CHƯƠNG II CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY KÉO SỢI PVTEX NAM ĐỊNH
3.4. Phân tích tính khả thi về Kinh tế, Xã hội Dự án đầu tư
3.2.3 Về khả năng xuất khẩu của ngành sợi Việt Nam
Như đã đề cập ở trên, sản lượng sợi xuất khẩu năm 2010 đạt 335.903 tấn, chiếm 65,3% sản lượng sợi sản xuất. Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp sợi Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Philipin, Malaysia và Đài Loan.
Thị trường Trung Quốc là khách hàng của 17 doanh nghiệp sợi, trong khi thị trường Hàn Quốc là khách hàng của 28 doanh nghiệp và thị trường Thổ Nhĩ Kỳ là thị trường của 23 doanh nghiệp. Bảng 2.5 giới thiệu thị phần của các thị trường bán sợi năm 2010 của các doanh nghiệp sợi Việt Nam
Lại Minh Tuấn 70 QTKD 2011 ‐ 2013 Bảng 3.2: Tỷ lệ sợi bán tại các thị trường năm 2010
Stt Thị trường Số lượng(tấn) Tỷ lệ(%)
1 Trong nước 178.369 34,7
2 Trung Quốc 90.470 17,6
3 Hàn Quốc 80.703 15,7
4 Thổ Nhĩ Kỳ 37.524 7,3
5 Philipin 28.786 5,6
6 Malaysia 21.075 4,1
7 Đài Loan 14.907 2,9
8 Thái Lan 13.879 2,7
9 Khác 48.559 9,4
Tổng 514.272 100
Nguồn: Hiệp hội Bông sợi Việt Nam
Các yếu tố tác động tới tình hình sản xuất và tiêu thụ sợi trên thế giới:
Công nghiệp sản xuất máy ngành dệt thế giới có sự suy giảm nhất định trong giai đoạn 2008-2009, nhưng có sự phục hồi tốt trong năm 2010. Các thống kê về giao hàng các thiết bị sợi thế giới giai đoạn 2006-2010 được giới thiệu trong bảng 2.6.
Bảng 3.3: Số lượng thiết bị sợi, dệt thế giới giao hàng giai đoạn 2006-2010
Stt Loại thiết bị Đơn vị 2006 2007 2008 2009 2010
1 Cọc sợi triệu 11,74 12,80 8,64 7,11 12,33
2 Rotor Nghìn 352 576 196 144 451
Lại Minh Tuấn 71 QTKD 2011 ‐ 2013 3 Máy dệt không thoi Cái 66.550 68.213 44.754 43.417 109.400 4 Máy dệt kim tròn Cái 28.250 26.615 21.152 25.436 37.500 5 Máy dệt kim phẳng Cái 13.820 21.774 20.311 17.838 99.700
Nguồn: ITMF
Các lý do cho việc tăng cường đầu tư sản xuất sợi, vải sau khủng khoảng tại các nước mới nổi do các nguyên nhân sau:
- Trên thế giới, sản xuất hàng dệt may nói chung và sản xuất, kinh doanh sợi nói riêng chịu tác động của khủng khoảng kinh tế thế giới giai đoạn 2008-2009 và đặt biệt là sự tăng giá nguyên liệu bông trong giai đoạn 2010-3/2011 vừa qua. Tuy nhiên tác động tới các khu vực sản xuất dệt may có khác nhau:
+ Khu vực sản xuất hạ nguồn (dệt, nhuộm và may mặc..) chịu tác động của việc tăng giá bông nhiều hơn do việc chuyển mức tăng chi phí nguyên liệu tới công nghiệp bán lẻ khó khăn hơn.
+ Khu vực sản xuất sợi dường như chưa thấy sức ép cao từ việc tăng giá bông nguyên liệu. các hợp đồng về sản xuất sợi vẫn nhiều và thời gian giao hàng trong khoảng từ 6 tháng tới 2 năm.
Sự phục hồi của kinh tế thế giới sau khủng khoảng thể hiện tốc độ tăng trưởng cao ở các nền kinh tế mới nổi, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Việt Nam...
Tiêu thụ sợi, vải theo đầu người đặc biệt tăng mạnh ở các nước mới nổi, sản xuất sợi, vải ưu tiên hướng đến thị trường và nhu cầu nội địa hơn là điểm khác biệt so với định hướng sản xuất hàng dệt may chủ yếu cho xuất khẩu như trước đây.
Nhu cầu nâng cấp thiết bị để sản xuất hiệu quả hơn và giảm chi phí sản xuất.
Trung quốc đang thanh lý các nhà máy sản xuất sợi đã có thời gian sản xuất dài, công nghệ cũ, tiêu hao điện năng lớn để dần thay thế bằng các nhà máy có công nghệ tiến tiến, sản xuất sợi chất lượng cao và điện năng tiêu thụ kinh tế hơn. Trong
Lại Minh Tuấn 72 QTKD 2011 ‐ 2013 năm 2010, Trung quốc đã thanh lý đến một triệu cọc sợi, bằng 20% năng lực sản xuất sợi của Việt Nam hiện nay.
Do chi phí sản xuất tăng cao: chi phí nguyên liệu, chí phí năng lượng điện, chi phí nhân công mà lợi thế so sánh trong chi phí sản xuất sợi ở Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh so với các nước khác như Ấn Độ, Brazil, Việt Nam. Trung Quốc đang trở thành nhà nhập khẩu sợi cho sản xuất vải trong nước hoặc đầu tư sản xuất sợi sang các nước khác có lợi thế so sánh như Việt nam, Thái Lan.
Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất sợi tại Việt Nam có một số lợi thế so sánh so với một số nước sản xuất sợi chủ yếu trên thế giới: nguyên liệu nhập khẩu cho sản xuất sợi không phải chịu thuế, giá điện và chi phí nhân công thấp hơn. Một đặc điểm quan trọng liên quan tới hiệu quả đầu tư và tính ổn định của dự án là nhà máy kéo sợi của dự án sử dụng nguyên liệu là xơ PE có chất lượng cao, ổn định nguồn cung cấp từ Công ty Cổ phần Hoá dầu và Xơ sợi Dầu khí, cổ đông chính của Công ty.
Việc đầu tư cho sản xuất và kinh doanh các sản phẩm sợi có chất lượng đáp ứng yêu cầu chất lượng cho dệt vải có nhiều tiềm năng cho cả thị trường trong nước và thị trường xuất khẩu.