Phân tích tính khả thi về Kỹ thuật, Công nghệ

Một phần của tài liệu Phân tíh tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi pvtex nam định (Trang 85 - 89)

CHƯƠNG II CÁC CĂN CỨ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHÀ MÁY KÉO SỢI PVTEX NAM ĐỊNH

3.5. Phân tích tính khả thi về Kỹ thuật, Công nghệ

- Máy ống: Lựa chọn máy ống Nhật Bản. Máy ống Nhật Bản chiếm vị trí cao nhất với 58,8%, tiếp đó là châu Âu 35,6%. Việc lựa chọn máy đánh ống của Nhật Bản và Châu Âu đã được thừa nhận rộng rãi với các nhà đầu tư hướng tới các sản phẩm sợi chất lượng cao.

- Máy cung, chải, ghép: Lựa chọn máy có xuất xứ Châu âu. Mặc dù có giá thành cao, nhưng số lượng máy có xuất xứ Châu Âu, Nhật Bản vẫn chiếm tỷ lệ cao 54,7%. Việc lựa chọn máy cung bông có xuất xứ Châu Âu cũng đã được thừa nhận rộng rãi với các nhà đầu tư hướng tới các sản phẩm sợi chất lượng cao.

Lại Minh Tuấn 75      QTKD 2011 ‐ 2013  - Máy sợi thô, máy sợi con: Lựa chọn máy có xuất xứ Trung Quốc. Các máy sợi thô và sợi con có xuất xứ Trung Quốc được các nhà máy lựa chọn với tỷ lệ khá cao, nhất là trong thời gian gần đây các thiết bị máy sợi thô đã có những tiến bộ đáng ghi nhận về chất lượng thiết bị và điều kiện vận hành. Tuy nhiên khi lựa chọn máy sợi con có xuất xứ Trung Quốc cần rất quan tâm tới việc lựa chọn trang bị bổ sung các phụ kiện của Châu Âu để đảm bảo tốc độ và ổn định chất lượng sợi: hệ thống tăng ép (với máy sợi thô), hệ thống kéo dài, trục trước, nồi, loại cọc….Thực tế sử dụng thiết bị có xuất xứ Trung quốc còn cho thấy: sau một số năm sử dụng, tốc độ máy bị giảm so với ban đầu và chi phí phụ tùng tăng cao so với máy có xuất xứ Châu Âu.

3.3.1 Phân tích về thiết bị kéo sợi tại Việt Nam.

Do tính chất đặc thù của công nghệ sản xuất là dây chuyền kéo sợi bao gồm nhiều công đoạn và có sự gắn kết hữu cơ với nhau giữa các công đoạn. Để có thể sản xuất ra sợi cần đầu tư một dây chuyền hoàn chỉnh với số lượng thiết bị khá lớn.

Chi phí đầu tư cho một cọc sợi cao, phụ thuộc nhiều vào trình độ công nghệ và xuất xứ của thiết bị. Suất đầu tư cho một cọc sợi có thể dao động từ 300 đến 800 USD.

Khi đầu tư một nhà máy kéo sợi thường bố trí dây chuyền với khoảng 2-4 vạn cọc sợi nhằm tận dụng tối đa năng lực các thiết bị trên dây chuyền và các công trình phụ trợ khác để dự án có hiệu quả. Điều đó dẫn tới là vốn đầu tư cho một nhà máy kéo sợi thường lớn. Với Chi phí khá lớn như đã phân tích nên đầu tư cho chuyên ngành sản xuất sợi không phải là lựa chọn số 1 cho các doanh nghiệp có vốn không lớn.

Bảng 3.5: Xuất xứ của các thiết bị trong dây chuyền kéo sợi Việt Nam

Đơn vị: máy

Châu Âu Trung Quốc Nhật Bản Khác

Stt Thiết bị Tổng sô Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng %

1 Cung bông 329 180 54,7 87 26,4 16 4,9 46 14

Lại Minh Tuấn 76      QTKD 2011 ‐ 2013  2 Chải thô 2.645 969 26,7 1050 39,6 428 16,2 188 7,5

3 Chải kỹ 715 259 36,2 293 41 159 22,2 4 0,6

4 Ghép 1520 570 37,5 300 19,7 553 36,4 97 6,4

5 Sợi thô 761 151 19,9 393 51,6 174 22,9 43 5,6 6 Sợi con 4.552 1.092 24,1 1.868 41 1.142 25,1 450 9,8

7 Máy ống 1.104 393 35,6 33 3 649 58,8 29 29

Nguồn: Hiệp hội bông sợi Việt Nam Suất đầu tư ban đầu của các thiết bị của Châu Âu thường cao hơn nhưng cho sản phẩm sợi có chất lượng cao, ổn định và tiêu hao điện, chi phí vật tư, phụ tùng trong quá trình vận hành thường thấp hơn. Trong thời gian gần đây, một số thiết bị như máy sợi thô, máy sợi con, máy cuộn cúi, chải kỹ có xuất xứ từ Trung Quốc cũng giành được sự tín nhiệm của các nhà đầu tư nhà máy kéo sợi chấp nhận.

Ngoài các dây chuyền kéo sợi được đầu tư trên cơ sở vốn vay tín dụng của các nước Trung Quốc, Ấn độ, Nhật Bản v.v.. chịu ảnh hưởng của việc chi phối xuất xứ của các nước cung cấp tín dụng, việc đầu tư các thiết bị trong dây chuyền kéo sợi trong nhưng năm qua dựa trên sự kết hợp giữa đảm bảo chất lượng sợi theo yêu cầu thực tế của thị trường với suất đầu tư hợp lý để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Việc nghiên cứu năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, thị trường và khả năng cạnh tranh của ngành sợi Việt Nam cho phép nhà đầu tư đưa ra được quyết định đầu tư hợp lý. Năng lực thiết bị và sản xuất ngành sợi Việt Nam giai đoạn 2005-2010 được nêu trong Bảng 2.3

Lại Minh Tuấn 77      QTKD 2011 ‐ 2013  Bảng 3.6: Năng lực thiết bị và sản lượng sợi Việt Nam giai đoạn 2005-2010

Năng lực Đơn vị 2005 2007 2010*

Cọc sợi 2.200.000 3.262.710 3.656.756 Thiết bị

Rôto 15.000 28.998 104.348

Sản lượng Tấn 253.135 375.877 514.032

Nguồn: Thống kê công nghiệp, *Hiệp hội Bông sợi VN Đặc điểm nổi bật của ngành sợi Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010 là sự đầu tư bùng nổ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kéo sợi ở Việt nam, bao gồm cả các doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% vốn nước ngoài. Với việc đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp trong lĩnh vực kéo sợi mà sản lượng sợi năm 2010 đã đạt mục tiêu sản lượng sợi năm 2015 của Chiến lược phát triển ngành Dệt may Việt Nam.

Kết quả khảo sát 70 doanh nghiệp sản xuất sợi chủ yếu của Việt Nam cho thấy: Chủng loại mặt hàng sợi sản xuất ở Việt nam chủ yếu là các loại sợi 100%

bông, 100% Polyeste và Polyeste pha bông (tỷ lệ pha chiếm tỷ lệ cao là 65%

polyeste và 35% bông); các loại sợi khác (100% visco, acrylic) chiếm tỷ trọng nhỏ (6%). Tính đến 12/2010, toàn ngành dệt may có 3.656.756 cọc sợi và 104.348 hộp rôto, sản xuất được 514.32 tấn sợi các loại, trong đó:

- Sợi bông đạt 262.157 tấn, chiếm 51 % sản lượng sợi (trong đó có 56.544 tấn sợi OE chiếm 11%)

- Sợi Pe 100% đạt 77.105 tấn chiếm 15% sản lượng sợi các loại và:

- Sợi pha Pe/Co đạt 133.649 tấn, chiếm 26% tổng sản lượng sợi.

Ngoài ra còn sản xuất một lượng nhỏ các loại sợi khác như Acrylic, Vixco;

Pe/vi chiếm tỷ trọng thấp.

Lại Minh Tuấn 78      QTKD 2011 ‐ 2013  3.3.2 Về trình độ công nghệ kéo sợi hiện nay

Sản xuất sợi là ngành sản xuất theo dây chuyền gồm một số công đoạn nối tiếp nhau, có mức độ tự động hóa cao, trình độ công nghệ và xuất xứ thiết bị đóng vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng sợi sản xuất ra. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Bông sợi Việt Nam năm 2010 cho thấy: mặc dù có sự đầu tư nhiều trong giai đoạn 2005-2010 nhưng các thiết bị kéo sợi tại Việt Nam có tuổi đời trên 15 năm chiếm tỷ trọng tương đối lớn: Tỷ lệ máy có tuổi đời công nghệ trên 15 năm với các máy cung bông chiếm 48%, máy chải thô 39%, chải kỹ 38%; ghép 43%, sợi con 34%.

Trình độ công nghệ cũng thể hiện trong cơ cấu sợi sản xuất:

- Tỷ lệ sợi chải kỹ trong cơ cấu các loại sợi chưa cao: chỉ có 51.403 tấn sợi bông chải kỹ (chiếm 10%) và 56.544 tấn sợi CVC (11%).

- Về chi số sợi sản xuất: Chi số bình quân của sợi do các doanh nghiệp đang sản xuất là khá thấp chỉ khoảng Ne 27,73 và có xu hướng hội tụ quanh chi số Ne 30.

Các loại sợi chi số cao chiếm tỷ lệ thấp.

Tỷ lệ sợi đạt chất lượng cung cấp cho khâu dệt vải đáp ứng các yêu cầu phục vụ cho may mặc xuất khẩu vẫn còn chiếm tỷ lệ thấp. Để có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng cao của các mặt hàng sợi trong tương lai gần, cũng như duy trì vị thế cạnh tranh và năng lực của sợi Việt Nam, cần có sự đầu tư đúng mức nâng cao về trình độ công nghệ và chất lượng sợi trong hiện tại và tương lai.

Kết luận: Dự án nhà máy kéo sợi PVTEX Nam Định sử dụng những công nghệ tốt nhất trên thế giới thiết bị được lựa chọn xuất xứ từ Châu Âu, Nhật Bản,…

đón đầu được công nghệ tiên tiến, có thể sản xuất ra những mặt hàng sợi chất lượng cao định vị được sản phẩm trong nước và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Phân tíh tính khả thi của dự án đầu tư xây dựng nhà máy kéo sợi pvtex nam định (Trang 85 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)