuê kết nối qua mạng trục t
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
của Viễn thông Hà Nội và VNPT dẫn đến không chủ động trong kết nối, phụ thuộc vào cơ sở thiết bị của VNPT, đôi khi ảnh hưởng tới các kế hoạch về thời gian tiến độ đưa dịch vụ vào hoạt động; Các dịch vụ tính cước, thu cước đều phải thuê bưu điện thực hiện giúp; mặt hàng chưa phong phú; đại lý tiêu thụ, giới thiệu sản phẩm hầu như chưa có tại Hà Nội.
* Công ty viễn thông điện lực (EVN):
Là doanh nghiệp nhà nước có tiềm lực mạnh được phép thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định đường dài trong nước và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định nội hạt từ tháng 4/2002, các dịch vụ cơ bản cung cấp như sau: Dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế; cho thuê kênh truyền mọi tốc độ; dịch vụ thư điện tử, truy cập từ xa; Web; mạng truyền số liệu; dữ liệu tiếng nói IP; dịch vụ tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin, viễn thông; thiết lập mạng xương sống.
Hiện công ty EVN mới đưa dịch vụ VoIP 176 vào hoạt động nhưng thị phần chưa đáng kể (<1%); ngoài ra mới đang thử nghiệm trong một phạm vi hẹp các ứng dụng truyền tín hiệu viễn thông trên mạng cáp điện lực; trong thời gian tới nếu công nghệ truyền tín hiệu thông tin viễn thông trên mạng cáp điện lực thành công ở hiện trường thì công ty EVN sẽ tận dụng được năng lực to lớn của mạng lưới điện thành phố do hiện nay hầu hết mọi gia đình thành phố đều đã có đường dây điện kéo đến nhà nên sẽ giảm được chi phí đầu tư do không phải xây dựng mới mạng cáp viễn thông dùng riêng. Hiện nay phần mạng cáp viễn thông dùng riêng chiếm tới 60%
kinh phí cho các hệ thống viễn thông. Do vậy, Công ty Viễn thông Điện lực là một đối thủ lớn trong thời gian tới.
* Công ty Cổ phần iễn thông Hà nội V (Hanoi Telecom):
Được thành lập 11/2002, Công ty được sử ủng hộ mạnh mẽ của UBND Hà Nội; định hướng của HaNoi Telecom là xây dựng một hệ thống thông tin viễn thông hiện đại, có công nghệ tiên tiến, cung cấp các dịch vụ viễn thông số đa dịch vụ băng rộng và định hướng phát triển lên các hệ thông thông tin di động thế hệ cao hơn. Một trong những mục tiêu của công ty này là cạnh tranh trên lĩnh vực điện
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
thoại di động sử dụng công nghệ CDMA. Đến nay HaNoi Telecom có hơn 3 triệu thuê bao điện thoại di động, chiếm 6,5% thị phần.
* Công ty thông tin di động VMS:
Thành lập năm 1993 trên cơ sở hợp tác kinh doanh theo hình thức BCC giữa Tổng công ty BCVT và Comvik (Thuỵ Điển). Tiếp thu kinh nghiệm của bên liên doanh nên phương thức hoạt động của doanh nghiệp này có phần linh hoạt hơn so với Vinaphone. Các chương trình và chiêu thức khuyến mại được thực hiện khá bài bản. Dịch vụ bán hàng và sau bán hàng của công ty khá tốt và thuận lợi hơn Vinaphone. Cơ cấu quản lý phân tán kết hợp tập trung tạo cho công ty sự nhanh chóng trong chỉ đạo điều hành phù hợp với những biến đổi nhanh chóng của thị trường hiện nay. Thị phần của công ty chiếm 27,8% số thuê bao điện thoại di động trên toàn mạng, hiện tại có hơn 13 triệu thuê bao.
c. Đánh giá tình hình cạnh tranh các dịch vụ viễn thông tại Hà Nội
Thị trường Viễn thông của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng đã trở nên hết sức sôi động. Với sự tham gia của Vie tel trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ t điện thoại đường dài giá rẻ VoIP năm 2000 là một cú huých đầu tiên báo trước một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước và khu vực. Sự xuất hiện của nhà cung cấp dịch vụ như SPT với dịch vụ điện thoại VoIP 177 và dịch vụ thoại di động CDMA sẽ làm cho thị trường càng trở nên sôi động hơn, tuy nhiên mạng di động sử dụng CDMA vẫn còn chiếm thị phần khá khiêm tốn, hiệu suất sử dụng dải đầu 095 của Fone chỉ đạt 43%. Các doanh S- nghiệp hiện đang cung cấp cho khách hàng dịch vụ internet cũng đang cạnh tranh hết sức quyết liệt trong đó mạnh nhất phải kể đến FPT tại Hà Nội. Hiện thị trường di động của Việt Nam đang có tốc độ tăng trưởng thuê bao quá nóng. Năm 2007 cả nước đã phát triển thêm hơn 12 triệu thuê bao, bằng gần tổng số thuê bao của 10 năm trước cộng lại mà các nhà cung cấp chính là Viettel, Mobifone và Vinaphone.
Đối với dịch vụ thoại công nghệ VoIP giá rẻ: theo số liệu thống kê cho thấy từ khi mở cửa thị trường viễn thông với sự tham gia của Vie tel và SPT, lưu lượng t
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
của dịch vụ thoại qua mạng IP tăng liên tục. Trung bình lưu lượng điện thoại IP trong nước đạt 7,5 triệu phút/tháng. Lưu lượng điện thoại IP trên tổng lưu lượng điện thoại đường dài tại những tỉnh có mở dịch vụ IP là khá cao chiếm 48% (điều này cũng đồng nghĩa lưu lượng qua mạng điện thoại thông thường giảm 48%). Tuy nhiên nếu tính trên tổng lưu lượng điện thoại đường dài trong cả nước, kể cả những tỉnh, thành chưa có POP thì mới chỉ đạt 12%. Tại những tỉnh, thành phố có POP thì thị phần điện thoại đường dài truyền thống chiếm 52%, còn lại là của dịch vụ VoIP, trong đó dịch vụ 178 của Viet el mạnh nhất chiếm 27%, theo sát là 171 của VNPT t chiếm 23% và thấp nhất là của 177 của SPT chiếm gần 3% do sinh sau đẻ muộn.
Đối với điện thoại VoIP quốc tế thì so với tốc độ tăng trung bình hàng năm của điện thoại quốc tế chiều đi là khoảng 13 14% tổng lưu lượng chiều đi quốc tế - của cả điện thoại IP. Đến nay 171 quốc tế của VNPT chiếm thị phần lớn nhất (21%), 178 quốc tế của Viet el lùi về vị trí thứ 2 với 16% và 177 quốc tế của SPT t chiếm 2% (nguồn: hnt-vnpt.com.vn).
H2.1:Thị phần điện thoại liên tỉnh 2007 H2.2:Thị phần điện thoại QTế chiều đi 2007
Đối với lĩnh vực cung cấp dịch vụ truy cập Internet: việc cạnh tranh cũng rất gay gắt. Với 12 công ty được nhà nước cấp phép cung ứng dịch vụ internet, thị trường đã trở nên rất chật chội. Dù các đơn vị mới chưa bán sản phẩm nhưng các công ty lớn như VDC (thuộc Viễn thông Việt Nam đại diện cho VNPT và tại các
178 27%
177 3%
PSTN 47%
171 23%
IDD 61%
171 21%
178 16%
177 2%
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
tỉnh đại diện là các viễn thông Tỉnh, Thành phố), FPT, Netnam, Vie tel... đã tăng t cường tiếp thị để thu hút khách hàng. Sự xuất hiện của các nhà cung cấp dịch vụ internet đã làm cho lượng khách hàng sử dụng internet của VNPT nói chung và của Viễn thông Hà Nội nói riêng giảm đáng kể.
Hình 2.3:Phân bố thuê bao Internet ă n m 2007
Do cạnh tranh mạnh như vậy nên các đơn vị cung cấp dịch vụ trên internet (ISP) đều phải tăng cường chương trình khuyến mại. Các nhà cung cấp hiện cạnh tranh để giành khách hàng bằng cách khuyến mại khách hàng không cần phải trả phí hoà mạng (dịch vụ Internet trả sau) mà chỉ cần trả phí cước truy nhập internet theo mức sử dụng thực tế. Cước thuê bao và phí truy nhập hàng tháng lại được các ISP liên tục miễn phí cho khách hàng hoặc giảm giá theo thời lượng truy cập.
Cuộc chiến giữa các nhà cung cấp dịch vụ Internet (các ISP) hiện vẫn không dừng lại với việc các đơn vị đã vận dụng chính sách khuyến mãi rất linh động để giảm giá một cách gián tiếp. Các chương trình khuyến mãi cứ nối tiếp không ngừng để thu hút khách hàng.
Liên tục trong nhiều tháng, FPT đã giảm giá cước truy nhập qua hình thức gián tiếp cho các thuê bao trả trước và trả sau do vậy số lượng khách hàng chuyển sang sử dụng của FPT cũng khá lớn. Tuy nhiên, tính toàn cục hiện tại thì VNPT (Viễn thông HN tại Hà Nội) vẫn tạm thời chiếm ưu thế.
VDC 70%
FPT 15%
NETAM 6%
SPT 9%
VDC FPT NETAM SPT
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
Đối với dịch vụ điện thoại di động: sự cạnh tranh trong thời gian qua về điện thoại di động giữa mạng Vinaphone, VMS và các dịch vụ di động sử dụng công nghệ CDMA của SPT, mạng GSM của Vietel cũng rất sôi nổi. Tổng số thuê bao di động xác định đến tháng 5/2008 trên toàn mạng của 4 doanh nghiệp này là 48.023.185 thuê bao. Trong số đó, đứng đầu là Viettel có 19.426.006 thuê bao (chiếm 40,45 % thị phần), VMS có 13.341.217 thuê bao (chiếm 27,78 % thị phần), VinaPhone có 12.108.310 thuê bao (chiếm 25,22% thị phần), S-Fone có 3.184.252 thuê bao (chiếm 6,55% thị phần) .
Hình 2.4: Thị trường di động tháng 5/ 2008 (nguồn: thongtincongnghe.com.vn) Như vậy với sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước, cạnh tranh trong viễn thông đã được khởi động và ngày càng trở nên gay gắt hơn. Với lộ trình mở cửa của Hiệp định thương mại Việt Mỹ, hội nhập AFTA, thị trường viễn thông - Việt Nam sẽ từng bước mở rộng hoàn toàn. Tuy nhiên, đối với ngành viễn thông là một ngành công nghệ cao, các thiết bị chủ yếu đều phải nhập từ nước ngoài khi thực hiện theo các Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, WTO các công ty Mỹ và các công ty nước ngoài sẽ là người được hưởng lợi nhiều nhất vì họ có công nghệ, có tiềm lực tài chính mạnh và bề dày kinh nghiệm kinh doanh viễn thông. Giai đoạn này khi các Nhà khai thác nước ngoài mới xuất hiện thì sự cạnh tranh mới chỉ là những thách thức ban đầu.
LÝ PHƯƠNG LAN Cao học QTKD 2006 - 2008 – ĐHBK HN
Chúng ta nhận thức được rằng cạnh tranh là một xu hướng tất yếu trên thế giới và trong nước; nó trở thành nhân tố quyết định cho sự phát triển cử nền kinh tế.
Chính do cạnh tranh mà các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải tìm cách hạ giá thành sản phẩm dịch vụ, không ngừng cải tiến và đưa ra các dịch vụ với chất lượng cao, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ để không ngừng phát triển; không ngừng thu hút khách hàng về với mình so với các đối thủ cạnh tranh khác. Nhờ những động lực đó mà nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển.
2.2.2.2 Phân tích người cung ứng thiết bị viễn thông
Các doanh nghiệp Viễn thông Việt Nam với sự nỗ lực của mình đang từng bước tìm hiểu để nắm bắt và tự chủ về thiết bị viễn thông. Trong thời gian 20 năm đổi mới vừa qua, với phương châm hiện đại hoá mạng lưới theo hướng đi tắt đón đầu, phần lớn thiết bị Viễn thông của Việt Nam đều được nhập từ những nước và từ các nhà cung cấp hiện đại trên thế giới. Các nhà cung cấp thiết bị viễn thông chủ chốt có thể kể ra như: Hãng Siemens; hãng Alcatel; hãng Bosch Telecom, Telstra, Nortel, Ericsson, Lucky Goldstar và một số hãng viễn thông nổi tiếng khác như Lucent Technologies, Cisco, Datacraft.
Quan hệ của doanh nghiệp Viễn thông với các nhà cung cấp là quan hệ ổn định và hợp tác, hai bên cùng có lợi. Các hãng trên thế giới mang vào Việt Nam những công nghệ Viễn thông tin học hiện đại mà trong nước chưa sản xuất được.
Với tiến trình mở cửa, thị trường viễn thông tại Việt Nam càng trở nên sôi động và gây được sự chú ý đối với nhiều tập đoàn trên thế giới. Viễn thông Hà Nội cũng như VNPT với quy mô, tiềm lực mạng lưới của mình sẽ càng có khả năng gây sức ép cho các nhà cung cấp thiết bị về giá cả cũng như các điều kiện cung cấp. Về lâu dài các doanh nghiệp viễn thông cũng phải phát triển công nghiệp trong nước để có thể dần dần tự cung cấp từng phần thiết bị giảm chi phí nhập khẩu thiết bị, tạo thế chủ động hơn trong phát triển và từ đó có thể phát triển thiết bị sang các nước khác.