6. Kết cấu của đề tài
2.2. Thực trạng công tác cán bộ và năng lực quản lý của cán bộ chủ chốt cấp xã
Nhƣ đã trình bày ở mục phạm vi nghiên cứu về nội dung, cán bộ chủ chốt cấp xã có nhiều chức danh khác nhau, tuy nhiên, luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu về năng lực quản lý của 02 chức danh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Đây là 2 vị trí có trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo tổ
chức thực hiện để đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước giao trên địa bàn x , thị trấn.ã
2.2.1. Công tác cán bộ tại huyện Hàm Yên
Công tác tổ chức cán bộ ở huyện Hàm Yên đƣợc gắn liền với công tác tuyển dụng; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng; luân chuyển và đánh giá cán bộ theo hướng nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ, công chức, phát huy năng lực cá nhân trong lãnh đạo, quản lý, điều hành.
2.2.1.1. Công tác tuyển dụng, tiếp nhận cán bộ
Xác định công tác cán bộ là nhân tố quyết định, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị nên Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm chỉ đạo thường xuyên đến các cơ quan làm công tác cán bộ, do đó quá trình tuyển dụng đã tuyển đƣợc những công chức, viên chức đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang về Quy định chính sách thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao; chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo nâng cao trình độ sau đại học, giai đoạn 2016 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Hàm Yên đã triển - khai đến các cấp, các xã, thị trấn, lựa chọn đồng thời sắp xếp vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức. Từ đó đã thu hút thêm đƣợc đội ngũ cán bộ, công chức có trình độ đại học bổ sung cho các xã, góp phần nâng cao chất lƣợng, giúp chuẩn hóa cán bộ, đội ngũ công chức cấp xã, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công việc, thực hiện công tác cải cách hành chính trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức tuyển dụng và tiếp nhận công chức, viên chức còn gặp nhiều khó khăn nhƣ việc phê duyệt kế hoạch tuyển dụng, tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền còn chậm, chƣa kịp thời; việc bố trí cán bộ cấp xã sang đảm nhiệm các chức danh công chức cấp xã phải xin ý kiến của Tỉnh, mặc dù cả hai đối tƣợng này đều chịu sự điều chỉnh bởi Luật Cán bộ, công chức.
2.2.1.2. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
* Công tác quy hoạch cán bộ
Công tác tạo nguồn, quy hoạch cán bộ được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ, cơ bản đảm bảo cơ cấu, số lƣợng, tiêu chuẩn, điều kiện về 03 độ tuổi: cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, đảm bảo tính “động” và tính “mở” trong quy hoạch cán bộ các cấp. Hàng năm thực hiện việc rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ, gắn với chuẩn bị
nhân sự cấp ủy phục vụ đại hội Đảng các cấp, nhân sự bầu cử lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã. Thực hiện tốt những quy định của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ: nhận xét, đánh giá, bố trí cán bộ sát thực, đúng năng lực, đội ngũ cán bộ, lãnh đạo, quản lý bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương.
- Đầu nhiệm kỳ 2010 2015, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng và phê - duyệt quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý giai đoạn 2011 2020 và nhiệm kỳ 2015- - 2020, hàng năm tiến hành rà soát bổ sung, cụ thể là:
+ Cán bộ đƣợc quy hoạch là cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn: số lƣợt cán bộ được quy hoạch giữa các chức danh chủ chốt là: 367 người.
+ Đánh giá, rà soát bổ sung hàng năm là: 432 người, trong đó: tiếp tục đưa vào quy hoạch: 316 người; đưa ra khỏi quy hoạch: 51 người; bổ sung mới: 65 người.
- Đầu nhiệm kỳ 2015 2020, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng và phê - duyệt quy hoạch cấp ủy, cán bộ lãnh đạo quản lý, nhiệm kỳ 2020 2025, cụ thể là: - cán bộ được quy hoạch là cán bộ chủ chốt các xã, thị trấn: 366 người, trong đó:
chức danh Bí thư: 51 người; chức danh Phó Bí thư: 94 người; chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 49 người; chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 50 người; chức danh Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 53 người; chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân: 69 người.
* Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Ngay sau khi xây dựng quy hoạch, Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng kế hoạch về đào tạo, bồi dƣỡng, luân chuyển, điều động, cán bộ, công chức trong nhiệm kỳ để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo nhằm đảm bảo sự chủ động trong công tác cán bộ và có cơ cấu cán bộ hợp lý, do đó chất lƣợng đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cấp xã nói riêng không ngừng đƣợc nâng lên cả về trình độ và năng lực thực tiễn, đáp ứng được công tác cán bộ trong cả trước mắt và lâu dài. Các cán bộ đƣợc giới thiệu ứng cử, thực hiện điều động, bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý cơ bản đều nằm trong quy hoạch.
Tuy nhiên, một số cấp uỷ cơ sở khi quán triệt và xây dựng quy hoạch chƣa làm tốt công tác đánh giá cán bộ, công chức trước khi xem xét giới thiệu nhân sự đưa vào quy hoạch; chưa chú trọng lựa chọn người tài, người có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn hiện có tại địa phương mà tìm cách giới thiệu người nhà (anh, em, con, cháu) để đƣa vào quy hoạch dẫn đến khi lựa chọn, bố trí nhân sự cụ
thể gặp khó khăn, lúng túng; cán bộ khi đƣợc bố trí thì hạn chế trong trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Việc thực hiện quy hoạch “động” và “mở” chƣa tốt, gặp nhiều khó khăn đặc biệt đối với cấp xã bị giới hạn bởi phạm vi địa lý, số lƣợng cán bộ ít. Do đó, mốn có cán bộ lãnh đạo quản lý giỏi, có năng lực, trình độ, uy tín và ngang tầm nhiệm vụ cần phải nâng cao chất lƣợng quy hoạch bằng cách: nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của mỗi cấp ủy trong việc lựa chọn cán bộ; làm tốt công tác đánh giá cán bộ, chú trọng lựa chọn người tài, người có trình độ chuyên môn, có năng lực thực tiễn hiện có tại địa phương, cơ quan, đơn vị khắc phục việc cụ bộ địa phương, giới thiệu người nhà; xây dựng quy hoạch phải trên cơ sở vì công việc để lựa chọn cán bộ.
2.2.1.3. Công tác luân chuyển cán bộ
Công tác luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý đã được Ban Thường vụ Huyện ủy quan tâm lãnh, chỉ đạo xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện có hiệu quả bảo đảm theo yêu cầu xác định rõ đối tƣợng, phạm vi, biện pháp, lộ trình thực hiện. Đồng thời tiến hành rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ hiện có, lựa chọn cán bộ trong diện quy hoạch cấp ủy, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện ủy; các chức danh chủ chốt của các xã, thị trấn; xem xét năng lực, sở trường của mỗi cán bộ và yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, đơn vị để xác định nơi luân chuyển, bố trí công việc cho phù hợp. Trong thực hiện luân chuyển cán bộ, Ban Thường vụ Huyện uỷ đã thực hiện đảm bảo các yêu cầu, phương châm, nguyên tắc trong công tác luân chuyển cán bộ; đặc biệt là chú trọng công tác tư tưởng đối với cán bộ được luân chuyển đi và cán bộ, nhân dân nơi cán bộ đƣợc luân chuyển đến.
Huyện ủy đã ban hành kế hoạch và hỗ trợ cán bộ thực hiện luân chuyển từ huyện xuống giữ các chức danh chủ chốt ở cấp xã để giảm bớt khó khăn cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ luân chuyển. Trong giai đoạn 2015 2017, Huyện ủy đã thực - hiện luân chuyển 03 lƣợt cán bộ lãnh đạo quản lý, cụ thể: từ cấp huyện về xã, thị trấn: 01 lƣợt cán bộ; từ xã, thị trấn lên huyện: 01 lƣợt cán bộ; từ xã này sang xã khác: 01 lƣợt cán bộ. Ngoài ra, trong nhiệm kỳ 2015 2020 đã có 3/18 xã, thị trấn bố - trí đồng chí Bí thư không phải là người địa phương; 1/18 xã thị trấn bố trí đồng chí Phó Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã không phải là người địa phương. Việc bố trí cán bộ chủ chốt cấp xã không phải là người địa phương đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần đổi mới cán bộ, khắc phục tình trạng cục bộ, khép kín trong
một địa phương và tạo điều kiện cho cán bộ tiếp cận với công việc mới, được rèn luyện bản thân hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao.
Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, một số cấp uỷ cơ sở chƣa quán triệt, nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, yêu cầu và tầm quan trọng của công tác luân chuyển cán bộ. Một số vị trí luân chuyển chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công tác, còn hạn chế trong việc tham mưu triển khai các nhiệm vụ của địa phương. Về phía cán bộ luân chuyển, một số cán bộ chƣa phát huy đƣợc, còn chậm tiếp cận với công việc, đóng góp đối với địa phương còn hạn chế. Thời gian thực hiện luân chuyển có lúc chưa theo đúng kế hoạch; có cán bộ thời gian luân chuyển còn ngắn, chƣa hợp lý, phần nào ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ ở địa phương, cơ quan, đơn vị. Số biên chế và các chức danh tại các xã, thị trấn đã đƣợc bố trí đủ ngay từ đầu mỗi nhiệm kỳ để thực hiện nhiệm vụ, do đó không còn vị trí trống để thực hiện việc luân chuyển. Do đú, đề nghị cấp cú thẩm quyền cú chủ trương cho bố trớ tăng thờm ẳ (một phần tư) số xã, thị trấn đƣợc tăng thêm chức danh Phó Bí thƣ đảng ủy, Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân trên cơ sở tổng biên chế cán bộ, công chức đƣợc giao của huyện; thực hiện người đứng đầu (Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân) cấp xã không phải là người địa phương và cho chủ trương thực hiện thí điểm trong nhiệm kỳ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đƣợc bổ nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã (đối với các xã khuyết, thiếu) để hạn chế việc cục bộ địa phương (cán bộ đƣợc luân chuyển đến giới thiệu để HĐND xã bầu nhƣng kết quả bầu không trúng cử) đảm bảo việc thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ.
2.2.1.4. Công tác đánh giá cán bộ
Hàng năm trên cơ sở hướng dẫn đánh giá xếp loại cán bộ, công chức của Ban Thường vụ Huyện ủy, các xã, thị trấn đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân loại đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt và cán bộ, công chức cấp xã với 4 mức đánh giá: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ nhƣng năng lực còn hạn chế, không hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả đánh giá đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đƣợc tác giả phân tích kĩ hơn ở tiểu mục 2.2.3.2.
2.2.2. Đặc điểm của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên
Tính đến 31/12/2017, huyện Hàm Yên có 18 đơn vị hành chính (17 xã và 01 thị trấn) với 362 cán bộ, công chức cấp xã, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã bao gồm: Bí thư đảng uỷ: 18 người; Phó Bí thư Thường trực đảng uỷ: 27 người;
Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 18 người; Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân: 18 người;
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: 18 người; Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân: 27 người. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài tập trung nghiên cứu năng lực quản lý của các cán bộ chủ chốt giữ các chức danh là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân và Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
Bảng 2.1: Đặc điểm của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên nhiệm kỳ 2015-2020
Chỉ tiêu
Chủ tịch UBND Phó Chủ tịch UBND Số lƣợng
(người)
Tỷ trọng (%)
Số lƣợng (người)
Tỷ trọng (%)
Tổng 18 100 27 100
Cơ cấu theo giới tính
- Nam 14 77,8 22 81,5
- Nữ 4 22,2 5 18,5
Cơ cấu theo dân tộc
- Dân tộc Kinh 3 16,7 11 40,7
- Dân tộc thiểu số 15 83,3 16 59,3
Cơ cấu theo độ tuổi
- Dưới 30 tuổi 0 0,0 0 0,0
- Từ 30 đến 40 tuổi 5 27,8 11 40,7
- Từ 41 đến 45 tuổi 6 33,3 10 37,0
- Từ 46 đến 50 tuổi 3 16,7 3 11,1
- Từ 51 đến 55 tuổi 3 16,7 2 7,4
- Trên 55 tuổi 1 5,5 1 3,8
(Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Hàm Yên) - Cơ cấu cán bộ chủ chốt theo giới tính
Do đặc điểm địa bàn là một huyện miền núi nên tỷ lệ nam giới giữ chức vụ chủ chốt ở các xã, thị trấn ở huyện Hàm Yên chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nữ giới. Trong tổng số 45 cán bộ chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND thì có tới 36 người là nam giới, chiếm tỷ lệ 80%; có 09 người là nữ giới, chiếm tỷ lệ 20%. Cơ cấu theo giới tính của từng chức danh cụ thể là:
+ Đối với chức danh Chủ tịch UBND: trong 18 Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thì có 14 người là nam giới, chiếm tỷ lệ 77,8%; có 04 người là nữ giới, chiếm tỷ lệ 22,2%.
+ Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND: trong 27 Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thì có 22 người là nam giới, chiếm tỷ lệ 81,5%; 05 người là nữ giới, chiếm tỷ lệ 18,5%.
- Cơ cấu cán bộ chủ chốt theo dân tộc
Bên cạnh đặc thù là một huyện miền núi có 13 dân tộc cùng chung sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm gần 55%, những năm qua, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng các địa phương của huyện Hàm Yên triển khai nhiều giải pháp tạo nguồn, đào tạo, bồi dƣỡng, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công tác bổ nhiệm cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số cơ bản được các cấp ủy quan tâm và thực hiện theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, khách quan và công khai. Cơ chế ưu tiên, tạo động lực đã khuyến khích người có trình độ, năng lực phấn đấu, góp phần đổi mới công tác cán bộ và nâng cao số lƣợng, chất lƣợng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã là người dân tộc thiểu số. Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, trong tổng số 45 cán bộ chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND thì có 14 người là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 31,1%; có 31 người là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 68,9%. Cơ cấu theo dân tộc của từng chức danh cụ thể là:
+ Đối với chức danh Chủ tịch UBND: trong 18 Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thì có 3 người là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 16,7%; có 15 người là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 83,3%.
+ Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND: trong 27 Phó Chủ tịch UBND các xã, thị trấn thì có 11 người là dân tộc Kinh, chiếm tỷ lệ 40,7%; 16 người là dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 59,3%.
Như vậy, mặc dù cả hai chức danh đều có cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao hơn nhƣng ở chức danh Chủ tịch UBND có sự chênh lệch lớn hơn với số lượng và tỷ trọng cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số cao gấp 5 lần cán bộ chủ chốt là người dân tộc Kinh. Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND thì sự chênh lệch này không lớn bằng, cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số chỉ
cao gấp 1,5 lần cán bộ chủ chốt là người dân tộc Kinh. Đội ngũ cán bộ chủ chốt là người dân tộc thiểu số đã và đang khẳng định vai trò nòng cốt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn - huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Cơ cấu cán bộ chủ chốt theo độ tuổi
Theo chủ trương trẻ hoá đội ngũ cán bộ của Đảng trong những năm gần đây nên độ tuổi của cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên đã có sự phân hoá rõ nét.
Cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên tập trung nhiều nhất ở 2 nhóm tuổi là từ 30 đến 40 tuổi và từ 41 đến 45 tuổi. Qua bảng số liệu 2.1 cho thấy, trong tổng số 45 cán bộ chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND thì có 16 người nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi và 16 người nằm trong nhóm tuổi từ 41 đến 45 tuổi, cùng chiếm tỷ lệ 35,6%. Cán bộ chủ chốt là Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND có độ tuổi từ 46 tuổi trở lên chỉ chiếm 28,8%, tức là chƣa đến 1/3. Cơ cấu theo độ tuổi của từng chức danh cụ thể là:
+ Đối với chức danh Chủ tịch UBND: số cán bộ chủ chốt nằm trong nhóm tuổi từ 41 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,3% (6/18 người); đứng thứ 2 là nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ 27,8% (5/18 người); thấp nhất là nhóm tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 5,5% (1/18 người).
+ Đối với chức danh Phó Chủ tịch UBND: số cán bộ chủ chốt nằm trong nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 40,7% (11/27 người); đứng thứ 2 là nhóm tuổi từ 41 đến 45 tuổi chiếm tỷ lệ 37% (10/27 người); thấp nhất là nhóm tuổi trên 55 tuổi chiếm tỷ lệ 3,8% (1/27 người).
Qua phân tích cho thấy, cán bộ chủ chốt cấp xã đang đƣợc trẻ hóa nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc tính kế thừa trong đội ngũ. Nhìn chung, về độ tuổi của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã phản ánh đúng xu thế của tình hình thực tế hiện nay và phù hợp với chức danh quy định.
2.2.3. Năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên 2.2.3.1. Kiến thức của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở huyện Hàm Yên
* Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn
Trình độ học vấn đƣợc thể hiện qua các cấp học là tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Trình độ chuyên môn đƣợc thể hiện qua các cấp học là sơ