6. Kết cấu của đề tài
2.3. Đánh giá chung về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Thời gian qua, Huyện ủy huyện Hàm Yên đã chú trọng tới công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ và công tác đánh giá cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Số lƣợng, chất lƣợng, năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đã từng bước được củng cố, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ngày càng được trẻ hóa và có chất lƣợng, các chức danh chuyên môn đƣợc sắp xếp ổn định và phát huy tác dụng. Hoạt động quản lý, điều hành hành chính của Ủy ban nhân dân cấp xã có tiến bộ, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.
- Trình độ của cán bộ chủ chốt cấp xã yếu tố quan trọng góp phần tạo nên - năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã đã đƣợc tăng lên đáng kể. Tính đến 31 tháng 12 năm 2017, 100% cán bộ chủ chốt cấp xã đều đạt chuẩn về trình độ học vấn và trình độ lý luận chính trị. Về trình độ chuyên môn, 100% cán bộ chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND đều có trình độ từ trung cấp trở lên. Số cán bộ chủ chốt cấp xã có bằng đại học, cao đẳng và sau đại học đã tăng lên, từ 37,5% năm 2015 lên 48,9% năm 2017.
- Đa số các xã trên địa bàn huyện Hàm Yên đã thực hiện đạt/vƣợt các chỉ tiêu về thu ngân sách, các chỉ tiêu về phát triển kinh tế và các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội.
Có chỉ tiêu về chi ngân sách nhà nước trên địa bàn thì 100% các xã đều thực hiện chi đúng, chỉ đủ trong dự toán đƣợc duyệt, không có xã nào chi vƣợt dự toán ngân sách trong giai đoạn 2015 2017. Điều đó đã chứng tỏ năng lực quản lý của đội ngũ - cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên đã đƣợc tăng lên đáng kể.
- Đa số cán bộ chủ chốt cấp xã trên địa bàn huyện Hàm Yên (Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND) khi đƣợc đánh giá, phân loại cuối năm đều đƣợc đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đối với chức danh Chủ tịch UBND, tỷ lệ cán bộ chủ chốt là Chủ tịch UBND đƣợc đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ trọng 87%. Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND, tỷ lệ cán bộ chủ chốt là Phó Chủ tịch UBND đƣợc đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm tỷ trọng 92,1%.
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 2.3.2.1. Một số hạn chế
- Về kiến thức, trình độ của cán bộ chủ chốt cấp xã
+ Trình độ chuyên môn, năng lực chỉ đạo, điều hành, quản lý của một số cán bộ chủ chốt cấp xã ở một số địa phương còn nhiều bất cập, yếu kém, dẫn đến thụ động trong công việc; lúng túng khi xử lý các tình huống lãnh đạo, quản lý trong quá trình chỉ đạo.
+ Về trình độ quản lý nhà nước: hiện nay trong tổng số 45 cán bộ chủ chốt cấp xã là Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND thì chƣa có cán bộ chủ chốt nào đã qua đào tạo các lớp về quản lý kinh tế, đa số mới qua đào tạo các lớp ngắn hạn về quản lý nhà nước.
- Về kỹ năng (mức độ hoàn thành nhiệm vụ) của cán bộ chủ chốt cấp xã + Kết quả thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh và thu ngân sách nhà nước ở nhiều xã còn hạn chế. Trong giai đoạn 2015-2017, số xã thực hiện thu ngân sách nhà nước trên địa bàn không đạt kế hoạch đề ra còn chiếm tỷ lệ khá lớn, trung bình chiếm 24,1%. Đối với nhóm các chỉ tiêu phát triển kinh tế thì không có chỉ tiêu nào có 100%
số xã đạt/vƣợt kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, còn một số chỉ tiêu có số xã không đạt đƣợc kế hoạch đề ra còn chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí tới một nửa hoặc 2/3 tổng số xã trên địa bàn huyện Hàm Yên. Đối với nhóm chỉ tiêu về văn hóa xã hội thì một số chỉ tiêu có số xã không đạt so với kế hoạch đề ra còn lớn, nhƣ chỉ tiêu về số gia đình đạt gia đình văn hóa có 37% số xã không đạt so với kế hoạch đề ra; Chỉ tiêu tỷ lệ hộ nghèo có 38,9% số xã không đạt so với kế hoạch đề ra.
+ Về kết quả đánh giá, phân loại cán bộ, công chức thì hàng năm vẫn còn tình trạng cán bộ chủ chốt cấp xã là Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND bị đánh giá, phân loại ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhƣng năng lực còn hạn chế hoặc ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
- Về thái độ, phẩm chất chính trị của cán bộ chủ chốt cấp xã
Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên đa phần đều có trách nhiệm với công việc, có phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh, chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã yếu kém về phẩm chất, đạo đức, chưa gương mẫu trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối Đảng và pháp luật của Nhà nước. Một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã khi triển khai thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao còn chậm, chƣa chủ động trong việc thực thi nhiệm vụ, chƣa làm tròn trách nhiệm của người cán bộ, hiệu quả chưa cao, việc phối hợp giữa các cấp, các bộ phận trong thực thi công vụ còn chƣa chặt chẽ; trong giải quyết công việc một bộ phận cán bộ chủ chốt cấp xã còn có biểu hiện gây khó khăn, phiền hà cho tổ chức, công dân.
2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
- Do môi trường làm việc chưa “mở” nên đã vô hình tạo ra rào cản cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phát huy hết khả năng của mình, môi trường làm việc bó hẹp khó tạo ra tính năng động, hiện đại cho cán bộ chủ chốt cấp xã cấp xã.
- Do quá trình hội nhập quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới sự thay đổi chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính; thay đổi những tiêu chuẩn đối với người thực hiện công việc. Nguyên nhân này làm cho khoảng cách giữa yêu cầu của công việc và năng lực hiện có của người thực hiện công việc có xu hướng ngày càng xa nhau.
* Nguyên nhân chủ quan
- Đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã có tuổi đời còn trẻ ở huyện Hàm Yên tuy năng động, nhiệt tình nhƣng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, tinh thần học hỏi chƣa cao nên trong công tác chuyên môn còn nhiều thiếu sót, xử lý công việc chƣa chính xác, làm mất nhiều thời gian của nhân dân và cán bộ cấp trên. Số cán bộ chủ chốt cấp xã trên 50 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong công tác, tuy nhiên bên cạnh đó đội ngũ này lại có một sức ỳ khá lớn, chậm tiếp thu những kiến thức chuyên môn mới, làm việc một cách máy móc, thiếu sáng tạo, thao tác chậm, không biết khai thác các phần mềm công nghệ thông tin, không biết ứng dụng công nghệ tin học trong công việc nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của công cuộc cải cách hành chính hiện nay.
Bên cạnh đó việc phát triển các kỹ năng mềm trong công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã còn hạn chế, còn gây nhiều bức xúc trong nhân dân. Vì vậy xét về năng lực chuyên môn và kỹ năng công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên chƣa cao.
- Công tác quy hoạch và luân chuyển cán bộ còn nhiều bất cập. Chƣa chú trọng lựa chọn người tài, người có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn hiện có tại địa phương mà tìm cách giới thiệu người nhà đưa vào quy hoạch. Việc thực hiện quy hoạch “động” và “mở” chƣa tốt, gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với cấp xã bị giới hạn bởi phạm vi địa lý. Một số cấp uỷ cơ sở khi quán triệt và xây dựng quy hoạch chưa làm tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức trước khi xem xét giới thiệu nhân sự đƣa vào quy hoạch. Về phía cán bộ luân chuyển, một số cán bộ chƣa phát huy được, còn chậm tiếp cận với công việc, đóng góp đối với địa phương còn hạn chế. Thời gian thực hiện luân chuyển có lúc chƣa theo đúng kế hoạch; có cán bộ thời gian luân chuyển còn ngắn, chưa hợp lý, phần nào ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị.
- Hạn chế trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ. Nội dung đào tạo còn trùng lặp, mang nặng tính lý thuyết, ít có tính thực tiễn. Công tác đánh giá kết quả
đào tạo chƣa đầy đủ và khách quan, mang tính hình thức. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng còn mang nặng về bằng cấp, mang tính thủ tục, hoàn thiện hồ sơ, hình thức đào tạo tại chức, từ xa còn nhiều, ít mang lại hiệu quả trong công việc. Còn tình trạng có nơi cử người đi học cho đủ chỉ tiêu số lượng được giao, đi học để lên chức, gây lãng phí sau đào tạo, làm cho người học thiếu hứng thú với việc học tập. Vì vậy, vấn đề bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp xã đã có đầu tƣ về tổ chức, kinh phí nhƣng hiệu quả đào tạo còn thấp. Bên cạnh đó, công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt cấp xã chƣa theo kế hoạch, tiêu chí rõ ràng, nhiều nơi việc đào tạo, bồi dƣỡng chỉ chú ý để cán bộ chủ chốt cấp xã hoàn thành các tiêu chuẩn công chức, chú trọng bằng cấp, chứng chỉ mà chƣa thực sự chú trọng đến chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng và phù hợp với nhu cầu, yêu cầu sử dụng trong thực tế. Do đó, chƣa khuyến khích ý thức tự đào tạo của cán bộ chủ chốt cấp xã theo công việc cụ thể.
- Công tác đánh giá, phân loại cán bộ, công chức còn hình thức, mang tính định tính nhiều chƣa thể hiện rõ việc đánh giá, phân loại cán bộ gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Các tiêu chí theo hướng dẫn còn chung chung khó xác định; có tiêu chí khó thực hiện, có tiêu chí thiếu tính đồng nhất và không thực tế, chƣa đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, uy tín của cán bộ chủ chốt. Có nơi, có đơn vị còn biểu hiện vai trò của người đứng đầu thiếu gương mẫu, khách quan trong công tác đánh giá, phân loại cán bộ; còn tình trạng cán bộ, công chức không dám góp ý cho lãnh đạo.
- Công tác thanh tra, kiểm tra công vụ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Công tác thanh tra, kiểm tra là một công tác cần thiết trong quá trình hoạt động công vụ nhằm tăng cường chức năng pháp chế, răn đe công chức và cán bộ chủ chốt cấp xã, hướng người cán bộ chủ chốt cấp xã thực sự trở thành người công bộc của nhân dân, trung thành với Đảng, tận tụy với nhân dân. Thanh tra, kiểm tra giúp phát hiện mặt xấu, mặt tốt của chủ trương, chính sách, ngăn chặn khuyết điểm, biểu dương ưu điểm của cán bộ chủ chốt cấp xã. Tuy nhiên, công tác thanh tra công vụ chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, lực lƣợng công chức làm thanh tra công vụ mỏng nên khó kiểm soát đƣợc hành vi vi phạm công vụ của cán bộ chủ chốt cấp xã.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Trong nội dung chương 2, luận văn chia thành 3 nội dung lớn, đó là:
- Giới thiệu chung về huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, gồm: các đặc điểm về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý; địa hình, địa mạo; khí hậu, thủy văn; tài nguyên thiên nhiên) và các đặc điểm về kinh tế xã hội (tình hình phát triển kinh tế, dân số lao động, văn hóa xã hội).
- Phân tích thực trạng công tác cán bộ và năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, gồm các nội dung: công tác cán bộ, đặc điểm của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên.
- Phân tích những kết quả đạt đƣợc, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế về năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên. Đây là cơ sở để luận văn đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CẤP XÃ Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG