4.6 Nội dung nghiên cứu 6: Đánh giá hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn phân giải Si tuyển chọn lên tăng cường khả năng chống chịu mặn,
4.6.1 Thí nghiệm nhà lưới
4.6.1.1 Chiều cao cây lúa a) Vụ 1 (6/2018-9/2018)
Kết quả khảo sát chiều cao cây ở vụ 1 được trình bày ở Hình 4.28 và Bảng 4.8 cho thấy chiều cao cây lúa ở tất cả các nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn tăng trưởng.
Hình 4.28: Chiều cao cây lúa giai đoạn 45 ngày của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 –
9/2018)
*Ghi chú: NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01;
NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15;
NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX
Hầu hết chiều cao cây lúa ở các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với hai nghiệm thức:
bón NPK khuyến cáo và NPK khuyến cáo bổ sung phân bón Si (100 kg.ha-1) ở các giai đoạn thu mẫu. Ngoài ra, nghiệm thức đối chứng không bón phân và không chủng vi khuẩn phân giải Si cho chiều cao cây thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức khác ở tất cả các thời điểm thu mẫu. Do đó, kết quả này cho thấy việc chủng vi khuẩn phân giải Si dạng đơn lẻ hay tổ hợp 5 dòng kết hợp bón phân NPK đầy đủ theo khuyến cáo chưa thể hiện được chức năng kích thích gia tăng chiều cao cây lúa khi được trồng trên nền đất nhiễm mặn trong điều kiện nhà lưới ở trong vụ đầu tiên.
97
Bảng 4.8: Chiều cao cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018)
TT Nghiệm thức
Chiều cao cây lúa (cm) Ngày sau khi gieo
15 30 45 60 90
1 Đối chứng 26,6 e 35,4 c 44,6 c 55,2 c 55,3 c
2 NPK 31,2 bc 43,3 a 51,6 a 62,6 a 62,5 a
3 NPK+Si 31,7 bc 39,0 abc 47,5 bc 58,5 bc 58,3 bc 4 NPK+Si+LCT_01 28,4 d 35,9 bc 50,6 ab 60,2 ab 60,1 ab 5 NPK+Si+RTTV_12 33,7 a 43,3 a 51,1 ab 62,7 a 62,6 a 6 NPK+Si+PTST_30 30,7 bc 36,9 abc 50,1 ab 60,7 ab 60,5 ab 7 NPK+Si+MCM_15 30,4 c 39,0 abc 51,4 ab 59,9 ab 60,0 ab 8 NPK+Si+TCM_39 31,6 bc 41,9 ab 53,9 a 63,6 a 63,5 a 9 NPK+Si+MIX 32,1 b 42,4 a 53,3 a 62,7 a 62,8 a
F * * * * *
CV (%) 7,09 11,6 7,01 5,39 5,23
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
b) Vụ 2 (10/2018-01/2019)
Kết quả khảo sát chiều cao cây lúa ở vụ 2 của các nghiệm thức thí nghiệm bố trí trong nhà lưới được trình bày qua Hình 4.29 và Bảng 4.9 cho thấy nghiệm thức đối chứng có chiều cao cây lúa thấp nhất (p<0,05).
Hình 4.29: Chiều cao cây lúa giai đoạn 90 ngày của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018
– 01/2019)
*Ghi chú: NT1_Đối chứng; NT2_NPK; NT3_NPK+Si; NT4_NPK+Si+LCT_01;
NT5_NPK+Si+RTTV_12; NT6_NPK+Si+PTST_30; NT7_NPK+Si+MCM_15;
NT8_NPK+Si+TCM_39; NT9_NPK+Si+MIX
Giai đoạn 15 ngày thí nghiệm hầu hết các nghiệm thức bón phân Si kết hợp NPK và các nghiệm thức bón Si, NPK kết hợp chủng vi khuẩn phân giải Si dạng đơn lẻ hay tổ hợp đều có chiều cao cây lúa tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức chỉ bón NPK (p<0,05). Ngoài ra, ở các giai đoạn còn lại, nghiệm thức bón phân Si, kết hơp NPK và các nghiệm thức bón phân Si, NPK kết hợp
98
chủng vi khuẩn phân giải Si cho thấy chiều cao cây lúa tương đương hoặc thấp hơn so với nghiệm thức chỉ bón NPK (p<0,05).
Bảng 4.9: Chiều cao cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018 – 01/2019)
TT Nghiệm thức
Chiều cao cây lúa (cm) Ngày sau khi gieo
15 30 45 60 90
1 Đối chứng 27,0 e 37,2 d 51,4 e 54,8 e 55,3 e 2 NPK 32,1 c 41,3 abc 69,7 ab 72,5 ab 72,3 ab 3 NPK+Si 32,9 abc 39,5 c 65,0 d 71,5 bcd 70,9 bcd 4 NPK+Si+LCT_01 29,6 d 40,0 c 65,1 d 70,0 d 69,2 d 5 NPK+Si+RTTV_12 35,0 a 42,3 ab 71,6 a 74,0 a 73,9 a 6 NPK+Si+PTST_30 33,1 abc 40,4 bc 65,9 cd 70,4 cd 70,1 cd 7 NPK+Si+MCM_15 32,7 bc 41,4 abc 67,8 bc 70,4 cd 70,3 cd 8 NPK+Si+TCM_39 33,6 abc 41,2 abc 70,4 a 71,5 bcd 71,3 bc 9 NPK+Si+MIX 34,6 ab 42,4 a 70,3 a 72,2 abc 72,0 bc
F * * * * *
CV (%) 8,36 3,92 9,22 8,19 7,91
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
So sánh kết quả khảo sát về chiều cao cây lúa qua 2 vụ trồng liên tiếp trồng cùng trên nền đất mặn ở điều kiện nhà lưới cho thấy chiều cao cây lúa có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn tăng trưởng và đạt giá trị cao nhất vào giai đoạn 60 ngày sau khi gieo, sau đó chiều cao cây lúa duy trì ổn định đến thời điểm kết thúc thí nghiệm. Ở các thời điểm thu mẫu, chiều cao cây lúa ở hầu hết các nghiệm thức bón phân Si kết hợp bón NPK và các nghiệm thức bón phân NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức bón NPK theo khuyến cáo. Vì vậy, kết quả này cho thấy việc chủng vi khuẩn phân giải Si vào đất mặn kết hợp bón phân Si và NPK theo khuyến cáo chưa giúp gia tăng chiều cao cây lúa qua 2 vụ trồng lúa liên tiếp ở điều kiện nhà lưới.
4.6.1.2 Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa a) Vụ 1 (6/2018-9/2018)
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa là chỉ tiêu gián tiếp đánh giá hiệu quả hấp thu và chuyển hóa đạm từ đất lên thân cây và có mối tương quan thuận giữa hàm lượng chlorophyll với đạm mà cây trồng hấp thu. Hàm lượng chlorophyll của lá lúa có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh hàm lượng chlorophyll của lá lúa ở các thời điểm thu mẫu (Bảng 4.10).
99
Vào giai đoạn 30 ngày thí nghiệm, các nghiệm thức được chủng dòng vi khuẩn phân giải Si gồm TCM_39, RTTV_12 và nghiệm thức MIX (tổ hợp 5 dòng vi khuẩn) kết hợp với bón Si và NPK có hàm lượng chlorophyll trong lá lần lượt đạt 4,1, 3,95 và 3,64 CCI, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng, nghiệm thức bón NPK và nghiệm thức bón NPK+Si (p<0,05).
Ngoài ra, các nghiệm thức được chủng với các dòng vi khuẩn gồm LCT_01, PTST_30 và MCM_15 kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa lần lượt đạt 2,15, 2,92 và 2,77 CCI tương đương và khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức bón NPK và đối chứng (2,68 và 2,24 CCI) (p>0,05).
Bảng 4.10: Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 (6/2018 – 9/2018)
TT Nghiệm thức
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa (CCI) Ngày sau khi gieo
30 45 60
1 Đối chứng 2,24 c 5,20 d 6,53 d
2 NPK 2,68 c 8,59 bc 10,1 c
3 NPK+Si 2,30 c 8,37 bc 12,4 b
4 NPK+Si+LCT_01 2,15 c 7,37 c 13,9 a
5 NPK+Si+RTTV_12 3,95 a 8,47 bc 13,8 a
6 NPK+Si+PTST_30 2,92 bc 9,14 b 14,7 a
7 NPK+Si+MCM_15 2,77 bc 9,29 b 12,6 b
8 NPK+Si+TCM_39 4,10 a 11,1 a 12,1 b
9 NPK+Si+MIX 3,64 ab 10,8 a 13,9 a
F * * *
CV (%) 29,3 21,8 20,5
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Vào giai đoạn 45 ngày sau khi gieo, hàm lượng chlorophyll giữa các nghiệm thức có xu hướng gia tăng so với ngày 30 và dao động trong khoảng 5,20-11,1 CCI. Hai nghiệm thức gồm nghiệm thức chủng với hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón NPK và Si và nghiệm thức chủng dòng vi khuẩn TCM_39 kết hợp bón NPK và Si có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa cao nhất, lần lượt đạt 10,8 và 11,1 CCI. Mặt khác, các nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn LCT_01, RTTV_12, PTST_30 và MCM_15 kết hợp bón NPK và Si cho thấy hàm lượng chlorophyll trong lá lúa đạt 7,37-9,29 CCI, tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón NPK hoặc bón NPK+Si.
Nghiệm thức đối chứng có hàm lượng chlorophyll thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
100
Vào giai đoạn 60 ngày thí nghiệm hàm lượng chlorophyll của các nghiệm thức đều đạt đến giá trị khá cao dao động trong khoảng 6,53-14,7 CCI. Ngoài ra, tất cả các nghiệm thức bón phân Si kết hợp bón NPK đều cho hàm lượng chlorophyll cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón NPK và đối chứng (p<0,05). Mặt khác, các nghiệm thức bón NPK+Si kết hợp các dòng vi khuẩn LCT_01, RTTV_12, PTST_30 và MIX cho hàm lượng chlorophyll trong lá lúa lần lượt đạt 13,9, 13,8, 14,7 và 13,9, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức bón NPK+Si, NPK+Si+MCM_15 và NPK+Si+TCM_39 với các giá trị lần lượt đạt 12,4, 12,6 và 12,1 CCI. Nghiệm thức đối chứng có hàm lượng chlorophyll thấp nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (đạt 6,53 CCI).
b) Vụ 2 (10/2018-01/2019)
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa ở các nghiệm thức thí nghiệm vụ 2 có xu hướng gia tăng theo quá trình sinh trưởng của cây lúa (Bảng 4.11).
Vào giai đoạn 30 ngày sau khi gieo, hàm lượng chlorophyll trong lá lúa dao động trong khoảng 2,69-4,52 CCI. Nghiệm thức được chủng hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn và dòng vi khuẩn PTST_30 kết hợp bón Si và NPK lần lượt đạt 4,52 và 4,41 CCI, cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với hầu hết các nghiệm thức có và không có chủng vi khuẩn phân giải Si còn lại (p<0,05). Vào giai đoạn 45 ngày sau khi gieo, hàm lượng chlorophyll của các nghiệm thức có xu hướng gia tăng lên và dao động trong khoảng 5,51-14,5 CCI. Nghiệm thức được chủng với hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng chlorophyll cao nhất và đạt 14,5 giá trị CCI (p<0,05). Tiếp theo, nghiệm thức chủng dòng vi khuẩn TCM_39 kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng cholorophyll đạt 13,5 CCI, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại có và không có chủng vi khuẩn (p<0,05). Các nghiệm thức được chủng với các dòng vi khuẩn gồm LCT_01, RTTV_12, PTST_30 và MCM_15 kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa tương đương hoặc thấp hơn so với nghiệm thức bón phân NPK và NPK+Si (11,8 và 9,5 CCI). Ngoài ra, nghiệm thức đối chứng có hàm lượng chlorophyll thấp nhất (đạt 5,51 CCI). Vào giai đoạn 60 ngày thí nghiệm hàm lượng chlorophyll của các nghiệm thức đều đạt giá trị khá cao, từ 8,33-22,3 CCI. Ba nghiệm thức được chủng với dòng vi khuẩn LCT_01, RTTV_12 và MIX kết hợp bón Si và NPK có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa cao nhất, đạt 22,3 CCI, khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại có và không có chủng vi khuẩn (p<0,05). Mặt khác, nghiệm thức NPK+Si và nghiệm thức NPK+Si kết hợp chủng các dòng vi khuẩn PTST_30, MCM_15 và TCM_39 có lượng chlorophyll lần lượt đạt 20,1, 20,6, 20,0 và 20,3 CCI, khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p>0,05), tuy nhiên cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so với nghiệm
101
thức bón NPK và đối chứng. Hai nghiệm thức này có hàm lượng chlorophyll lần lượt đạt 18,4 và 8,33 CCI.
Bảng 4.11: Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 (10/2018 – 01/2019)
TT Nghiệm thức
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa (CCI) Ngày sau khi gieo
30 45 60
1 Đối chứng 2,69 e 5,51 f 8,33 d
2 NPK 3,00 de 11,8 c 18,4 c
3 NPK+Si 2,84 e 9,5 e 20,1 b
4 NPK+Si+LCT_01 3,84 bc 12,2 c 22,3 a
5 NPK+Si+RTTV_12 3,49 cd 11,9 c 22,3 a
6 NPK+Si+PTST_30 4,41 ab 9,79 e 20,6 b
7 NPK+Si+MCM_15 3,23 cde 10,7 d 20,0 b
8 NPK+Si+TCM_39 3,58 cd 13,5 b 20,3 b
9 NPK+Si+MIX 4,53 a 14,5 a 22,3 a
F * * *
CV (%) 20,5 23,3 21,7
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
So sánh hàm lượng chlorophyll trong lá lúa qua 2 vụ thí nghiệm liên tiếp trên cùng một nền đất nhiễm mặn ở điều kiện mặn trong nhà lưới cho thấy các nghiệm thức bón phân NPK+Si kết hợp chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si góp phần làm gia tăng hàm lượng chlorophyll trong lá lúa. Kết quả này có thể giải thích là các dòng vi khẩn phân giải Si có khả năng cố định đạm sinh học tự do nên cung cấp thêm một lượng đạm đáng kể giúp cây lúa hấp thu và chuyển hóa để tham gia vào cấu tạo của chlorophyll trong lá lúa một cách hiệu quả. Mặt khác, nghiên cứu của Gong et al. (2005), Kang et al. (2017) và Mahmood et al.
(2016) cho thấy việc ứng dụng phân Si và vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng diện tích bề mặt của lá lúa, sắc tố quang hợp trong cây trồng và giúp cải thiện quang hợp, đặc biệt cây trồng trong điều kiện đất bị nhiễm mặn bao gồm lúa mì (Tuna et al., 2008), cải dầu (Farshidi et al., 2012), đậu tương (Lee et al., 2010) và cà chua (Haghighi and Pessarakli, 2013). Tóm lại, kết quả này cho thấy việc chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK theo khuyến cáo giúp gia tăng hàm lượng chlorophyll của lá lúa.
102 4.6.1.3 Độ cứng lóng thân cây lúa
a) Vụ 1 (6/2018 – 9/2018)
Độ cứng lóng thân cây lúa (lóng 1, 2 và 3) vào thời điểm thu hoạch của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn trong nhà lưới ở vụ 1 được trình bày trong Bảng 4.12.
Bảng 4.12: Độ cứng lóng thân cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 1 vào thời điểm thu hoạch (6/2018 – 9/2018)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Kết quả cho thấy độ cứng của 3 lóng thân cây lúa có xu hướng giảm dần theo chiều cao của cây lúa (tính từ gốc lúa) và có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Thông thường cây lúa bị đổ ngã là do độ cứng của lóng 1 và lóng 2 thấp (Nguyễn Minh Chơn, 2007). Kết quả khảo sát cho thấy độ cứng lóng thân 1 dao động trong khoảng 2,98-7,27 N, các nghiệm thức được chủng vi khuẩn phân giải Si cho độ cứng lóng thân cao hơn và khác biệt ý nghĩa thống kê so với ba nghiệm thức không chủng vi khuẩn (p<0,05), tuy nhiên chỉ có duy nhất nghiệm thức NPK+Si+LCT_01 khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức NPK+Si (p>0,05). Nghiệm thức đối chứng có độ cứng ở tất cả các lóng 1, 2 và 3 thấp nhất và lần lượt đạt 2,98, 1,06 và 0,86 N. Mặt khác, kết quả khảo sát độ cứng lóng 2 cho thấy tất cả các nghiệm thức chủng với vi khuẩn phân giải Si có độ cứng dao động trong khoảng 1,91-2,58 N, tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK và nghiệm thức bón NPK+Si. Hai nghiệm thức này có độ cứng lóng thân 2 lần lượt đạt 1,83 và 1,88 N. Trong số các nghiệm thức chủng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK, nghiệm thức chủng TCM_39 và nghiệm thức chủng MIX kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng 2
TT Nghiệm thức Độ cứng lóng thân cây lúa (N)
Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3
1 Đối chứng 2,98 g 1,06 f 0,86 c
2 NPK 4,07 f 1,84 e 1,11 c
3 NPK+Si 4,86 e 1,89 e 1,44 b
4 NPK+Si+LCT_01 5,07 de 1,98 cde 1,49 b
5 NPK+Si+RTTV_12 6,14 b 2,07 bcd 1,94 a
6 NPK+Si+PTST_30 5,29 cd 1,91 de 1,45 b
7 NPK+Si+MCM_15 5,56 c 2,10 bc 1,48 b
8 NPK+Si+TCM_39 7,27 a 2,19 b 1,44 b
9 NPK+Si+MIX 7,00 a 2,58 a 1,50 b
F * * *
CV (%) 24,6 20,5 23,0
103
cao nhất và lần lượt đạt 2,58 và 2,19 N (p<0,05). Bên cạnh đó, kết quả khảo sát độ cứng lóng 3 cho thấy các nghiệm thức bón phân Si cho độ cứng đạt 1,44-1,94 N, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức chỉ bón NPK và nghiệm thức đối chứng với độ cứng lóng 3 lần lượt đạt 1,11 và 0,86 N. Hơn nữa, các nghiệm thức được chủng với vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón Si và NPK cho độ cứng lóng 3 tương đương hoặc cao hơn so với nghiệm thức bón NPK+Si.
Trong đó nghiệm thức chủng với dòng vi khuẩn RTTV_12 kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng 3 đạt 1,94 N và có giá trị cao nhất.
b) Vụ 2 (10/2018-01/2019)
Kết quả khảo sát độ cứng lóng thân cây lúa ở thí nghiệm vụ 2 trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới được trình bày ở Bảng 4.13 cho thấy tương tự như vụ 1, trong vụ 2 này tất cả các nghiệm thức có chủng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón phân đầy đủ NPK+Si cho độ cứng lóng thân 1, 2 và 3 tương đương hoặc cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức không chủng vi khuẩn phân giải Si (p<0,05). Trong số các nghiệm thức chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si, nghiệm thức chủng dòng vi khuẩn TCM_39 và nghiệm thức chủng hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn kết hợp bón Si và NPK có độ cứng lóng thân lúa cao nhất.
Bảng 4.13: Độ cứng lóng thân cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện nhà lưới trong vụ 2 vào thời điểm thu hoạch (10/2018 – 01/2019)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Như vậy, độ cứng lóng thân cây lúa có xu hướng gia tăng qua mỗi vụ khi được trồng trên nền đất nhiễm mặn có bón Si, NPK và chủng các dòng vi khuẩn phân gải Si. Hầu hết các nghiệm thức bón phân Si kết hợp vi khuẩn phân giải Si
TT Nghiệm thức Độ cứng lóng thân cây lúa (N)
Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3
1 Đối chứng 4,36 g 2,28 e 1,32 d
2 NPK 4,90 f 2,68 d 1,62 c
3 NPK+Si 6,20 e 2,86 d 1,63 c
4 NPK+Si+LCT_01 6,49 e 3,66 c 1,67 c
5 NPK+Si+RTTV_12 8,66 b 3,98 c 1,72 c
6 NPK+Si+PTST_30 7,88 c 3,96 c 1,70 c
7 NPK+Si+MCM_15 7,01 d 3,88 c 1,68 c
8 NPK+Si+TCM_39 9,40 a 4,51 b 1,99 b
9 NPK+Si+MIX 9,52 a 4,94 a 2,96 a
F * * *
CV (%) 25,0 23,9 25,7