Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN - VỮNG
2.2. Thu thập dữ liệu cho nghiên cứu giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang
2.2.3. Tình hình giảm nghèo tại 03 xã tiến hành điều tra Hùng Lợi, Trung Minh và Lực Hành…
Bảng 2. Kết quả tình hình giảm nghèo ở xã Hùng Lợi, Trung Minh và 4.
Lực Hành giai đoạn 2012-2016
ĐVT: Hộ
Chỉ tiêu Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016 Tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện (%) 34,0 28,0 24,8 22,7 16,0
1. Xã Hùng Lợi
- Tổng số hộ dân cư 705 714 720 718 719
- Số hộ nghèo 342 308 285 274 247
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 49,3 43,7 39,9 38,1 34,4 2. Xã Trung Minh
- Tổng số hộ dân cư 573 591 600 608 619
- Số hộ nghèo 271 222 208 197 173
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 48,2 39,6 35,2 32,8 28,5 3. Xã Lực Hành
- Tổng số hộ dân cư 1.378 1.377 1.393 1.410 1.416
- Số hộ nghèo 569 542 477 397 340
Tỷ lệ hộ nghèo (%) 42,0 39,3 34,6 28,5 24,1 (Nguồn: phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn)- - Xã Hùng Lợi: (Thôn Đồng Trang, Thôn Khuổi Ma, Thôn Làng Lay, Thôn Làng Phan, Thôn Nà Tang, Thôn Nà Mộ, Thôn Lè, Thôn Làng Yểng, Thôn Làng Toòng, Thôn Làng Toạt, Thôn Làng Quân, Thôn Làng Nhùng, Thôn Làng Chương, Thôn Làng Bum, Thôn Khuổi Tấu Lìn, Thôn Coóc, Thôn Kẹn)
Hùng Lợi là một xã vùng sâu của huyện Yên Sơn có điều kiện phát triển kinh tế không mấy thuận lợi bởi điều kiện địa hình tương đối đặc biệt. 17 thôn của xã nằm lọt thỏm giữa 3 bề 4 bên là núi đá, dân cư ở không tập trung, đường giao thông liên xóm không thuận lợi. Chính các điều kiện này đã gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế nói chung, công tác giảm nghèo trên địa bàn xã nói riêng.
Xã Hùng Lợi là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất của huyện Yên Sơn. Trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm được 2,98%. Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo có giảm qua các năm nhưng vẫn còn cao hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn huyện.
Đầu giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 49,4%, cao gấp 1,45 lần so với mặt bằng chung toàn huyện. Đến cuối giai đoạn, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 34,4% nhưng vẫn cao hơn mặt bằng chung toàn huyện tới 2,15 lần.
- Xã Trung Minh: (Thôn Vàng On, Thôn Vàng Ngược, Thôn Nà Khẻ, Thôn Minh Lợi, Thôn Khuổi Bốc, Thôn Khuân Nà, Bản Ruộng, Bản Pình, Bản Pài)
Trung Minh là một xã miền núi nằm bao gồm 09 thôn, bản. Với mật độ dân số đạt 29 người/km².
Không chỉ khó khăn về giao thông, các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất trên địa bàn xã vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân. Những khó khăn đó dẫn đến những tiềm năng của xã chưa được khai thác có hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Xã Trung Minh là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai của huyện. Trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm được 3,94%. Đầu giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 48,2%, cao gấp 1,42 lần so với mặt bằng chung toàn huyện. Đến cuối giai đoạn, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 28,5% nhưng vẫn cao hơn mặt bằng chung toàn huyện là 1,78 lần.
- Xã Lực Hành: (Thôn Bến, Thôn Đồng Mán, Thôn Đồng Nghiêm, Thôn Đồng Rôm, Thôn Đồng Trò, Thôn Đồng Vàng, Thôn Khuôn Lù, Thôn Làng Ngoài 1, Thôn Làng Ngoài 2, Thôn Làng Quài, Thôn Làng Trà, Thôn Minh Khai)
Lực Hành là một xã miền núi gồm 12 thôn nằm ở phía Tây Nam của huyện Yên Sơn. Năm 2016, xã có 1.416 hộ dân cư với gần 4.000 nhân khẩu, trong đó trên 70% là người dân tộc thiểu số. Bà con trong xã chủ yếu sản xuất nông nghiệp nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Lực Hành là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ ba trong huyện, trung bình mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã giảm được 3,58%.
Đầu giai đoạn, tỷ lệ hộ nghèo của xã là 42%, cao gấp 1,22 lần so với mặt bằng chung toàn huyện. Đến cuối giai đoạn, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 24,1% nhưng vẫn cao hơn mặt bằng chung toàn huyện tới 1,51 lần.
2.2.3.1. Đặc điểm chung của nhóm hộ điều tra
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nghèo, tái nghèo, thoát nghèo và nguyện vọng của các hộ nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn trong giai đoạn 2012-2016, tác giả sẽ điều tra 150 hộ gia đình trên địa bàn 3 xã có tỷ lệ nghèo nhất của huyện là xã Hùng Lợi, Trung Minh và Lực Hành. Đối tượng nghiên cứu là các hộ nghèo (nghèo cũ, nghèo mới, tái nghèo) và các hộ đã thoát nghèo. Trong đó, mỗi xã sẽ điều tra 25 hộ thoát nghèo và 25 hộ nghèo trong giai đoạn 2012-2016. Kết quả điều tra về tình hình chung của nhóm hộ được thể hiện qua bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 2. . Tình hình chung của nhóm hộ điều tra6 Chỉ tiêu ĐVT
Hùng Lợi Trung Minh Lực Hành
Nghèo Thoát
nghèo Nghèo Thoát
nghèo Nghèo Thoát nghèo
- Số hộ điều tra Hộ 25 25 25 25 25 25
- Tuổi chủ hộ Tuổi 35,4 37,5 39,6 41,5 43,7 44,6 - Trình độ học vấn
chủ hộ Lớp 5,8 7,2 6,6 7,6 7,1 8,1
- Quy mô hộ Người 4,6 3,7 4,1 3,4 4,2 3,3
- Dân tộc
+ Kinh Hộ 5 8 6 7 6 9
+ Khác Hộ 20 17 19 18 19 16
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016)
Trong tổng số 75 hộ nghèo tác giả điều tra ở 3 xã thì có 03 hộ thuộc diện hộ tái nghèo, chiếm tỷ lệ 4%. Nguyên nhân của các hộ tái nghèo là do không còn nhận được sự hỗ trợ của nhà nước, gia đình có đông khẩu ăn theo, có người ốm đau bệnh tật, thu nhập không ổn định dẫn đến tái nghèo.
Kết quả tổng hợp cho thấy, độ tuổi bình quân của nhóm hộ nghèo là 39,6 tuổi, còn nhóm hộ thoát nghèo là 41,2 tuổi. Trong đó, xã Hùng Lợi có độ tuổi bình quân của các nhóm hộ tương ứng là 35,4 và 37,5; xã Trung Minh tương ứng là 39,6 và 41,5; xã Lực Hành tương ứng là 43,7 và 44,6. Độ tuổi của chủ hộ phản ánh kinh nghiệm trong việc điều hành gia đình, điều hành sản xuất cũng như khả năng lựa chọn phương án làm ăn góp phần xoá đói giảm nghèo cho hộ. Xã Hùng Lợi là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất trong 3 xã thì tuổi trung bình của chủ hộ cũng còn khá trẻ và thấp nhất với độ tuổi trung bình là 35,4 tuổi.
Bên cạnh yếu tố độ tuổi, trình độ học vấn của chủ hộ cũng ảnh hưởng đến khả năng tạo ra thu nhập. Những chủ hộ được học tốt hơn nhận thức cao hơn, do vậy, họ có khả năng tiếp cận những tiến bộ khoa học mới tốt hơn cũng như khả năng quản lý và tìm ra các phương án làm ăn tốt hơn. Kết quả tổng hợp điều tra cũng cho thấy, nhóm hộ nghèo có trình độ văn hoá chủ hộ trung bình là 6,5/12 thấp hơn so với nhóm hộ thoát nghèo là 7,6/12. Như vậy, trình độ học vấn chủ hộ đã ảnh hưởng ít nhiều đến tình hình nghèo đói của hộ.
Về quy mô của hộ, những hộ có số người đông hơn, đặc biệt là khẩu ăn theo nhiều thì dễ rơi vào tình trạng nghèo đói. Kết quả điều tra cho thấy, nhóm hộ nghèo
của xã Hùng Lợi có quy mô trung bình là 4,6 người, nhóm hộ không nghèo là 3,7.
Tỷ lệ này ở xã Trung Minh lần lượt là 4,1 và 3,4; ở xã Lực Hành lần lượt là 4,2 và 3,3.
Về tình hình dân tộc của nhóm hộ điều tra, do đặc thù của địa bàn nghiên cứu có nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc thiểu số. Do đó, nhóm hộ nghèo có 58/75 là hộ người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 76%, còn lại là nhóm hộ dân tộc Kinh. Nhóm hộ thoát nghèo có 51/75 là hộ người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 68%, còn lại là nhóm hộ dân tộc Kinh.
2.2.3.2. Yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói của nhóm hộ điều tra
Kết quả tổng hợp cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu dẫn đến nghèo đói của các hộ gia đình trên địa bàn điều tra là: thiếu vốn sản xuất với 119 hộ lựa chọn, tần suất lựa chọn là 79,33%; thiếu phương tiện trong sản xuất với 112 lựa chọn, tần suất là 74,67%; thiếu đất canh tác với 97 lựa chọn, tần suất là 64,67%; không biết cách làm ăn, không có tay nghề với 96 lựa chọn, tần suất là 64%.
Bảng 2 . Tổng hợp nguyên nhân nghèo đói của hộ.7
Nguyên nhân Số hộ lựa chọn Tỷ lệ lựa chọn
(Hộ) (%)
1. Thiếu vốn sản xuất 119 79,33
2. Thiếu đất canh tác 97 64,67
3. Thiếu phương tiện sản xuất 112 74,67
7. Thiếu lao động 82 54,67
8. Đông người ăn theo 78 52,00
9. Có lao động nhưng không có việc làm 81 54,00
10. Không biết cách làm ăn, không có tay nghề 96 64,00
8. Gia đình có người ốm đau nặng 47 31,33
9. Gia đình có người mắc tệ nạn xã hội 28 18,67
10. Chây lười lao động 16 10,67
11. Nguyên nhân khác 27 18,00
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016)
Để tìm hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng chủ yếu dẫn đến nghèo đói của hộ, đề tài phân tích sâu hơn các nguyên nhân sau:
- Nguyên nhân thiếu vốn sản xuất
Chính sách cho người nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi được xem là một trong những giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo căn cơ và bền vững, đảm bảo an sinh xã hội có hiệu quả.
Bảng 2 . Kết quả cho vay vốn tín dụng ưu đãi cho người nghèo trên địa .8 bàn huyện Yên Sơn giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng 2012-2016 - Số lượt hộ nghèo được
vay vốn 2.396 2.125 1.846 1.634 1.510 9.511
- Tổng kinh phí 90.266 103.739 115.190 119.383 122.100 550.678 + Ngân sách Trung
ương 87.866 101.339 112.790 116.583 118.700 537.278 + Ngân sách Địa
phương 2.400 2.400 3.400 2.800 3.400 14.400
- Tổng số hộ nghèo
còn dư nợ 3.826 6.880 6.241 5.469 5.650 28.066 - Tổng số tiền còn dư
nợ 90.266 103.739 115.190 119.383 122.390 550.968 (Nguồn: phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn)- Phân tích ở bảng 2.6.a. ở trên cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi còn chiếm tỷ lệ thấp, chỉ đạt 30,5% tức là chỉ có 9.511 hộ nghèo trong tổng số 31.172 hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi trong giai đoạn 2012-2016. Do đó, nguyên nhân thiếu vốn sản xuất có nhiều lượt lựa chọn nhất cũng là điều dễ hiểu.
- Nguyên nhân thiếu phương tiện sản xuất
Trong giai đoạn 2012-2016, huyện Yên Sơn đã hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản cho 1.058 hộ nghèo với tổng số tiền hỗ trợ là 16.051,3 triệu đồng. Mặc dù đã rất cố gắng nhưng với nguồn lực có hạn, trong khi phải thực hiện nhiều mục tiêu hỗ trợ khác nhau nên số hộ nghèo được hỗ trợ mua sắm thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất, chế biến hàng hóa nông sản còn chiếm tỷ lệ thấp. Với lý do đó nên khi được hỏi, có tới 74,67% lựa chọn nguyên nhân này.
- Nguyên nhân thiếu đất canh tác
Đất đai là một tư liệu sản xuất hết sức quan trọng đối với hộ nghèo, đặc biệt là khu vực thuần nông như địa bàn các xã tiến hành điều tra. Trong 3 xã tiến hành điều tra thì xã Hùng Lợi có số lượt lựa chọn nguyên nhân này nhiều nhất với tỷ lệ gần 90%. Lý do là Hùng Lợi là xã có địa hình chủ yếu là núi đá, diện tích đất trồng lúa chỉ có gần 200ha nên phần lớn người dân đều thiếu đất canh tác. Tỷ lệ lựa chọn nguyên nhân này khi điều tra ở 3 xã là 64,67%.
- Nguyên nhân không biết cách làm ăn, không có tay nghề
Nghèo đói do nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ lựa chọn cao trong các cuộc điều tra, khảo sát là do người dân thiếu kiến thức, tay nghề để có thể tham gia thị trường lao động, tạo việc làm, tạo thu nhập cho chính mình. Do đó, vấn đề đào tạo nghề, dạy nghề, tạo việc làm và tạo thu nhập cho người nghèo là tiêu điểm của các Chương trình, dự án có mục tiêu xóa đói giảm nghèo ở nước ta trong thời gian qua.
Bảng 2. . Kết quả công tác dạy nghề cho người nghèo trên địa bàn huyện 9 Yên Sơn giai đoạn 2011-2015
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng 2012-2016 Số người nghèo được dạy
nghề ngắn hạn, miễn phí 180 113 83 102 215 703 Tổng kinh phí 333,6 133,1 172,5 247,2 526,2 1.412,6
Ngân sách Trung ương 333,6 133,1 172,5 247,2 319,8 1.206,2
Ngân sách Địa phương 0 0 0 0 206,4 206,4
Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ Trung tâm
dạy nghề
78 27 0 2 22 129
Tổng kinh phí 183,6 81,4 0 7,2 74 265,2
Số người nghèo được hỗ trợ học nghề từ các
chương trình khác
156 123 78 134 83 574
Tổng kinh phí 307,2 266,4 139,5 284,7 138,6 1.136,4 (Nguồn: phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn)-
Qua phân tích ở bảng 2.6.b. cho thấy, số người nghèo được dạy nghề còn ít, đặc biệt là dạy nghề tại trung tâm dạy nghề của huyện. Trong giai đoạn 2012-2016, chỉ có 129 người nghèo được dạy nghề tại trung tâm dạy nghề của huyện. Như vậy, trung bình hàng năm chỉ có 26 người nghèo được dạy nghề tại trung tâm dạy nghề.
Thậm chí năm 2013, không có người nghèo nào được dạy nghề và năm 201 , số 5 người nghèo được dạy nghề chỉ vỏn vẹn 02 người. Do đó khi được hỏi, có tới 2/3 số người được hỏi lựa chọn nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là không biết cách làm ăn, không có tay nghề. Vì vậy, trong thời gian tới huyện Yên Sơn cần chú trọng quan tâm nhiều hơn đến chính sách dạy nghề cho người nghèo để giúp người nghèo thoát nghèo bền vững.
2.2.3.3. Nguyện vọng của hộ nghèo
Để tìm hiểu nguyện vọng của các hộ nghèo, tiến hành điều tra 75 hộ nghèo ở 3 xã Hùng Lợi, Trung Minh và Lực Hành trong giai đoạn 2012-2016, kết quả tổng hợp nguyện vọng của hộ nghèo được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2. . Tổng hợp nguyện vọng của hộ nghèo10
Nguyên nhân Số hộ lựa chọn Tỷ lệ lựa chọn
(Hộ) (%)
1. Hỗ trợ vay vốn ưu đãi 63 84,0
2. Hỗ trợ đất sản xuất 48 64,0
3. Hỗ trợ phương tiện sản xuất 58 77,33
4. Giúp học nghề 56 74,67
5. Giới thiệu việc làm 51 68,0
6. Hướng dẫn cách làm ăn 54 72,0
7. Hỗ trợ xuất khẩu lao động 28 37,33
8. Trợ cấp xã hội 38 50,67
9. Nguyện vọng khác 34 45,3
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2017)
Từ bảng 2. . cho thấy, nguyện vọng của hộ nghèo hoàn toàn phù hợp với sự 7 lựa chọn các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói của hộ ở bảng 2.6. Nguyện vọng có tỷ lệ lựa chọn cao nhất là hỗ trợ vay vốn ưu đãi với 84%. Tiếp theo là hỗ trợ phương tiện sản xuất với tỷ lệ 77,33%; giúp học nghề là 74,67%. Nguyện vọng có sự lựa
chọn thấp nhất là hỗ trợ xuất khẩu lao động với 28 lượt lựa chọn, chiếm tỷ lệ 37,33%. Nguyên nhân là nhiều hộ nghèo có con chưa đến độ tuổi lao động hoặc gia đình có người trong độ tuổi lao động nhưng đã ngoài 40 tuổi nên rất khó khăn khi xin đi lao động ở nước ngoài. Một điều đáng quan tâm, đó là nguyện vọng được hưởng trợ cấp xã hội từ Nhà nước còn chiếm tỷ lệ 50,67%. Điều này cho thấy vẫn còn tình trạng người nghèo trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
2.2.3.4. Nguyên nhân thoát nghèo
Để tìm hiểu nguyên nhân thoát nghèo của các hộ nghèo, tác giả tiến hành điều tra 75 hộ đã thoát nghèo ở 3 xã Hùng lơi, Trung Minh và Lực Hành trong giai đoạn 2012-2016, kết quả tổng hợp nguyên nhân thoát nghèo được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2. . Tổng hợp nguyên nhân thoát nghèo của hộ nghèo11
Nguyên nhân Số hộ lựa chọn Tỷ lệ lựa chọn
(Hộ) (%)
1. Được hỗ trợ phương tiện sản xuất 37 49,33
2. Được vay vốn từ NHCSXH 38 50,67
3. Được hỗ trợ học nghề và giới thiệu việc làm 18 24,00
4. Được hỗ trợ khuyến nông 54 72,0
5. Khẩu ăn theo đã kiếm được thu nhập cho hộ 32 42,67 6. Gia đình có người đi xuất khẩu lao động 12 16,0 7. Trong năm, gia đình có gia súc/ vườn cây
lâu năm/ rừng cho thu hoạch 41 54,67
8. Tham gia hội/ phường làm kinh tế 8 10,67
9. Nguyên nhân khác 28 37,33
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2016)
Trong các nguyên nhân thoát nghèo thì nguyên nhân được hỗ trợ khuyến nông trong sản xuất chiếm tỷ lệ cao nhất với 72%, tiếp theo là các nguyên nhân: trong năm gia đình có gia súc/vườn cây lâu năm/rừng cho thu hoạch (54,67%); Được vay vốn từ ngân hàng Chính sách xã hội (50,67%); Được hỗ trợ phương tiện sản xuất (49,33). Các nguyên nhân có tỷ lệ lựa chọn thấp nhất là gia đình có người đi xuất khẩu lao động (16%) và tham gia hội/phường làm kinh tế (10,67%). Qua phân tích ở trên cho thấy, các nguyên nhân có tỷ lệ lựa chọn cao nhất chủ yếu là các hộ thoát nghèo nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước.