Thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của chương trình giảm nghèo…78 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 94)

3.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ, tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tiếp cận c ác dịch vụ xã hội cơ bản

3.3.7. Thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của chương trình giảm nghèo…78 KẾT LUẬN

- Thường xuyên rà soát, nắm chắc tình hình đời sống nhân dân, đặc biệt là các hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn. Bố trí đủ nguồn lực hỗ trợ kịp thời cho các hộ bị thiếu đói lương thực, những hộ gặp tai nạn, rủi ro, thiên tai.

- Chủ động có phương án giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, mất mùa trên diện rộng trên địa bàn toàn huyện.

3.3.7. Thực hiện hiệu quả các dự án thành phần của chương trình giảm nghèo

3.3.7.1. Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo

- Tăng cường triển khai, nhân rộng mô hình điểm giảm nghèo có hiệu quả; tập huấn khuyến nông, lâm, ngư, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người nghèo, hỗ trợ các điều kiện sản xuất, cây, con giống.

- Thực hiện xây dựng mô hình, sơ kết, tổng kết chọn các tập thể và cá nhân làm tốt công tác giảm nghèo và thoát nghèo bền vững; xây dựng thành mô hình điển hình, mô hình có hiệu quả để thông tin tuyên truyền và tổ chức các Hội nghị, Hội thảo nhân rộng ra các hộ và tập thể trên địa bàn huyện, đề cao ý thức vượt khó vươn lên, ý thức dám nghĩ, dám làm trong công tác giảm nghèo, đấu tranh với tư tưởng tự ti, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nước, các biểu hiện làm trái chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước về chương trình xóa đói giảm nghèo.

- UBND huyện giao cho Phòng Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, - phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thú y, Trạm Khuyến nông tổ chức thực hiện theo phương thức cụ thể:

- Căn cứ danh sách bình xét của Ban chỉ đạo giảm nghèo xã với 20 hộ đề nghị cho thực hiện dự án, tiến hành hỗ trợ như sau:

- + Về con giống: Mỗi hộ gia đình tham gia dự án được hỗ trợ 04 con lợn con khẻo mạnh, không mang dịch bệnh. Tiêu chuẩ ợn l n giống có năng suất chất lượng cao, khỏe mạnh, có khả năng phát triển tốt, không mang mầm bệnh truyền nhiễm, đã được kiểm dịch và áp dụng các biện pháp phòng bệnh bắt buộc theo quy định của Pháp lệnh Thú y.

- Ban Quản lý dự án huyện chủ trì, phối hợp với Ban điều hành dự án xã chủ động t m mua l n giì ợ ống đá ứp ng c c tiêu chuđủ á ẩn nêu trên và cung cấp đầy đủ cho các hộ tham gia dự án (cung cấp lần 1); mức hỗ trợ một hộ là 04 con lợn, giá 1.500.000đ/con x 4 con = 6.000.000 đồng (thời điểm giá tháng 9/2016). Ban điều hành d n x ự á ã có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thể trạng của con giống đúng theo yêu cầu của Dự án. Nếu hộ gia đình có nhu cầu nuôi trên 4 con lợn thì gia đình tự tìm nguồn giống và bỏ vốn đối ứng thanh toán.

+ Về thức ăn chăn nuôi: Hộ tham gia dự án được cấp hỗ trợ thức ăn đậm đặc 100 kg/hộ cho giai đoạn đầu, giá 25.000đ/kg (giá trên bao gồm cước vận chuyển, thuế VAT).

+ Thuốc thú y: Dự án hỗ trợ một phần tiền thuốc phòng chữa bệnh, mức hỗ trợ 615.000 đồng/hộ. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ thú y nêu trên, các hộ thụ hưởng dự án có trách nhiệm tự bỏ kinh phí để tiêm phòng và điều trị đầy đủ cho lợn theo đúng hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Ban điều hành dự á n xã.

+ Xây dựng chuồng, trại: hỗ trợ 2.000.000 đồng/hộ. Ngoài phần kinh phí hỗ trợ của dự án, các hộ gia đình tham gia dự án thêm phần kinh phí đối ứng, tự xây, sửa chuồng trại đảm bảo trong quá trình chăn nuôi.

- Chương trình tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi Lợn thịt là một trong những phương thức rất quan trọng quyết định sự thành công của dự án.

- Dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi Lợn thịt tại xã Hùng Lợi, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được thực hiện thông qua việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo mua Lợn con (lần một) để chăn nuôi sản xuất; hộ nghèo sau khi được hỗ trợ, phát triển kinh tế hộ, tái sản xuất mở rộng, tái đầu tư, hộ gia đình sau khoảng từ 1 2 năm thực hiện dự án vươn lên thoát nghèo.-

* Hiệu quả dự án a. Hiệu quả về kinh tế

- Giúp người nghèo ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào phát triển sản xuất chăn nuôi, tăng năng suất, chất lượng.

- Tạo việc làm cho 20 hộ nghèo tham gia dự án, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống góp phần giảm nghèo cho các hộ nghèo và địa phương tham gia dự án.

- Dự kiến hiệu quả sau 4 tháng mỗi lứa lợn của một hộ tham gia dự án sẽ thu được 300 kg lợn hơi (mỗi con trọng lượng đạt khoảng 70 - 80 kg), giá 55.000 đồng/kg lợn hơi, đạt giá trị khoảng 16,5 triệu đồng/1 hộ, đầu tư ban đầu 11 triệu đồng/hộ, lãi khoảng 5,5 triệu đồng/hộ/4 tháng (lần đầu), luỹ kế sau hai năm thực hiện dự án sẽ có khoảng 30 triệu đồng tiền lãi và được sử dụng 70% mức hỗ trợ ban đầu của Dự án. Ngoài ra, các hộ còn có được chuồng trại chắc chẵn, thu gom được phân bón để phục vụ cho việc trồng trọt.

- Đội ngũ cán bộ được nâng cao về kiến thức quản lý kinh tế, kỹ năng xây dựng và tổ chức thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội và giảm nghèo bền - vững ở địa phương.

b. Hiệu quả về xã hội

- Dự án được triển khai thực hiện sẽ giúp cho các hộ thoát nghèo một cách bền vững, lâu dài, đây cũng là chủ trương chung của các cấp, các ngành.

- Các hộ nghèo được hỗ trợ chủ yếu là các hộ người dân tộc thiểu số, nếu dự án được triển khai thực hiện sẽ giúp nhân dân nâng cao nhận thức và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền trong việc cải thiện, nâng cao đời sống cho nhân dân.

- Từ mô hình điểm của dự án sẽ giúp cho các địa phương khác học tập, rút kinh nghiệm, góp phần phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo.-

3.3.7 . .2 Nâng cao năng lực giảm nghèo

- Kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo các cấp, đặc biệt quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban giảm nghèo cấp xã. Phân công thành viên Ban Chỉ đạo huyện phụ trách, theo dõi tại cấp xã; thành viên Ban chỉ đạo cấp xã phụ trách các thôn, xóm, tổ nhân dân và phân công các tổ chức đoàn thể, cán bộ, đảng viên, đoàn viên phụ trách giúp đỡ từng hộ nghèo.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở các cấp, bố trí đủ cán bộ chuyên trách làm công tác Lao động Thương binh và Xã hội cấp xã để - tham mưu triển khai thực hiện công tác giảm nghèo trên địa bàn. Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ công tác giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp huyện đến các xã, thôn, xóm.

Định hướng cho mục tiêu giảm nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016 - 2020 giúp nhận dạng đối tượng nghèo một cách chính xác, cụ thể hơn, đảm bảo công bằng trong thực hiện chính sách, tăng cường tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, tăng tính hiệu quả của chính sách hỗ trợ, hạn chế tình trạng trông chờ, ỷ lại của đối tượng thụ hưởng.

K ẾT LUẬN

Đề tài “Phân tích và đề xuất giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang” với mục tiêu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về giảm nghèo bền vững ở huyện Yên Sơn trong giai đoạn 2012-2016, từ đó đề xuất những giải pháp nhằm giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn đến năm 2020. Với mục tiêu như trên, đề tài đã đạt được các kết quả sau:

Hệ thống hóa cơ sở khoa học và thực tiễn về giảm nghèo bền vững như khái niệm nghèo đói, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, chuẩn nghèo của Việt Nam qua các giai đoạn; Khái niệm giảm nghèo bền vững, nội dung của giảm nghèo bền vững, các yếu tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững, các thách thức trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam; Kinh nghiệm giảm nghèo của một số nước trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam; Kinh nghiệm giảm nghèo của một số địa phương trong nước và rút ra bài học kinh nghiệm đối với huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

Thông qua việc phân tích thực trạng giảm nghèo trên địa bàn huyện Yên Sơn giai đoạn 2012-2016, đề tài đã đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại đó. Từ đó làm cơ sở để đề tài đưa ra giải pháp.

Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong hoạt động giảm nghèo, dựa vào mục tiêu thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn giai đoạn 2016 2020, đề tài đưa ra một số giải pháp giảm nghèo - bền vững trên địa bàn huyện Yên Sơn đến năm 2020.

Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 21/2012/TT- BLĐTBXH ngày 05 tháng 09 năm 2012 về Hướng dẫn Quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm.

2. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2012), Thông tư số 24/2014/TT- BLĐTBXH ngày 6 tháng 9 năm 2014 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2012/TT BLĐTBXH ngày 5 tháng 9 năm 2012.-

3. Bộ LĐ-TB&XH (2011), Tài liệu hướng dẫn truyền thông giảm nghèo ở cấp huyện, tỉnh, thành phố.

4. Bộ Tài chính, Thông tư số 190/2014/TT-BTC ngày 11 tháng 12 năm 2014 Quy định thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội.

5. Lê Xuân Bá, Chu Tiến Quang, Nguyễn Hữu Tiến, Lê Xuân Đình (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn, Báo cáo thực hiện Chương trình giảm nghèo của huyện Yên Sơn các năm 2011, 2012, 2013, 2014 và 2015.

7. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn (2015), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo của huyện Yên Sơn giai đoạn 2011 - 2015.

8. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Yên Sơn (2016), Chương trình giảm nghèo bền vững huyện Yên Sơn giai đoạn 2016-2020.

9. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015.

10. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg ngày 18 tháng 08 năm 2010 về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2011 - 2020.

11. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07 tháng 8 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn nhằm hỗ trợ đời sống của người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội ở vùng khó khăn.-

12. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ về khám, chữa bệnh cho người nghèo.

13. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg ngày 12 tháng 12 năm 2008 về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.

14. Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020.

15. UBND huyện Yên Sơn (2015), Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2015, phương hướng thực hiện năm 2016.

16. UBND xã Hùng Lợi (2016), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo của giai đoạn 2011 - 2015.

17. UBND xã Trung Minh (2016), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo của giai đoạn 2011 - 2015.

18. UBND xã Lực Hành (2016), Báo cáo tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình giảm nghèo của giai đoạn 2011 - 2015.

19. Các Website:

- Huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên Quang: http://yenson.tuyenquang.gov.vn;

- Huyện Chiêm Hóa tỉnh Tuyên Quang: http://chiemhoa.tuyenquang.gov.vn;

- Huyện Lâm Bình tỉnh Tuyên Quang: http://lambinh.tuyenquang.gov.vn;

- Huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn: http://chodon.backan.gov.vn.

Một phần của tài liệu Phân tíh và đề xuất các giải pháp để giảm nghèo bền vững tại huyện yên sơn tỉnh tuyên quang (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)