Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN - VỮNG

2.1. Khái quát về huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Sơn là một huyện miền núi, huyện nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của tỉnh Tuyên Quang, bao quanh thành phố Tuyên Quang.

+ Phía đông giáp các huyện Định Hóa (tỉnh Thái Nguyên), Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn).

+ Phía tây giáp huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) và huyện Yên Bình (tỉnh Yên Bái).

+ Phía nam giáp huyện Đoan Hùng (tỉnh Phú Thọ), huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang)

+ Phía bắc giáp huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang).

2.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình huyện Yên Sơn hình thành ba vùng rõ nét:

+ Vùng thượng huyện (phía đông và đông bắc) là những dãy núi đá có độ cao trung bình khoảng 600 m so với mặt biển.

+ Vùng trung và hạ huyện là những dãy đồi bát úp, đất đai màu mỡ, thích hợp cho cây công nghiệp như chè, cà phê, hoa màu và chăn nuôi gia súc.

+ Phía tây huyện là nơi có những cánh đồng rộng phì nhiêu như Kim Phú, An Tường, Mỹ Bằng, Lang Quán... thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây công nghiệp và chăn nuôi. Ôm lấy những cánh đồng này là dãy núi Là đồ sộ (có đỉnh cao hơn 900m so với mặt nước biển), núi Quạt, núi Nghiêm.

2.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

- Do địa hình phức tạp nên khí hậu ở Yên Sơn cũng phân thành hai khu vực khác biệt:

+ Phía đông mát mẻ, ôn hòa;

+ Phía tây, nhiệt độ nóng hơn 10C, số ngày nắng và lượng mưa cũng cao hơn phía đông.

- Chảy qua địa bàn Yên Sơn có bốn con sông: sông Lô, sông Gâm, sông Chảy ở phía tây và tây bắc, sông Phó Đáy ở phía đông cùng mạng lưới suối, ngòi dày đặc.

Sông suối của huyện nhiều thác ghềnh, thường có lũ trong mùa mưa, tuy gây một số khó khăn trong phát triển kinh tế, xã hội song cũng có những tiềm năng, giá trị về mặt kinh tế. Ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất, sông suối còn cung cấp nguồn thủy sản khá phong phú, có giá trị kinh tế cao phục vụ đời sống nhân dân, đồng thời là đường giao thông quan trọng giữa các vùng và tiềm năng phát triển thuỷ điện, du lịch.

2.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất đai

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện năm 2015 113.301,54 ha. là

Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm 103.301,54 ha, chiếm 91,65% tổng diện tích đất; đất rừng sản xuất chiếm đến 63.878,76 ha, chiếm nhiều nhất đến hơn 50% tổng diện tích đất nông nghiệp. Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 8.459,15ha, chiếm 7,47% tổng diện tích đất, trong đó đất dành cho quốc phòng, an ninh; đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; đất ở; đất sông ngòi kênh rạch suối chiếm nhiều hơn cả.

Bảng 2.1. a.Hiện trạng sử dụng đất huyện Yên Sơn năm 2015

ĐVT: Ha

STT Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 113.301,54 100,00

1 Đất nông nghiệp NNP 103.836,77 91,65

1.1 Đất trồng lúa LUA 6.117,70 5,40

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC 4.244,89 3,75 1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 5.224,25 4,61

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN 8.790,42 7,76

1.4 Đất rừng phòng hộ RPH 18.816,30 16,61

1.5 Đất rừng đặc dụng RDD 120,98 0,11

1.6 Đất rừng sản xuất RSX 63.878,76 56,38

1.7 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 832,91 0,74

1.8 Đất nông nghiệp khác NKH 55,46 0,05

2 Đất phi nông nghiệp PNN 8.459,15 7,47

2.1 Đất quốc phòng CQP 2.002,95 1,77

2.2 Đất an ninh CAN 140,08 0,12

2.3 Đất thương mại, dịch vụ ™D 12,62 0,01

2.4 Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp SKC 69,23 0,06 2.5 Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản SKS 109,69 0,10 2.6 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia,

cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

DHT 2.267,08 2,00

2.7 Đất có di tích lịch sử văn hóa- DDT 10,01 0,01 2.8 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 34,79 0,03

2.9 Đất ở tại nông thôn ONT 1.402,18 1,24

2.10 Đất ở tại đô thị ODT 4,19 0,00

2.11 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 21,99 0,02

2.12 Đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghi ệp

DTS 7,21 0,01

2.13 Đất cơ sở tôn giáo TON 4,49 0,004

2.14 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng

NTD 217,01 0,19

2.15 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm

SKX 33,04 0,03

2.16 Đất sinh hoạt cộng đồng DSH 25,20 0,02

2.17 Đất khu vui chơi, giải trí công cộng DKV 0,02 0,00001

2.18 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 9,91 0,01

2.19 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 1.994,72 1,76

2.20 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 92,15 0,08

3 Đất chưa sử dụng CSD 1.005,62 0,89

4 Đất đô thị KDT 804,36 0,71

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Sơn)-

Bảng 2.2. Kế hoạch chuyển đổi mục đích sử dụng đất năm 2016

ĐVT: Ha

Chỉ tiêu Mã Diện tích

(ha) 1 Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông

nghiệp

NNP/PNN 143,44

1.1 Đất trồng lúa LUA/PNN 15,25

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước LUC/PNN 15,25

1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK/PNN 12,15

1.3 Đất trồng cây lâu năm CLN/PNN 34,27

1.4 Đất rừng sản xuất RSX/PNN 81,62

1.5 Đất nuôi trồng thủy sản NTS/PNN 0,15

2 Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

(Đất rừng sản xuất chuyển sang đất nông nghiệp không phải là rừng)

RSX/NKR(a) 3,60

(Nguồn: Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Yên Sơn)- - Tài nguyên rừng

Yên Sơn có tổng diện tích đất lâm nghiệp đạt gần 81.100 ha. Trong đó rừng sản xuất chiếm 65.000 ha. Nhiều năm qua, Yên Sơn đã chú trọng xây dựng kế hoạch quản lý chặt chẽ diện tích đất lâm nghiệp chuyển sang trồng rừng sản xuất, kết hợp với việc thực hiện tốt công tác hướng dẫn khoa học kỹ thuật cũng như lựa chọn giống cây lâm nghiệp tốt tới các hộ trồng rừng để bà con đạt được hiệu quả kinh tế cao từ phát triển lâm nghiệp.

Trong năm 2017, toàn huyện Yên Sơn đã trồng mới được hơn 3.000 ha rừng, đạt 105% kế hoạch. Hiện nay, phát triển kinh tế lâm nghiệp đã trở thành giải pháp thiết thực giúp phần lớn nhân dân huyện Yên Sơn nâng cao đời sống, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo tại địa phương.

- Tài nguyên du lịch:

Là địa bàn bao quanh thành phố Tuyên Quang, huyện Yên Sơn luôn gắn bó chặt chẽ với thành phố trên nhiều phương diện và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Ngoài những lợi thế về đất đai, nguồn nhân - - lực, khoáng sản... để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, huyện có suối nước

khoáng nóng Mỹ Lâm, những cảnh đẹp như núi Nghiêm, các di tích lịch sử cách mạng: ATK Kim Quan, Bình Ca, Làng Ngòi - Đá Bàn, Km7, Khe Lau... các đền, chùa, đình... mở ra khả năng phát triển du lịch, thu hút khách tham quan khi đến Tuyên Quang.

Huyện Yên Sơn tập trung khai thác những thế mạnh về lịch sử văn hoá để phát triển du lịch. Đây chính là một hoạt động văn hoá thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài tỉnh. Huyện đã chú trọng khôi phục các lễ hội như: Lễ hội đình Giếng Tanh, xã Kim Phú; lễ hội đình Minh Cầm, xã Đội Bình; lễ hội Đầm Mây, lễ hội đền Minh Lương, xã Lang Quán...

Cùng với các hoạt động văn hoá, lễ hội, các giá trị văn hoá phi vật thể cũng được duy trì, phát triển. Các làn điệu hát then, hát cọi của dân tộc Tày; hát páo dung của dân tộc Dao; hát sình ca, múa Cầu mùa, múa Trống sành, múa Chim Gâu của dân tộc Cao Lan... đang dần được khôi phục và phát huy giá trị văn hóa.

Huyện đã triển khai quy hoạch và quản lý các quy hoạch trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn. Phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh và các cơ quan có liên quan, huyện đã hoàn thành quy hoạch Khu du lịch suối khoáng Mỹ Lâm; hoàn thành quy hoạch, tổ chức xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm điều dưỡng, phục hồi chức năng của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tại Khu du lịch điều dưỡng suối khoáng Mỹ Lâm. Huyện cũng đã tổ chức khảo sát khu vực hồ Ngòi Là (xã Chân Sơn), núi Là (xã Lang Quán) để quy hoạch khu du lịch sinh thái.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)