2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên của Tỉnh Hòa Bình
Hoà Bình là tỉnh miễn núi, tiếp giáp với vùng đồng bằng sông Hồng, có nhiều
tuyến đường bộ, đường thuỷ nối liền với các tỉnh Phú Thọ, Hà Tây, Hà Nam, Ninh
Bình, là cửa ngõ của vùng núi Tây Bắc, cách thủ đô Hà nội 76 km về phía Tây Nam. Phía Bắc Hoà Bình giáp Phú Thọ và Hà Tây, phía Nam giáp Ninh Bình và Thanh Hoá, phía Đông giáp Hà Tây và Hà Nam, phía Tây giáp Sơn La.
Tỉnh có 10 huyện, thị xã: Đà Bắc, Mai Châu, Tân lạc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Lư- ơng Sơn, Lạc Thuỷ, Yên Thuỷ, Kỳ Sơn và thị xã Hoà Bình với 214 xã, phường, thi tran.
Hoà Bình có địa hình núi cao, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, phân chia thành 2 vùng: vùng núi cao nằm về phía Tây Bắc có độ cao trung bình từ 600 — 700 m, địa hình hiểm trở, diện tích 212.740 ha, chiếm 44.8% diện tích toàn vùng: vùng núi thấp nằm ở phía Đông Nam, diện tích 262.202 ha, chiém 55,2% diện tích toàn tỉnh, địa hình gồm cac dai nui thap, it bị chia cắt, độ dốc trung bình từ 20 — 250, độ cao trung bình từ 100 — 200 m.
Hoà Bình có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 230C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 — 29°C, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 —
165°C.
Bén canh do, hé thong sông ngòi trên địa bàn tỉnh được phân bố tương đối đồng đều với các sông lớn là sông Đà, sông Bôi, sông Bưởi, sông Lạng. sông Bùi.
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 4.662 km2, đất có rừng trên 173 ngản ha, chiếm 37% diện tích, đất nông nghiệp trên 65 ngàn ha, chiếm 14% diện tích. Đất
chưa sử dụng trên 170 ngàn ha. Với những tiềm năng đó, trong tương lai, Hoà Bình
có thể phát triển mạnh mẽ nên sản xuất nông, lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản. Hoà Bình có các loại khoáng sản phong phú với trữ lượng lớn và vừa, có thể khai thác để phát triển công nghiệp và xây dựng như đá granit, đá vôi, than đá, sét, cao lanh, vàng, sắt, nước khoáng...
Độ che phủ rừng của tỉnh đạt 41%, tương đương 194.308 ha, trong đó: rừng tự nhiên 146.477 ha, rừng trồng 47.831 ha. Sản lượng gỗ cây đứng là 3,3 triệu m3, bao gồm rừng tự nhiên 2,l triệu m3, rung trồng 1,2 triệu m3. Có 129 triệu cây tre nứa.
Hoà Bình có nhiều loại khoáng sản, trong đó một số loại đã được khai thác như: amiăng, than, nước khoáng, đá vôi...Đáng lưu ý nhất là đá, nước khoáng, đất sét có trữ lượng lớn. Đá gabrodiaba trữ lượng 2,2 triệu m3; đá granít trữ lượng 8,1 triệu m3; đặc biệt đá vôi có trữ lượng rất lớn trên 700 triệu tấn, đang được sản xuất phục vụ xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, xây dựng cơ bản... Ngoài ra,
than đá có 6 mỏ nhỏ và 2 điểm khai thác than ở các huyện Kim Bôi, Lạc Thuỷ, Yên Thuy, Lac Son, Da Bac, Ky Sơn, tổng trữ lượng cấp C1 là 982.000 tan. Đôllômit,
barit, cao lanh cũng có trữ lượng lớn, trong đó có một số mỏ còn chưa được xác định rõ về trữ lượng. Sét phân bố ở vùng thấp, có rải rác trong tỉnh, trữ lượng ước tính 8— 10 triệu m3.
Tài nguyên quý của tỉnh Hoà Bình là nước khoáng, chủ yếu phân bố ở 2 huyện Kim Bôi, Lạc Sơn. Ngoài ra, kho tải nguyên khoáng sản của tỉnh còn rất nhiều mỏ đa kim như: vàng, đồng, chì, kẽm, thuỷ ngân, antimon, pyrit, phốtphorit...
Về địa lý hành chính: Tỉnh Hòa Bình được thành lập từ ngày 22-6-1886, khi chính quyền thực dân Pháp ký Nghị định thành lập tỉnh Mường. Theo đó, tỉnh Mường gồm 4 châu: Vàng An, Lương Sơn, Lạc Sơn và Chợ Bờ. Trải qua nhiều lần
tách, nhập, dân số tỉnh Hòa Bình luôn thay đổi. Sau năm 1976, hai tỉnh Hòa Bình và
Hà Tây sáp nhập thành tỉnh Hà Sơn Bình. Tháng 9 năm 1991, tính Hà Sơn Bình chia tách thành 2 tỉnh Hòa Bình và Hà Tây. Tỉnh Hòa Bình được tái lập. Năm 2009 bốn xã (Yên Trung: Yên Bình; Tiến Xuân; Đông Xuân) huyện Lương Sơn chuyển về Hà Nội. Hiện nay, tỉnh Hòa Bình có 10 huyện và một thành phó, giáp Hà Nội, từ
Thành phố Hòa Bình về trung tâm thành phố Hà Nội là 70 km. Trong thời kỳ sát
nhập với tỉnh Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, mặc dù duoc quan tam dau tu phat
triển nhưng do điều kiện của một tỉnh rộng, việc chỉ đạo công tác giáo dục ở vùng
miền núi gặp nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục và đảo tạo ở vùng Hòa Bình chưa
đáp ứng yêu cầu thực tế.
2.1.2 Đặc điểm Kinh tế - Xã hội
Tiềm năng phát triển kinh tê: Là tỉnh miên núi, Hòa Bình giàu tiềm năng phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp. Nông - lâm nghiép là ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của tỉnh. Hệ động vât, thực vật rất đa dạng và có nhiều loại go quy; nhiéu loại cây thuốc quý;nhiều đông vât quý hiểm, ... Tài nguyên đất có 466.252,86 ha diện tích đất, trong đó có 194.308 ha đất lâm nghiêp, đất nông nghiêp 66.759 ha.
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: Sản xuất công nghiệp - TTCN phát triển manh, gia tri san xuat dat mirc tăng cao đặc biệt là khu vực kinh tế ngoải quốc doanh. các ngành có nhiều tiềm năng phát triển như: Cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biễn lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc.
Hòa Bình cũng là nơi đặt Nhà máy Thủy điện Hòa Bình công suất thiết kế đạt 1.920 megawatt. Day là công trình do Liên xô (cũ) viện trợ cho Việt Nam. Công trình khởi công ngày 6 tháng 11 năm1979, khánh thành ngày 20 tháng 2 năm 1991.
Ngoài tác dụng phát điện, nhà máy này còn có chức năng ngăn lũ cho sông Hồng, cung cấp nước tưới tiêu và cải thiện giao thông đường thuỷ.
Hòa Bình là tỉnh có vị trí địa lý mang ý nghĩa trung tâm của vùng Tay Bac.
Đây là một lợi thế cần được phát huy một cách triệt để để phục vụ cho phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Với vị trí cửa ngõ phía Đông và Đông Bắc nối với thủ đô Hà Nội, Hòa Bình là cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật giữa các tỉnh như Sơn La, Điên Biên, Lai Châu, ... cả về đường bộ và đường sông. Đặc biệt, sau khi các tuyến đường Quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh được đầu tư, nâng cấp đưa vào sử dụng thì đây là một điều kiện thuận lợi không chỉ cho riêng tỉnh Hoà Bình mà cả tỉnh miền núi khác nữa. Chính nhờ vị trí địa lý này, mà tỉnh Hoà Bình có thể thu hút các nguồn vốn, khoa học, kỹ thuật nguyên vật liệu, nông, lâm, khoáng sản từ các tỉnh
lân cận trên dé mở rộng sản xuất và xuất khẩu. Tất cả các hệ thống giao thông
đường bộ. đường sông từ các tỉnh phía Tây Bắc đều quy tụ về Hòa Bình rồi mới đi
Hà Nội. Hải Phòng và các nơi khác.
Thủ đô Hà Nội và một số địa phương khác đã, đang và sẽ là thị trường lớn về
tiêu thụ nông - lâm sản, giấy, một số sản phẩm hoá chất do các cơ sở công nghiệp và nông nghiệp trên địa bàn Hòa Bình sản xuất ra. Trong tương lai các thành phố và nhiều tỉnh của nước ta sẽ phát triển với tốc độ nhanh. Nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất có kỹ thuật cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại sẽ phát triển ở Hà Nội và các vùng phụ cận. Từ Sơn Tây qua Hoà Lạc về tới Miễu Môn và
Phủ Lý sẽ trở thành hành lang kinh tế - đô thị công nghiệp. Đây là những lợi thế
tiềm năng mà tỉnh Hoà Bình có thể khai thác tốt để mở rộng thị trường. Dự báo Hà Nội và các vùng phụ cận sẽ có số dân khoảng từ 8-9 triệu người vào năm 2020 và sẽ hình thành nhiều khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung có công nghệ cao, các khu du lịch, các trung tâm thương mại lớn, trở thành một hành lang kinh tế lớn và sẽ có tác động đến sự phát triển của tỉnh Hoà Bình.
Tại tỉnh Hoà Bình, khu công nghiệp như Lương Sơn, và các cơ sở sản xuất công nghiệp được hình thành và phát triển từ nhiễu năm nay đã thành truyền thống của ngành công nghiệp cả nước và cùng với nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ là những thuận lợi để Hòa Bình phát triển nhanh và mạnh các ngành công nghiệp. Quỹ đất, nguồn nước dổi dào, có nhiều tiềm năng phát triển nông, lâm nghiệp, nhất là trồng cây nguyên liệu giấy, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả và nuôi trồng thuỷ sản cũng là những lợi thế hiện thực của tỉnh.
Bên cạnh những lợi thế với phát triển kinh tế, Hòa Bình là một địa phương có
suc hap dẫn du khách, một vùng đất đa dân tộc, là giá trị nhân văn đa dạng, phong phú của cộng đồng cư dân và có nhiều di tích gắn liền với lịch sử của dân tộc Việt Nam như: khu di tích lịch sử Cù Chính Lan, Đền Mẫu, chùa Tiên ở huyện Lạc Thuy, Dén Bờ ở lòng hỗ thủy điện Hòa Bình và tỉnh cũng có nhiều danh lam thăng cảnh có tiểm năng phát triển du lịch như những bản làng đẹp của đồng bào Thái ( Bản Lác ở huyện Mai Châu) của dân tộc Mường (Bản Đâm - TP Hòa Bình), suối
nước khoáng nóng Kim Bôi, khu du lịch Núi Cột Cờ (Tân Lac), hang Can (Ky Son)
.. Điều đó khăng định Hòa Bình có cả bể dày lịch sử và nhiều khả năng cho phát
triển.
Tuy vậy, Hòa Bình là tỉnh miền núi có địa hình bị chia cắt, gây cản trở phần
nào cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và đời sống của nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc ít người.