CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.5. Một số định hướng hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư
Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng những yêu cầu đã định về chất lượng.
Công việc quản lý thời gian và tiến độ thực hiện dự án đầu tư phải trả lời được các câu hỏi chủ yếu sau:
- Để hoàn thành toàn bộ dự án cần bao nhiêu thời gian?
- Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc mỗi công việc dự án?
- Để đảm bảo thực hiện hoàn thành đúng hạn dự án như đã hoạch định cần tập trung chỉ đạo những công việc nào (công việc được ưu tiên thực hiện)?
- Những công việc nào có thể kéo dài và có thể kéo dài bao lâu mà vẫn không làm chậm tiến độ thực hiện dự án?
- Tiến độ thực hiện dự án có thể rút ngắn được hay không? Nếu có thì có thể rút ngắn thời gian thực hiện những công việc nào và thời gian rút ngắn là bao lâu?
Quản lý thời gian là cơ sở để giám sát chi phí cũng như các nguồn lực khác cần cho công việc của dự án. Trong môi trường dự án, chức năng quản lý thời gian và tiến độ quan trọng hơn trong môi trường hoạt động kinh doanh thông thường vì nhu cầu kết hợp phức tạp và thường xuyên liên tục giữa các công việc, đặc biệt trong trường hợp dự án phải đáp ứng một thời hạn cụ thể của khách hàng.
1.5.2. Đảm bảo chi phí thực hiện dự án:
Nhiệm vụ của quản lý chi phí dự án là làm sao cho dự án hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng đảm bảo với chi phí càng thấp càng tốt. Như đã nêu ở trên, thời gian hoàn thành dự án có thể được rút ngắn song song với việc đẩy chi phí lên cao. Chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Nếu thời gian thực hiện dự án được rút ngắn thì chi phí gián tiếp càng ít. Để quản lý chi phí có hiệu quả, cần cân nhắc mối quan hệ giữa chi phí trực tiếp, chi phí gián tiếp và thời gian thực hiện công việc. Với việc sử dụng mối quan hệ mật thiết giữa 3 nhân tố trên, ta có thể đưa ra một kế hoạch điều chỉnh chi phí sao cho tổng chi phí thực hiện dự án là thấp nhất.
1.5.3. Đảm bảo chất lượng thực hiện dự án:
Quản lý chất lượng dự án bao gồm việc xác định các chính sách chất lượng, mục tiêu, trách nhiệm và việc thực hiện chúng thông qua các hoạt động kiểm soát, giám sát chất lượng trong hệ thống. Việc quản lý chất lượng dự án phải được thực hiện trong suốt quá trình thực hiện dự án, từ lúc bắt đầu các công việc của công tác chuẩn bị đầu tư cho đến khi kết thúc đầu tư. Việc đảm bảo chất lượng của từng phần việc, giúp đơn vị quản lý dự án có thể đảm bảo được thời gian thiết kế, thi công, chi phí cũng như chất lượng của công trình. Từ đó, dự án có thể tránh được những sai sót không đáng có, đồng thời sẽ dễ dàng sửa chữa ngay khi phát hiện ra sai sót.
Kết luận chương I:
Trong chương I Luận văn đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về dự án, dự án đầu tư xây dựng công trình và quản lý dự án đầu tư đầu tư xây dựng công trình.
Theo đó, đặc biệt chú ý đến quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Trên cơ sở vận dụng kiến thức của chương này từ đó đánh giá được hiện trạng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án Đông Nam Bộ, làm cơ sở cho việc hoạch định các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại Ban quản lý dự án khí Đông Nam Bộ.