6. Kết cấu của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Tiên Yên là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc của tỉnh Quảng Ninh. Huyện có phía Bắc giáp huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn và huyện Bình Liêu; phía Đông giáp huyện Đầm Hà; phía Tây giáp huyện Ba Chẽ và thành phố Cẩm Phả;
phía Nam giáp huyện Vân Đồn. Trung tâm huyện là thị trấn Tiên Yên nằm ở điểm giữa Quốc lộ 18A, cách thành phố Hạ Long và Móng Cái đều trên 90km. Từ Tiên Yên còn có đường 331 lên Bình Liêu tới cửa khẩu Hoành Mô 47km. Là một đầu mối giao thông giữa vùng Đông Bắc hiểm yếu nên Tiên Yên luôn có vị trí quan trọng về kinh tế quốc phòng. Về các đơn vị hành chính cấp xã, huyện Tiên Yên có 1 thị trấn (thị trấn Tiên Yên) và 11 xã (Tiên Lãng, Đông Ngũ, Đông Hải, Phong Dụ, Hải Lạng, Đại Dực, Đại Thành, Yên Than, Hà Lâu, Điền Xá và Đồng Rui).
Về đội ngũ cán bộ, huyện Tiên Yên có 232 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó cán bộ chủ chốt là 86 người. Thời gian qua, Đảng bộ huyện Tiên Yên đặc biệt quan tâm chỉ đạo, triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Qua đó, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị. Các giải pháp mà huyện Tiên Yên đã triển khai thực hiện là:
- Thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp xã. Bám sát chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh và chương trình công tác hàng năm của địa phương, huyện đã chủ động tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các nghị quyết của Đảng đến đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nhằm tạo sự thống nhất cao trong nhận thức về quan điểm chỉ đạo, mục đích, yêu cầu và phương châm của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các cơ quan chuyên môn của huyện chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và tổ chức rà soát lại đội ngũ, tiêu chuẩn hoá, cụ thể chức danh, nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp xã theo quy định. Tính đến 31/12/2017, trong tổng số 86
cán bộ chủ chốt cấp xã đã có 5 cán bộ có trình độ sau đại học (chiếm tỷ lệ 5,8%);
53/86 cán bộ có trình độ đại học (chiếm tỷ lệ 61,6%).
- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ. Trong công tác cán bộ, ngoài vận dụng tốt các quy định về đào tạo, bồi dƣỡng, huyện còn thực hiện tốt công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là cán bộ trẻ có nhiều triển vọng, thực hiện một cách công khai, dân chủ. Đây là điều kiện tốt để cán bộ trưởng thành, góp phần nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã, khắc phục tình trạng cục bộ ở công tác cán bộ, tạo bước đột phá trong tạo nguồn cán bộ chủ chốt lâu dài cho các địa phương. Tính từ năm 2015 đến năm 2017, huyện đã tăng cường 13 cán bộ lãnh đạo ở các cơ quan chuyên môn, ban, ngành, đoàn thể của huyện xuống cơ sở giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Đồng thời, luân chuyển 6 cán bộ chủ chốt ở 6 xã nhằm tăng cường hơn nữa năng lực quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội từng địa bàn, nhất là - những địa bàn vùng sâu, vùng xa, khó khăn của huyện.
- Hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lƣợng cán bộ nói chung, đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng luôn được huyện tăng cường và triển khai nghiêm túc. Những nội dung huyện đặc biệt quan tâm là kiểm tra, giám sát việc thực hiện Điều lệ Đảng và nhiệm vụ được giao; gương mẫu thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, nói đi đôi với làm và thực hiện công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm ở cơ sở. Kết quả kiểm tra, đánh giá hàng năm của huyện cho thấy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã thực hiện tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Các chương trình, nhiệm vụ chính trị đều phát huy dân chủ, lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân, nên luôn tạo sự đồng thuận, tích cực của người dân tham gia thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.-
- Tạo sự thay đổi trong nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Cùng với sự quan tâm, bố trí, sắp xếp công tác của Huyện uỷ, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã luôn xác định phải gương mẫu, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Mỗi cán bộ chủ chốt cấp xã đều nêu cao tinh thần làm việc, chú trọng phương pháp làm việc để đạt hiệu quả. Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, phát huy tinh thần dân chủ, lắng nghe ý kiến góp ý của nhân
dân, của cán bộ, đảng viên về những mặt đƣợc và chƣa đƣợc trong quá trình thực thi công vụ, từ đó rút kinh nghiệm để nâng cao năng lực quản lý nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang
Tân Yên là huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích đất tự nhiên là 204 km2. Huyện có phía Bắc giáp huyện Yên Thế và huyện Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên); phía Đông giáp huyện Lạng Giang; phía Tây giáp huyện Hiệp Hoà;
phía Nam giáp huyện Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Vị trí địa lý của huyện tương đối thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế xã hội với thành phố Bắc Giang (cách 15 km theo tỉnh lộ 398); với huyện Sóc Sơn – Hà Nội (cách 30 km theo tỉnh lộ 295); với thành phố Thái Nguyên (cách 40 km theo tỉnh lộ 294). Về đơn vị hành chính, Tân Yên có 2 thị trấn (thị trấn Cao Thƣợng; thị trấn Nhã Nam) và 22 xã (An Dương, Cao Thượng, Cao Xá, Đại Hóa, Hợp Đức, Lam Cốt, Lan Giới, Liên Chung, Liên Sơn, Ngọc Châu, Ngọc Lý, Ngọc Thiện, Ngọc Vân, Nhã Nam, Phúc Hòa, Phúc Sơn, Quang Tiến, Quế Nham, Song Vân, Tân Trung, Việt Lập, Việt Ngọc).
Về đội ngũ cán bộ, huyện Tân Yên có 558 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó cán bộ chủ chốt là 143 người. Trước thời điểm thực hiện Đề án số 02 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Bắc Giang (khóa XVII) về “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, giai đoạn 2011 2015”, đội ngũ cán bộ chủ - chốt cấp xã ở nhiều địa phương chưa đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ, xử lý công việc còn lúng túng, bị động. Đánh giá đúng hạn chế, căn cứ mục tiêu Đề án, Đảng bộ huyện Tân Yên xác định rõ yêu cầu phải nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ nói chung và nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng. Các giải pháp huyện Tân Yên đã thực hiện để nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là:
- Triển khai xây dựng tiêu chí chuyên môn đối với từng chức danh cụ thể, làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn. Trong giai đoạn 2015-2017, Ban Thường vụ huyện ủy Tân Yên đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang tổ chức 03 lớp trung cấp lý luận chính trị hành chính cho 310 học viên, trong đó có 56 học viên là cán bộ chủ chốt cấp xã; liên kết với Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang mở lớp Đại học quản lý kinh tế
nông nghiệp cho 42 cán bộ chủ chốt cấp xã và cán bộ diện quy hoạch là cán bộ chủ chốt cấp xã. Tính đến 31/12/2017, đã có 143/143 cán bộ chủ chốt cấp xã đạt chuẩn lý luận chính trị và chuyên môn (tăng gần 18% so với đầu nhiệm kỳ 2010- 2015), trong đó 65% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ cao đẳng và đại học.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ giữ các vị trí cán bộ chủ chốt ở cấp xã.
Trong giai đoạn 2015 2017, huyện Tân Yên đã thực hiện luân chuyển 6 cán bộ - cấp huyện về giữ chức danh chủ chốt ở những xã có mặt hạn chế, yếu kém. Huyện cũng kiên quyết xử lý đối với cán bộ chủ chốt cấp xã trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ, kịp thời thay thế, luân chuyển và mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có năng lực, đủ sức đảm đương nhiệm vụ theo yêu cầu mới.
- Chú trọng rèn các kỹ năng quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã.
Không chỉ chuẩn hóa trình độ theo yêu cầu đề ra, hằng năm, ngoài chương trình đào tạo tập trung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn đƣợc bồi dƣỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý chuyên ngành. Trong giai đoạn 2015-2017, 100% bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đều được tham gia lớp bồi dƣỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý do Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang phối hợp với Trường Chính trị tỉnh tổ chức. Lớp bồi dưỡng được thực hiện theo phương châm phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo của học viên, chú trọng rèn kỹ năng xử lý tình huống thực tế.
- Thực hiện đúng nguyên tắc các cấp ủy Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý đội ngũ cán bộ. Huyện thực hiện các bước, các khâu trong quy trình đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã theo hướng mở rộng dân chủ, thông tin đa chiều. Việc đánh giá đƣợc thực hiện công khai, khách quan, công tâm, lấy hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã. Trên cơ sở đánh giá đúng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã mà bố trí sử dụng đúng đội ngũ này. Đánh giá, sử dụng đúng sẽ khuyến khích đƣợc những mặt tích cực và hạn chế tiêu cực trong con người cán bộ.
Đƣợc đào tạo đạt chuẩn và rèn luyện qua thực tiễn nên lực lƣợng cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Tân Yên đã từng bước tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng, phương pháp chỉ đạo, quản lý, điều hành thực hiện nhiệm vụ ở địa phương,
góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm đƣợc cấp trên giao.
1.2.2. Bài học đối với huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Qua nghiên cứu bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có thể rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang nhƣ sau:
- Cần chú trọng tới công tác đào tạo, bồi dƣỡng cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã. Cần xây dựng tiêu chí chuyên môn, vị trí việc làm đối với từng chức danh cụ thể, làm cơ sở cho việc đào tạo, bồi dƣỡng dài hạn. ông tác đào tạo, bồi C dưỡng phải được thực hiện thường xuyên, liên tục để đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong các giai đoạn khác nhau.
- Đối với cán bộ chủ chốt cấp xã trì trệ, không hoàn thành nhiệm vụ cần có biện pháp kiên quyết xử lý bằng cách luân chuyển cán bộ cấp huyện về giữ chức danh chủ chốt ở cấp xã, luân chuyển cán bộ chủ chốt ở các địa phương khác sang, đặc biệt cần mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ có trình độ, năng lực vào các chức danh chủ chốt ở cấp xã.
- Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ chủ chốt cấp xã cần đƣợc thực hiện công khai, minh bạch, đặc biệt chú trọng công tác đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao để đo phẩm chất và năng lực của cán bộ chủ chốt cấp xã.
- Tạo sự đồng thuận trong nhận thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã: cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, lắng nghe ý kiến góp ý của nhân dân, của cán bộ, đảng viên, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao năng lực quản lý nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đƣợc giao.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Trong nội dung chương 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã, bao gồm các nội dung: lý luận chung về chính quyền cấp xã (khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã); lý luận chung về cán bộ chủ chốt cấp xã (khái niệm, chức trách nhiệm vụ, tiêu chuẩn, vai trò của cán bộ chủ chốt cấp xã); lý luận chung về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã (khái niệm, sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã; nội dung đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã). Bên cạnh đó, luận văn đi tìm hiểu kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh và huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Chương 2
THỰC TRẠNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG
2.1. Giới thiệu chung về huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 2.1.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Hàm Yên là huyện miền núi nằm về phía Tây Bắc của tỉnh Tuyên Quang, trung tâm huyện cách thành phố Tuyên Quang 42 km (theo Quốc lộ 2). Huyện Hàm Yên có 18 đơn vị hành chính, gồm 01 thị trấn và 17 xã (Yên Thuận, Bạch Xa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu, Tân Thành, Bình Xa, Yên Lâm, Yên Phú, Nhân Mục, Bằng Cốc, Thành Long, Thái Sơn, Thái Hòa, Đức Ninh, Hùng Đức). Huyện có vị trí tiếp giáp nhƣ sau:
- Phía Bắc giáp huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.
- Phía Nam giáp huyện Yên Sơn.
- Phía Đông giáp huyện Chiêm Hóa.
- Phía Tây giáp huyện Yên Bình và huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
2.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Huyện Hàm Yên có địa hình, địa mạo phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên là đồi núi thấp. Độ cao trung bình 500 600 m, cao nhất là núi Cham Chu (xã Phù - Lưu, Yên Thuận) có độ cao 1.591 m, thấp nhất ở khu vực phía Nam có độ cao 300m so với mực nước biển. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện có hướng cao dần từ Tây Nam sang Đông Bắc đƣợc chia làm 2 vùng chính:
- Vùng núi thấp: Tập trung chủ yếu ở phía Nam huyện và khu vực ven sông Lô gồm các xã: Thái Hoà, Đức Ninh, Hùng Đức, Thành Long, Bình Xa, Thái Sơn, Minh Dân và thị trấn Tân Yên. Đây là khu vực có độ cao trung bình 300 m, xen giữa những núi thấp là những dải đồng bằng khá rộng, màu mỡ chạy dọc theo lưu vực của sông Lô. Đây là vùng sản xuất lương thực trọng điểm của huyện.
- Khu vực phía Bắc và phía Tây huyện: Bao gồm các xã còn lại có địa hình khá phức tạp gồm các dãy núi kéo dài liên tiếp nhau, có độ cao từ 500 - 1.000 m.
Hầu hết các dãy núi của vùng đƣợc hình thành trên các khối đá mác ma, biến chất, trầm tích, có đỉnh nhọn, độ dốc hai bên sườn núi lớn, bị chia cắt mạnh; xen kẽ giữa
các dãy núi chạy dọc theo các sông suối lớn có các thung lũng nhỏ hẹp dạng lòng máng nên thực vật phát triển rất đa dạng và phong phú.
2.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Khí hậu của huyện Hàm Yên có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á - Trung Hoa và chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa Hè nóng ẩm, mƣa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa Đông khô, lạnh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240C. Nhiệt độ trung bình các tháng mùa Đông là 160C, nhiệt độ trung bình các tháng mùa Hè là 280C.
- Lượng mưa: Lƣợng mƣa trung bình hàng năm từ 1.600 1.800mm. Số ngày - mƣa trung bình 150 ngày/năm. Mƣa nhiều nhất tập trung vào các tháng mùa Hè (tháng 7, 8), có tháng lƣợng mƣa đạt trên 300 mm/tháng. Lƣợng mƣa các tháng mùa Đông (tháng 1, 2) thấp, chỉ đạt 10 - 25 mm/tháng. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm và đƣợc chia thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mƣa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 trong năm, lƣợng mƣa chiếm khoảng 86% lƣợng mƣa của cả năm. Mùa khô lƣợng mƣa chỉ chiếm 14% lƣợng mƣa của cả năm.
- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.500 giờ. Các tháng mùa Đông có số giờ nắng thấp, khoảng 40 60 giờ/tháng. Các tháng mùa Hè có số - giờ nắng cao, khoảng từ 140 160 giờ.-
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí trung bình hàng năm từ 80 - 82%. Biến động về độ ẩm không khí không lớn giữa các tháng trong năm (từ 76 - 82%).
* Thủy văn
Chế độ thuỷ văn của huyện chịu ảnh hưởng chính của chế độ thủy văn Sông Lô. Đây là sông lớn nhất trên địa bàn huyện Hàm Yên và tỉnh Tuyên Quang. Sông Lô bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) qua Hà Giang đến Tuyên Quang, chia huyện Hàm Yên thành 2 phần. Chiều dài của sông là 470 km (diện tích lưu vực sông là 39.000 km2), trong đó đoạn qua địa bàn huyện dài khoảng 62 km. Lưu lượng lớn nhất của sông đạt 11.700 m3/s, lưu lượng thấp nhất đạt 128 m3/s. Đây là tuyến đường thuỷ quan trọng và duy nhất nối Tuyên Quang với Hà Giang, các tỉnh Trung du, miền núi và Đông Bắc Bộ. Ngoài Sông Lô, trên địa bàn huyện Hàm Yên còn có hệ thống suối và kênh, tạo thành mạng lưới thủy văn chính. Đây là nguồn cung cấp nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt của người dân trong huyện và chứa