4.6 Nội dung nghiên cứu 6: Đánh giá hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn phân giải Si tuyển chọn lên tăng cường khả năng chống chịu mặn,
4.6.2 Thí nghiệm ngoài đồng
Kết quả đánh giá hiệu quả của 5 dòng vi khuẩn phân giải Si lên chiều cao cây lúa qua các giai đoạn sinh trưởng của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu
126
được trình bày trong Bảng 4.19 cho thấy chiều cao cây lúa có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ 0 đến 90 ngày, sau đó, chiều cao cây lúa của tất cả các nghiệm thức có xu hướng ổn định. Mặt khác, giữa các nghiệm thức có chiều cao cây lúa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) ở hầu hết các thời điểm thu mẫu.
Bảng 4.19: Chiều cao cây lúa của các nghiệm thức thí nghiệm ngoài đồng trên nền đất nhiễm mặn ở ngoài đồng trong mô hình lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (9/2018-01/2019)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Vào giai đoạn 30 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, các nghiệm thức thí nghiệm có chiều cao cây lúa dao động trong khoảng 48,3-50,1 cm và hầu hết khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau (p>0,05), tuy nhiên, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX cho chiều cao cây lúa đạt 50,1 cm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức bón 100%NPK, 100%NPK+Si và 75%NPK+Si (p<0,05).
Vào giai đoạn 45 và 60 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, hầu hết các nghiệm thức bón 100%NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si và nghiệm thức 75%NPK+Si+MIX có chiều cao cây lúa cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Các nghiệm thức bón 75%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si có chiều cao cây lúa tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 100%NPK, 100%NPK+Si và 75%NPK+Si (p>0,05). Nghiệm thức 100%NPK+Si+MIX có chiều cao cây lúa cao nhất (p<0,05).
TT Nghiệm thức
Chiều cao cây lúa (cm) Ngày sau khi gieo
30 45 60 90 120
1 100%NPK 48,7 cde 61,7 cd 80,7 fg 104,8 d 102,2 d 2 100%NPK+Si 48,3 de 63,2 c 82,0 ef 110,1 c 108,6 c 3 100%NPK+Si+LCT_01 48,9 bcde 62,7 c 81,4 fg 109,5 c 107,5 c 4 100%NPK+Si+RTTV_12 49,8 ab 66,3 ab 86,8 ab 116,8 ab 115,0 ab 5 100%NPK+Si+PTST_30 49,4 abc 65,2 b 86,0 abc 116,0 ab 115,0 ab 6 100%NPK+Si+MCM_15 49,4 abc 65,7 b 84,7 cd 114,2 b 113,5 b 7 100%NPK+Si+TCM_39 49,4 abc 66,0 b 85,4 bcd 115,8 ab 114,6 ab 8 100%NPK+Si+MIX 50,1 a 67,7 a 87,6 a 118,0 a 116,9 a 9 75%NPK+Si 48,2 e 61,5 cd 79,6 g 105,0 d 102,4 d 10 75%NPK+Si+LCT_01 48,3 de 61,0 d 80,6 fg 107,0 cd 106,1 c 11 75%NPK+Si+RTTV_12 48,9 bcde 62,9 c 81,1 fg 108,9 c 108,5 c 12 75%NPK+Si+PTST_30 48,9 bcde 62,4 cd 81,0 fg 108,4 c 107,5 c 13 75%NPK+Si+MCM_15 48,6 cde 62,3 cd 80,9 fg 105,0 d 103,5 d 14 75%NPK+Si+TCM_39 49,0 bcde 62,4 cd 82,5 ef 107,6 cd 106,5 c 15 75%NPK+Si+MIX 49,3 abcd 65,9 b 83,6 de 114,5 b 113,5 b
F * * * * *
CV (%) 1,57 3,53 3,34 4,43 4,63
127
Vào giai đoạn 90 và 120 ngày thí nghiệm, chiều cao cây lúa của các nghiệm thức đạt giá trị cao nhất, dao động trong khoảng 102,2-118,0 cm. Các nghiệm thức bổ sung với 100%NPK+Si+các dòng vi khuẩn RTTV_12, PTST_30, MCM_15, TCM_39, MIX và nghiệm thức bón 75%NPK+Si+MIX cho chiều cao cây lúa dao động trong khoảng 113,5-118,0 cm, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với hầu hết các nghiệm thức còn lại (p<0,05), tuy nhiên chúng khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau về chỉ tiêu chiều cao cây lúa (p>0,05). Ngoài ra, các nghiệm thức được bón 75%NPK+Si, 75%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si cho chiều cao cây lúa trong khoảng 102,4-108,9 cm, hầu hết tương đương và cao hơn so với nghiệm thức bón 100%NPK, 75%NPK+Si và 100%NPK+Si.
Như vậy, qua kết quả về chỉ tiêu chiều cao cây lúa cho thấy việc bón 100%NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si thúc đẩy gia tăng hiệu quả chiều cao cây lúa khi trồng ở ngoài đồng trên nền đất mặn của mô hình lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu. Mặt khác, việc sử dụng lượng phân NPK giảm đi 25% so với khuyến cáo kết hợp phân CaSiO3 100 kg.ha-1 và vi khuẩn phân giải Si giúp thúc đẩy gia tăng chiều cao cây lúa tương đương với nghiệm thức bón 100%NPK theo khuyến cáo. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Janardhan (2014) chứng minh rằng biện pháp sử dụng vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng chiều cao cây lúa so với nghiệm thức đối chứng.
4.6.2.2 Số chồi lúa/m2
Số chồi lúa/m2 của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được trình bày ở Bảng 4.20 cho thấy số chồi lúa ở tất cả các nghiệm thức có xu hướng tăng dần trong giai đoạn từ 30 đến 60 ngày, sau đó số chồi lúa giảm xuống.
Vào giai đoạn 30 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX cho số chồi lúa/m2 cao nhất đạt 412 chồi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức được bổ sung 100%NPK+Si+RTTV_12 và nghiệm thức 75%NPK+Si+MIX. Hai nghiệm thức này có số chồi/m2 lần lượt đạt 399 và 397 chồi (p>0,05), tuy nhiên số chồi lúa của hai nghiệm thức này cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (348-383 chồi) (p<0,05). Ngoài ra, nghiệm thức bón 75%NPK+Si và 75%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si cho số chồi lúa/m2 dao động trong khoảng 344-364 chồi,tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức bón 100%NPK, 100%NPK+Si và 100%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si (348-383 chồi/m2).
Vào giai đoạn 45 ngày thí nghiệm, các nghiệm thức bón 75%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si có số chồi lúa/m2 dao động 736-792 chồi và hầu hết khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau và so với các nghiệm
128
thức bổ sung 100%NPK, 100%NPK+Si, 100%NPK+Si+LCT_01 và 100%NPK+Si+MCM_15. Các nghiệm thức đứng sau này có số chồi lúa/m2 lần lượt là 708, 801, 783 và 812 chồi (p>0,05), thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (917-1060 chồi/m2). Nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX cho số chồi lúa/m2 cao nhất và đạt 1060 chồi (p<0,05). Tiếp theo, các nghiệm thức được bón với 100%NPK+Si+các dòng vi khuẩn RTTV_12, PTST_30, TCM_39 và nghiệm thức bón 75%NPK+Si+MIX cho số chồi lúa/m2 lần lượt đạt 977, 933, 917 và 900 chồi.
Bảng 4.20: Số chồi lúa/m2 của các nghiệm thức thí nghiệm trên nền đất nhiễm mặn ở ngoài đồng trong mô hình lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (9/2018-01/2019)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5%. Trong cùng một cột các giá trị trung bình có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% qua phép thử Duncan
Vào giai đoạn 60 ngày, số chồi lúa/m2 của các nghiệm thức thí nghiệm đều đạt giá trị cao nhất, trong đó, nghiệm thức bón 100%NPK, 75%NPK+Si, 75%NPK+Si+LCT_01 và 75%NPK+Si+MCM_15 cho số chồi lúa/m2 đạt lần lượt 976, 944, 977 và 947 chồi, khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau và so với các nghiệm thức bón 100%NPK+Si, 100%NPK+Si+LCT_01, 100%NPK+Si+MCM_15, 75%NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si gồm PTST_30, TCM_39 và MIX. Các nghiệm thức này có số chồi/m2 dao động trong khoảng 984-1055 chồi (p>0,05), thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức 100%NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si gồm RTTV_12, PTST_30, TCM_39 và MIX (lần lượt đạt 1149, 1100, 1109 và 1231 chồi,
TT NT
Số chồi lúa/m2 Số ngày sau khi gieo
30 45 60 90
1 100%NPK 348 ef 708 f 976 ef 829 e
2 100%NPK+Si 363 def 801 d 1041 cde 883 cde
3 100%NPK+Si+LCT_01 363 def 783 de 1049 cde 932 c 4 100%NPK+Si+RTTV_12 399 ab 977 b 1149 b 1067 b 5 100%NPK+Si+PTST_30 383 bcd 933 bc 1100 cd 1045 b 6 100%NPK+Si+MCM_15 369 cdef 812 d 1012 def 929 c 7 100%NPK+Si+TCM_39 376 bcde 917 c 1109 bc 1043 b
8 100%NPK+Si+MIX 412 a 1060 a 1231 a 1156 a
9 75%NPK+Si 344 f 719 f 944 f 847 de
10 75%NPK+Si+LCT_01 353 def 736 ef 977 ef 865 cde 11 75%NPK+Si+RTTV_12 364 def 789 de 1061 cd 920 cd 12 75%NPK+Si+PTST_30 356 def 760 def 1043 cde 879 cde 13 75%NPK+Si+MCM_15 347 ef 736 ef 947 f 868 cde 14 75%NPK+Si+TCM_39 356 def 792 de 984 def 881 cde 15 75%NPK+Si+MIX 397 abc 900 c 1055 cde 1020 b
F * * * *
CV (%) 6,98 13,0 8,43 11,1
129
p<0,05). Nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX có số chồi lúa/m2 cao nhất, đạt 1231 chồi.
Vào giai đoạn 90 ngày sau khi bố trí thí nghiệm, số chồi lúa/m2 của các nghiệm thức thí nghiệm có xu hướng giảm xuống. Hầu hết các nghiệm thức bón 100%NPK+Si+vi khuẩn phân giải Si và nghiệm thức 75%NPK+Si+MIX có số chồi lúa/m2 dao động trong khoảng 929-1156 chồi, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 100%NPK, 100%NPK+Si và 75%NPK+Si.
Các nghiệm thức 75%NPK+Si+từng dòng vi khuẩn phân giải Si hầu hết tương đương và khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức không bổ sung vi khuẩn phân giải Si, gồm cả nghiệm thức bón 100% NPK và nghiệm thức bón 100% NPK+Si.
Tóm lại, kết quả khảo sát về số chồi lúa/m2 của các nghiệm thức thí nghiệm ngoài đồng trên nền đất mặn trong mô hình lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu cho thấy việc chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si kết hợp bón 100%NPK theo khuyến cáo và 100 kg CaSiO3.ha-1 giúp gia tăng số chồi lúa/m2 cao hơn so với nghiệm thức đối chứng bón 100% NPK và 100% NPK + Si. Đặc biệt, khi tổ hợp 5 dòng vi khuần phân giải Si lại giúp số chồi lúa/m2 đạt cao nhất.
Ngoài ra, việc chủng các dòng vi khuẩn phân giải Si dạng đơn lẻ vào trong đất kết hợp bón Si giúp giảm thiểu được 25% lượng phân bón hóa học khuyến cáo NPK nhưng vẫn cho số chồi tương đương với nghiệm thức bón 100% NPK và 100% NPK + Si. Đặc biệt, khi chủng tổ hợp 5 dòng vi khuẩn phân giản Si thử nghiệm kết hợp bón Si giúp giảm 25% lượng phân bón hóa học khuyến cáo NPK nhưng cho số chồi cao hơn so với nghiệm thức bón 100% NPK và 100% NPK + Si. Kết quả này cho thấy hiệu quả rất cao của 5 dòng vi khuẩn phân giải Si trong việc gia tăng số chồi lúa ở điều kiện ngoài đồng trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu.
4.6.2.3 Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa là chỉ tiêu gián tiếp đánh giá hiệu quả hấp thu và chuyển hóa đạm từ đất lên thân cây và có mối tương quan thuận giữa hàm lượng chlorophyll với đạm mà cây trồng hấp thu. Hàm lượng chlorophyll của lá lúa có xu hướng gia tăng qua các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với hàm lượng chlorophyll của lá lúa ở các thời điểm thu mẫu (Bảng 4.21).
Vào giai đoạn 30 ngày sau khi thí nghiệm, nghiệm thức bón 100%NPK+100 kg CaSiO3.ha-1 kết hợp với chủng hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn phân giải Si có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa cao nhất, đạt 4,27 CCI và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức còn lại (2,75-3,35 CCI).
Vào giai đoạn 45 ngày thí nghiệm, nghiệm thức bón 100%NPK và 75%NPK+Si cho hàm lượng chlorophyll trong lá lúa thấp nhất, đều đạt 10,2 CCI
130
và khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nghiệm thức bón 75%NPK+Si+dòng vi khuẩn LCT_01 và MCM_15 (11,1 và 11,3 CCI). Tuy nhiên, các nghiệm thức này có hàm lượng chlorophyll thấp hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Trong số các nghiệm thức còn lại, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX có hàm lượng chlorophyll cao nhất, đạt 14,6 CCI và khác biệt không có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức 100%NPK+Si+RTTV_12 (13,7 CCI), nhưng cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (11,7-13,1 CCI).
Bảng 4.21: Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa ở các thời điểm thu mẫu của các nghiệm thức thí nghiệm trên nền đất nhiễm mặn ở ngoài đồng trong mô hình lúa- tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (9/2018-01/2019)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% và trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan
Vào giai đoạn 60 ngày thí nghiệm, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa cao nhất và đạt 16,9 CCI (p<0,05). Tiếp theo, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+dòng vi khuẩn RTTV_12, PTST_30, TCM_39 và 75%NPK+Si+MIX có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa dao động trong khoảng 14,2-15,0 CCI, khác biệt không có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhau, nhưng cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh với các nghiệm thức còn lại (11,3-13,0 CCI).
Vào giai đoạn 90 ngày thí nghiệm, cả 2 nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX và 100%NPK+Si+dòng vi khuẩn RTTV_12 có hàm lượng chlorophyll trong lá lúa cao nhất, đạt lần lượt 17,3 và 17,0 CCI (p<0,05). Tiếp
TT Nghiệm thức
Hàm lượng chlorophyll trong lá lúa (CCI) Ngày sau khi gieo
30 45 60 90
1 100%NPK 2,75 b 10,2 f 11,3 g 12,0 g
2 100%NPK+Si 3,12 b 11,9 cde 13,0 de 13,8 cde 3 100%NPK+Si+LCT_01 3,07 b 11,9 cde 12,8 def 13,6 cde 4 100%NPK+Si+RTTV_12 3,58 ab 13,7 ab 15,0 b 17,0 a 5 100%NPK+Si+PTST_30 3,30 b 13,1 bc 14,2 bc 14,5 bc 6 100%NPK+Si+MCM_15 3,30 b 12,6 bcd 13,5 cd 14,1 cd 7 100%NPK+Si+TCM_39 3,30 b 12,8 bc 14,6 bc 14,6 bc
8 100%NPK+Si+MIX 4,27 a 14,6 a 16,9 a 17,3 a
9 75%NPK+Si 2,77 b 10,2 f 11,7 fg 12,2 fg
10 75%NPK+Si+LCT_01 2,90 b 11,1 ef 11,9 efg 12,7 efg 11 75%NPK+Si+RTTV_12 3,05 b 11,7 cde 12,6 def 13,2 def 12 75%NPK+Si+PTST_30 3,08 b 11,7 cde 12,5 def 13,5 cde 13 75%NPK+Si+MCM_15 2,85 b 11,3 def 11,9 efg 12,8 efg 14 75%NPK+Si+TCM_39 2,90 b 12,0 cde 12,7 def 13,6 cde 15 75%NPK+Si+MIX 3,35 b 12,7 bc 14,3 bc 15,5 b
F * * * *
CV (%) 15,4 10,5 11,6 11,4
131
theo, nghiệm thức 75%NPK+Si+MIX, 100%NPK+Si+PTST_30 và 100%NPK+Si+TCM_39 có hàm lượng chlorophyll lần lượt đạt 15,5, 14,5 và 14,6 CCI, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05).
Từ kết quả khảo sát về hàm lượng chlorophyll trong lá lúa của các nghiệm thức thí nghiệm ở ngoài đồng trên nền đất nhiễm mặn trong mô hình lúa-tôm cho thấy việc bón 100%NPK và 100 kg CaSiO3.ha-1 kết hợp chủng hỗn hợp 5 dòng vi khuẩn phân giải Si hoặc chủng dòng vi khuẩn RTTV_12 đều rất có hiệu quả trong việc thúc đẩy gia tăng hàm lượng chlorophyll trong lá lúa, từ đó góp phần gia tăng sinh trưởng cũng như năng suất lúa. Ngoài ra, việc bón giảm đi 25%NPK kết hợp phân Si và vi khuẩn phân giải Si cho hàm lượng chlorophyll trong lá lúa tương đương và cao hơn so với nghiệm thức bón 100%NPK và 100% NPK + Si.
Tuy nhiên, việc chủng tổ hợp 5 dòng vi khuẩn đều gia tăng hiệu quả cao hơn về hàm lượng chlorophyll trong lá lúa ở hai mức bón 100% NPK + Si và 75% NPK + Si. Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Al-aghabary et al. (2004), Ranganathan et al. (2006) và Rezende et al. (2016) cho thấy biện pháp bổ sung Si giúp gia tăng lượng chlorophyll trong lá lúa. Tuy nhiên, vẫn chưa có công bố nào về bổ sung phân bón Si kết hợp với vi khuẩn phân giải Si giúp gia tăng hàm lượng chlorophyll lá lúa.
4.6.2.4 Độ cứng lóng thân cây lúa
Kết quả khảo sát độ cứng lóng thân cây lúa (lóng 1, 2 và 3 tính từ gốc lúa lên trên) của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện ngoài đồng tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được trình bày trong Bảng 4.22 cho thấy độ cứng của 3 lóng thân cây lúa có xu hướng giảm dần theo chiều cao của cây lúa (tính từ gốc cây lúa) và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so sánh các nghiệm thức với nhau. Thông thường cây lúa bị đổ ngã là do độ cứng của lóng 1 và lóng 2 thấp (Nguyễn Minh Chơn, 2007).
Độ cứng lóng thân đốt thứ 1 của các nghiệm thức thí nghiệm dao động từ 3,32-6,40 N. Hai nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX và 100%NPK+Si+RTTV_12 có độ cứng lóng 1 đạt lần lượt 6,40 và 6,16 N, cao hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại (p<0,05). Tiếp theo, nghiệm thức bón 100%NPK+Si+TCM_39, 75%NPK+Si+RTTV_12 và 75%NPK+Si+MIX có độ cứng lóng 1 dao động từ 4,25-4,59 N và khác biệt có ý nghĩa thống kê khi so với nhau (p<0,05). Các nghiệm thức còn lại có độ cứng lóng thân thấp hơn và dao động trong khoảng 3,32-3,84 N.
Độ cứng lóng thân đốt thứ 2 của các nghiệm thức dao động trong khoảng 3,12-5,56 N. Nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX tiếp tục có độ cứng lóng thân 2 cao nhất và đạt 5,56 N, kế đến là các nghiệm thức 100%NPK+Si+RTTV_12,
132
75%NPK+Si+MIX và 75%NPK+Si+MIX. Các nghiệm thức này có độ cứng lóng thân đốt 2 lần lượt đạt 5,02 N, 4,03 N và 4,01 N.
Độ cứng lóng thân đốt thứ 3 của các nghiệm thức thí nghiệm dao động trong khoảng từ 1,58-3,25 N. Các nghiệm thức bón 100%NPK+Si+MIX, RTTV_12 và TCM_39 tiếp tục có độ cứng lóng thân 3 cao hơn các nghiệm thức còn lại và lần lượt đạt 3,25, 2,79 và 2,29 N. Nghiệm thức bón 75%NPK+Si+MIX có độ cứng lóng thân 3 đạt 2,05 N, cao nhất trong các nghiệm thức bổ sung 75%NPK + Si (p<0,05).
Bảng 4.22: Độ cứng lóng thân cây lúa (lóng 1, lóng 2 và lóng 3) của các nghiệm thức thí nghiệm trồng trên nền đất nhiễm mặn ở điều kiện ngoài đồng trong mô hình canh tác lúa-tôm tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu (9/2018-01/2019)
*Ghi chú: * là khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức ở mức ý nghĩa 5% và trong cùng một cột các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% theo phép thử Duncan
Tóm lại, kết quả này cho thấy việc bón đầy đủ 100%NPK và bón giảm phân hóa học còn 75%NPK+100 kg CaSiO3.ha-1 kết hợp chủng vi khuẩn phân giải Si từng dòng đơn lẻ giúp gia tăng hiệu quả độ cứng lóng thân lúa. Trong đó, các nghiệm thức 100%NPK+Si+MIX, 100%NPK+Si+RTTV_12, 100%NPK+Si+TCM_39, 75%NPK+Si+MIX và 75%NPK+Si+RTTV_12 có độ cứng lóng thân lúa cao hơn ở tất cả 3 lóng so với hầu hết các nghiệm thức khác.
Điều này có thể là do hàm lượng Si được cây lúa hấp thu ở các nghiệm thức này cao hơn so với các nghiệm thức còn lại (hệ số tương quan giữa hàm lượng Si trong thân và độ cứng lóng thân đốt thứ 1, 2 và 3 khá cao và lần lượt đạt 0,71**, 0,70** và 0,78**). Kết quả này tương tự với kết quả nghiên cứu của Fallah (2012)
TT Nghiệm thức Độ cứng lóng thân lúa (N)
Lóng 1 Lóng 2 Lóng 3
1 100%NPK 3,52 hi 3,38 f 1,71 h
2 100%NPK+Si 3,53 hi 3,43 ef 1,83 g
3 100%NPK+Si+LCT_01 3,84 e 3,62 d 1,93 ef
4 100%NPK+Si+RTTV_12 6,16 b 5,02 b 2,79 b
5 100%NPK+Si+PTST_30 3,52 hi 3,42 ef 1,84 g
6 100%NPK+Si+MCM_15 3,77 ef 3,52 e 1,97 e
7 100%NPK+Si+TCM_39 4,25 d 3,66 d 2,29 c
8 100%NPK+Si+MIX 6,40 a 5,56 a 3,25 a
9 75%NPK+Si 3,45 i 3,21 g 1,60 i
10 75%NPK+Si+LCT_01 3,61 gh 3,43 ef 1,85 g
11 75%NPK+Si+RTTV_12 4,50 c 4,01 c 1,92 ef
12 75%NPK+Si+PTST_30 3,32 j 3,12 g 1,58 i
13 75%NPK+Si+MCM_15 3,68 fg 3,44 ef 1,87 fg
14 75%NPK+Si+TCM_39 3,76 ef 3,51 e 1,96 e
15 75%NPK+Si+MIX 4,59 c 4,03 c 2,05 d
F * * *
CV (%) 22,5 17,6 21,5