Hiện trạng thông gió mỏ than Nam Mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp hardy cross và áp dụng phân tích mạng gió mỏ cho công ty than nam mẫu (Trang 68 - 101)

Chương 3. ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP HARDY CROSS TRONG PHÂN TÍCH GIẢI MẠNG GIÓ MỎ CHO CÔNG TY THAN NAM MẪU

3.1. Hiện trạng thông gió mỏ than Nam Mẫu

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Khai trường mỏ than Nam Mẫu nằm cách thị xã Uông Bí khoảng 25 km về phía Tây Bắc, ranh giới khu mỏ như sau:

- Phía Bắc là dãy núi Bảo Đài - Phía Nam là thôn Nam Mẫu

- Phía Đông giáp khu Cánh Gà mỏ than Vàng Danh - Phía Tây giáp khu di tích chùa Yên Tử

Khu mỏ nằm trong giới hạn toạ độ địa lý:

X= 38.500á 40.500 Y= 367.300 á 371.300 3.1.1.2. Địa hình

Địa hình khu mỏ là vùng đồi núi cao, khu vực phía Tây có rừng phòng hộ, sườn núi thường dốc, núi có độ cao trung bình 450m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi nhiều suối cắt qua địa tầng chứa than và chạy dọc theo hướng từ Bắc xuống Nam đổ vào suối lớn Trung Lương, lưu lượng thay đổi từ 6,1 l/s – 18,000 l/s. Các suối về mùa khô ít nước, lòng suối hẹp, nông.

3.1.1.3. Khí hậu

Khu mỏ Nam Mẫu thuộc vùng có khí hậu nhiệt đới gần biển có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô và mùa mưa.

- Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình 260C, cao nhất 380C. Hướng gió chủ yếu là Nam và Đông nam. Số ngày mưa trong năm 120á150, hay mưa đột ngột vào thỏng 7, 8, vũ lượng tối đa 209 mm/ngđ.

- Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, hướng gió chủ yếu là Bắc và Đông bắc, nhiệt độ thấp nhất 40C.

3.1.1.4. Giao thông

Mạng lưới giao thông trong khu mỏ tương đối phát triển, năm 1994 tới 1998 mỏ đã tiến hành làm đường bê tông từ khu Yên Tử ra tới Lán Tháp đi Uông Bí.

Nhìn chung điều kiện giao thông từ mỏ ra tới nhà sàng Khe Ngát và ra Cảng Điền Công cũng như đi các nơi tương đối thuận lợi.

3.1.2. Cấu trúc địa chất khu mỏ 3.1.2.1 Địa tầng

Địa tầng chứa than khu mỏ bao gồm trầm tích chứa than tuổi Triat - thống thượng bậc Nori - Jura thống hạ (T3n - J1) và trầm tích Đệ tứ phủ trên mặt.

Tổng chiều dày của địa tầng chứa than khoảng 850m gồm các đá xẫm màu chủ yếu là bột kết, cát kết ít lớp sét kết và các vỉa than, địa tầng chứa than được chia

thành 3 tập trong đó các vỉa than có giá trị công ngiệp nằm trong tập thứ hai.

Trầm tích Đệ tứ tạo thành lớp phủ nằm bất chỉnh hợp trên các tập đá gốc bao gồm vật liệu hỗn hợp sạn, sỏi, cát, thạch anh lẫn sét bở rời ở các thung lũng chiều dày từ 5-10m, ở sườn, đỉnh đồi thường tồn tại dạng tảng lăn và có chiều dày mỏng từ 0-5m.

3.1.2.2 Kiến tạo

Đứt gẫy thuận F13: Kéo dài từ Tây Nam - Đông Bắc - Tây Bắc dài 900m là đứt gẫy thuận cắm phía Tây Bắc góc dốc trung bình 350, hiện nay đứt gẫy này là ranh giới phân chia giữa 2 khu Nam Mẫu và khu Vàng Danh - Cánh Gà.

- Đứt gẫy thuận F12: Vị trí ở phía Nam T.I có phương Tây Nam - Đông Bắc, là đứt gẫy thuận cắm về phía Đông góc dốc trung bình 450. Đây có thể là đứt gẫy kéo theo của F13.

- Đứt gẫy thuận F9: Vị trí ở phía Bắc T.I là đứt gẫy nhỏ có phương Đông Bắc Tây Nam chiều dài 220m, đây là đứt gẫy thuận cắm về phía Đông Nam, góc dốc trung bình 750.

- Đứt gẫy F8: Vị trí ở phía Tây T.I có phương Đông Nam - Tây Bắc chiều dài 400m, là đứt gẫy nghịch cắm về phía Tây Nam. Góc dốc trung bình 700 được phát hiện trong quá trình khai thác Lộ thiên.

- Đứt gẫy F7: Vị trí xuất phát từ phía Tây, có phương Tây Nam Đông Bắc chiều dài 760m, đứt gẫy nghịch cắm về phía Bắc, Tây Bắc độ dốc trung bình 750.

- Đứt gẫy F16: Vị trí ở phía bắc giữa 2 tuyến T.II và T.IIa là đứt gẫy có phương Tây Bắc Đông Nam chiều dài 190m, là đứt gẫy nghịch cắm về Tây Nam độ dốc trung bình 700.

- Đứt gẫy F4: Vị trí xuất hiện phía Nam T.IIa đến phía Tây Nam T.I. Có phương Tây Nam Đông Bắc chiều dài 850m, độ dốc 750 cắm về phía Bắc.

- Đứt gẫy F250: Xuất hiện phía Bắc T.III, chạy theo phương Tây Nam-Đông Bắc chiều dài 320m, là đứt gẫy nghịch, cắm về phía Đông Nam được phát hiện trong khi khai thác lộ thiên các vỉa V6a, V7, V7t.

- Đứt gẫy F335: Xuất hiện từ T.IVa đến T.V dài 380m theo phương Tây Nam - Đông Bắc là đứt gẫy nghịch, cắm về phía Đông Nam.

- Đứt gẫy nghịch F400: Là đứt gẫy được phát hiện và xác định do các công trình khai thác vỉa 9, vỉa 8, vỉa 7, nằm phía Đông Nam tuyến Va, phát triển theo hướng Đông Bắc- Tây Nam, mặt trượt cắm Đông Nam từ 45 - 560, biên độ dịch chuyển từ 30 á 35 m. Đứt gẫy cắm hầu hết cỏc vỉa ở trờn mặt, đứt gẫy đó được các lò khai thác mức +450, +400 vỉa 9, mức, +370, +335 vỉa 8 khống chế và xác định đứt gẫy F400 có đới huỷ hoại rộng từ 10 đến 30m.

- Đứt gẫy F305: Là đứt gẫy thuận cắm về phía Tây Bắc, đứt gẫy F305 làm ảnh hưởng đến toàn bộ các vỉa than ở khu vực.

- Đứt gẫy F50: Xuất hiện từ phía Tây Nam T.VIIIA chạy dài 1.100m theo phương Tây Nam-Đông Bắc. Là đứt gẫy nghịch mặt trượt cắm về Đông Nam độ dốc 60-700, biên độ dịch chuyển 45-50m.

- Đứt gẫy F270:Vị trí đứt gẫy ở phía Tây Nam trùng với vị trí nếp lõm H.8 nằm giữa T.VIII và T.IX, chạy dài 1.200m theo phương Tây Nam Đông Bắc là đứt gẫy nghịch mặt trượt cắm về phía Tây nam góc dốc từ 60-750.

- Đứt gẫy F357: Vị trí trùng với trục nếp lõm H.10, chạy dài 1.200m theo phương gần như Đông Tây, là đứt gẫy thuận mặt trượt cắm về phía Nam, góc dốc biến đổi 60-850 biên độ dịch chuyển trung bình 20-30m.

Ngoài đứt gẫy chính nêu ở trên, trong địa tầng chứa than khu Nam Mẫu còn có các đứt gẫy nhỏ, phát triển trong phạm vi hẹp, không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động khai thác.

- Nếp uốn: Theo thứ tự từ Đông sang Tây mỏ than Nam Mẫu có các nếp uốn thể hiện qua các nếp lồi và lõm như sau:

Nếp lồi L1 nằm ở giữa T.I và T.IA nếp lỗi này quan sát rõ ở trên bản đồ và mặt cắt. Trên bản đồ trục của nếp lồi L1 có phương Đông Nam - Tây Bắc, nếp lồi này làm ảnh hưởng trực tiếp đến các đứt gãy F.8, F.9, F.12 ở cánh Đông Bắc và một phần F.7 ở cánh Tây Nam.

Nếp lõm L2 nằm ở phía Tây T.IA nếp lõm này quan sát rõ trên bản đồ và mặt cắt. Trục nếp lõm có phương Đông Nam - Tây Bắc có su hướng nghiêng về Đông Bắc Và độ dốc từ 60 - 700 hai cánh của nếp lõm L2 tương đối thoải.

- Nếp lồi L3 không quan sát rõ trên bản đồ. Trên mặt cắt TII, TIIA nếp lồi có trục nghiêng về phía Bắc và trùng với đứt gãy F400 và làm ảnh hưởng toàn bộ tới các vỉa than từ V.3 - V.9.

- Nếp lõm L4 nằm ở khu vực T.III quan sát rõ trên bản đồ và mặt cắt. Trục nếp lõm có phương Tây Bắc - Đông Nam nghiêng về Đông Nam, độ dốc từ 45 - 500 và hai cánh thoải.

- Nếp lõm H.6 ở khu vực Tây Bắc T.VI có trục theo phương Đông Bắc - Tây Nam, mặt trục nghiêng về phía Đông Nam, độ dốc từ 70 - 800, cánh của nếp lõm tương đối thoải. - Nếp lồi B.7 có trục gần như trùng với đứt gãy F50, phương kéo

dài từ Tây Nam - Đông Bắc, có mặt trục nghiêng về phía Đông Nam, độ dốc từ 50 - 600, có hai cánh không cân xứng và độ dốc thay đổi lớn.

Nếp lõm H.10, xuất hiện từ F357 (trung tâm T.IXA) kéo dài đến phía Tây Bắc T.IX theo phương Tây Nam - Đông Bắc, mặt trục nghiêng về Đông Nam và độ dốc từ 70-800 cánh Đông Nam độ dốc từ 40-500, cánh Tây Bắc độ dốc từ 25-300.

- Nếp lồi B11 xuất phát từ trung tâm T.XA phát triển đến phía Bắc T.X theo phương Tây Nam - Đông Bắc, có trục nghiêng về phía Đông Nam khoảng 70 - 800. Nếp lồi B11 có độ dốc hai cánh khác nhau cánh Đông Nam dốc 25 - 300 cánh Tây Bắc dốc 60 - 650.

3.1.3. Đặc điểm cấu tạo các vỉa than

Tổng hợp cấu tạo và chiều dày các vỉa than xem bảng 3.1

Bảng 3.1 Số

TT Tên

vỉa

Chiều dày nguyên than (m) Nhỏ nhất - Lớn nhất

Trung bình (Số lần)

Cấu tạo vỉa

Khoảng cách trung bình với vỉa kề dưới nó

(m)

Mức độ ổn định của vỉa 1 V.9 0.13 – 7.48

1.90 (58) 2 V.8 0.18 – 3.26

1.89 (60) 3 V.7 0.64 – 17.85

5.33 (70)

4 V7

T

0.93 – 4.93 2.49 (25)

Phức tạp Phức tạp Phức tạp Tương đối phức

tạp Phức tạp Phức tạp Phức tạp

37.20 53.70 9.00 39.00

8.00 43.00 52.00

Không ổn định Tương đối

ổn định Tương đối

ổn định Không ổn định Tương đối

ổn định

5 V.6 a

0.53 – 9.46 3.35 (62) 6 V.6 0.94 – 10.90

4.84 (51) 7 V.5 0.81 – 13.65

4.94 (48) 8 V.4 0.53 – 14.38

2.86 (40)

Rất phức tạp

Không ổn định Tương đối

ổn định Không ổn định

Địa tầng chứa than khu Nam Mẫu có 12 vỉa than, từ vỉa 1 đến vỉa 10 (V1, V2, V3, V4, V5, V6, V6a, V7, V7t, V8, V9, V10), trong đó có 9 vỉa có giá trị công nghiệp. Qua tổng hợp tài liệu các báo cáo địa chất trước đây kết hợp với tài liệu đã và đang khai thác tầng lò bằng thì các vỉa V1, V2, V10 có chiều dầy mỏng, duy trì không liên tục theo đường phương và hướng dốc nên không nằm trong vỉa tính trữ lượng. Nhìn chung các vỉa than trong mỏ than Nam Mẫu có cấu tạo vỉa từ mức tương đối phức tạp đến rất phức tạp.

3.1.4. Chất lượng than

Than của mỏ Nam Mẫu có nhãn hiệu than antraxit, độ tro các vỉa than có chiều hướng tăng dần theo chiều sâu.

Than ở Nam Mẫu có tỷ trọng cao (trên 1.6 kg/cm3), tỷ lệ than cám lớn, nhiệt lượng cao thuộc loại khó tuyển.

Độ ẩm: Kết quả phân tích 1851 mẫu trị số độ ẩm phân tích thay đổi từ 3.02 - 6.10%. Trung bình 4,66%. Tại mức lò bằng thay đổi từ 3.13 -:- 6.10% trung bình 4.69% trị số độ ẩm phân tích của than tương đối thấp, phù hợp với than biến chất cao.

Độ tro: Tất cả các vỉa than có độ tro tăng từ Tây sang Đông, từ tuyến XA đến tuyến VA sau đó lại giảm từ tuyến VA đến tuyến II. Từ tuyến II đến tuyến I độ tro lại có xu hướng tăng dần lên.

Chất bốc: Kết quả phân tích chất bốc của 1801 mẫu cho ta trị số chất bốc (VK) trong toàn vùng là: 2,01 - 9,95 trung bình 4,03%.

Lưu huỳnh: Tổng số mẫu phân tích lưu huỳnh chung là 1384 mẫu, kết quả lưu huỳnh chung thay đổi 0,34 - 6,76% trung bình 1,45%.

Nhiệt lượng: Nhiệt lượng thay đổi từ 4.466 - 8.027 kcal/kg trung bình 6.771kcal/kg. Mức lò bằng phân tích 1348 mẫu nhiệt lượng thay đổi từ 4.466 - 8.027 kcal/kg trung bình 6.813kcal/kg.

Thành phần hoá học của tro than: Việc nghiên cứu thành phần tro than đã được phân tích ở 279 mẫu than. Kết quả được thống kê theo bảng 3.2

Bảng 3.2 Thành

phần tro

Hàm lượng phân tích %

Toàn vùng mỏ Mức khai thác lò bằng Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình

Nhỏ

nhất Lớn nhất Trung bình

SiO2 8,84 83,24 42,82 15,18 83,24 43,92

Al2O3 1,66 36,49 19,13 2,55 36,49 19,91

Fe2O3 1,15 73,76 26,95 1,28 64,45 25,29

MgO 0,18 8,90 2,02 0,05 7,71 1,83

CaO 0,04 11,89 1,93 0,04 11,89 1,68

3.1.5. Điều kiện địa chất thuỷ văn - địa chất công trình 3.1.5.1. Đặc điểm địa chất thuỷ văn khu mỏ.

Nước mặt: Mỏ than Nam Mẫu không có khối nước mặt lớn. Khu mỏ có hai hệ thống suối chính, suối than thùng chảy ra Lán Tháp rồi chảy vào sông Uông Bí, suối Nam Mẫu chảy ra sụng Trung Lương. Lũng cỏc suối này rộng từ 5m á 7m, hạ nguồn rộng từ 10má15m. Càng lờn thượng nguồn càng dốc, độ dốc 200 á30o.

Sau mưa từ 1 đến 2 giờ nước rút đi nhanh chóng. Tổng độ khoáng hoá của nước mựa mưa: 0,057g/l á 0,073 g/l; mựa khụ từ 0,052g/l á 0,102g/l. Độ pH từ 6,5 á 7,3.

Nước dưới đất: Căn cứ vào thành phần hoá học, tính chất thuỷ lực, tính chất chứa nước các loại đá, chia nước dưới đất trong khu mỏ như sau:

Trầm tích đệ tứ chủ yếu phân bố trong thung lũng Than Thùng. Chiều dày từ 5m á 10m, đụi chỗ đến 20m. (Đụng Uụng Thượng, Tõy Yờn Tử). Nham thạch chứa nước là đất pha cát, cát hạt nhỏ, hạt trung và sạn sỏi. Quan sát lưu lượng điểm lộ thường lớn hơn 0,1l/s, có điểm lưu lượng đến 0,728l/s

Nguồn nước cho tầng này là nước mưa, một phần nhỏ là nước từ tầng than cung cấp. Miền thoát nước là điểm lộ dọc hai bên bờ suối. Loại hình hoá học của nước là Bicỏcbonat Clrua cỏc loại, độ pH từ 6,5á7,5.

Trong trầm tích chứa than, đá chứa nước gồm: cát kết hạt trung đến hạt thô màu xám sáng đến xám tro. Sạn kết cuội kết màu xám sáng, đường kính hạt sạn từ 0,5cmá1cm. Cả hai loại đỏ trờn cấu tạo khối, phõn lớp dày. Cỏc kẽ nứt phỏt triển theo đường phương và hướng cắm của vỉa. Khe nứt thường rộng 0,5 đến 1 mm.

Bơm nước thí nghiệm trong địa tầng chứa than từ vỉa 3 đến vỉa 9, đá chứa nước có hệ số thấm từ 0,002m3/ngđ đến 0,063m3/ngày-đêm

Đứt gẫy trong khu mỏ gần Bắc - Nam. Đới huỷ hoại rộng từ 10m đến 15m.

Độ dốc đứt gẫy từ 55o đến 75o. Kết quả bơm thí nghiệm thấy hệ số thấm từ 0,0016m3/ngđ đến 0,042m3/ng-đêm.

Tầng chứa than: Đới nứt nẻ có hệ số thấm nhỏ < 0,1 m3/ng-đêm. Trong điều kiện mới đào lò lượng nước chảy vào không lớn.

3.1.5.2. Đặc điểm Địa chất công trình.

Trầm tích T3 - J1 gồm: Cát kết, bột kết, sét kết, than, cuội và sạn kết, chiều dầy nham thạch không ổn định hiện tượng vót nhọn, thấu kính theo cả đường phương và hướng cắm. Các vỉa than có hướng cắm ngược với địa hình.

Cát kết: Sạn kết màu xám đến xám tro, cát từ hạt mịn đến hạt thô, sạn kết độ hạt từ 0,2 - 0,5 cm đôi chỗ độ hạt lớn hơn. Các kẽ nứt phát triển theo đường phương và hướng cắm của vỉa, bề rộng kẽ nứt từ 0,5mm đến 1mm. Đá khá cứng rắn cường độ kháng nén từ 465kg/cm2 đến >1000kg/cm2. Dung trọng từ 2,65g/cm3 đến 2,67cm3. Tỷ trọng từ 2,69g/cm3 đến 2,71g/cm3. Loại đá này thường được đánh giá là vách cơ bản.

Bột kết: Màu xám đen, hạt trung đến hạt thô, các kẽ nứt kín phát triển theo đường phương và hướng cắm của vỉa. Mẫu lấy được đập mạnh mới vỡ. Cường độ kháng nén trung bình từ 276 KG/cm2 đến 734 KG/cm2. Dung trọng từ 2,65g/cm3 đến 2,67cm3. Tỷ trọng từ 2,70g/cm3 đến 2,72g/cm3.

Sét kết: Màu xám đen phân lớp mỏng, sét kết thường nằm sát vách và trụ các vỉa than, chúng bị sập lở ngay khi khai thác, sét kết thường được lấy làm vách giả.

Đặc tính các vỉa than: Các vỉa than ở mỏ Nam Mẫu có cấu tạo khá phức tạp, chiều dày vỉa thay đổi từ 0,13m đến 7,48m (Vỉa 9) hoặc vỉa 7 dày 0,54m đến 22,8m, trung bình 4,68m.

Trong vỉa có từ 1 đến 15, 20, 30 lớp kẹp, những lớp kẹp này cũng gây khó khăn khi khai thác các vỉa có chiều dày lớn.

3.1.6. Đặc điểm khí mỏ

Công tác nghiên cứu khí trong mỏ than Nam Mẫu đã trải qua nhiều giai đoạn thăm dò và đã có 3 báo cáo vào năm 1968; 1978; 1999. Theo báo cáo năm 1968 mới lấy được 9 mẫu khí định tính. Mẫu được phân tích tại phòng hoá nghiệm Công ty thăm dò địa chất cục quản lý than Thẩm Dương -Liêu Ninh - Trung Quốc.

Báo cáo năm 1978 mẫu khí được lấy 70 mẫu định tính; 25 mẫu định lượng trong than; 8 mẫu định lượng trong đá. Chất lượng mẫu rất tốt, tính đại diện của mẫu đạt 88%. Qua kết quả phân tích mẫu của 9 mẫu định tính không có mẫu nào có hàm lượng khí Mêtan (CH4). Như vậy tổng hợp số liệu trên cơ sở của báo cáo năm 1978. Theo kết quả phân tích mẫu thì mỏ than Nam Mẫu có các thành phần khí gồm; Khí Ni tơ (N2); Các bon níc (CO2); Hyđrô (H2); Mê tan (CH4).

Nguồn gốc thành tạo khí Mê tan ở đây có liên quan mật thiết với các vỉa than và các chất hữu cơ phân tán trong các lớp nham thạch vây quanh, chủ yếu là sản phẩm của quá trình phân huỷ các chất hữu cơ khi thành tạo than. Hàm lượng Mờ tan (CH4) ở mẫu định tớnh biến đổi từ: 0,00á 59,80% trung bỡnh 5,49%. Hàm lượng khớ Mờ tan (CH4) ở mẫu định lượng từ 2,15 á 42,56% trung bỡnh 12,73%.

Độ chứa khớ thực của Mờtan (CH4) và hyđrụ (H2) biến đổi từ 0,090 á1,425 trung bình 0,45 cm3/gkc.

Khí Mê tan trong Mỏ than Nam Mẫu hàm lượng thấp và không tuân theo quy luật là tăng dần theo chiều sâu. Thực tế 8 vỉa thì chỉ có 2 vỉa là có kết quả phân tích tăng dần theo chiều sâu. Còn lại tất cả các vỉa khác có kết quả là càng xuống sâu hàm lượng lại thấp hơn. Hàm lượng khí Mêtan tăng cao hơn ở độ sâu

từ 100 đến 300m hàm lượng Mêtan giảm ở độ sâu từ: 300m đến 500m. Sau đó lại có dấu hiệu tăng dần từ độ sâu 500m đến 900m.

Khí Hyđrô (H2). Khí hyđrô có kết quả phân tích thường không cao, chỉ có số ít mẫu đạt trên 20%, cá biệt có kết quả tới 45,63%. Hàm lượng khí hyđrô ở mẫu khớ định tớnh thay đổi từ: 0,00á 45,63% trung bỡnh 7,16%. Hàm lượng trong mẫu định lượng thay đổi từ 0,03á24,24% trung bỡnh 9,46%. Khớ hyđrụ thường phân bố ở khắp mọi nơi trong tầng than.

Nguồn gốc sinh thành trong trầm tích chứa than cho tới nay có nhiều ý kiến khác nhau. Cơ bản cho rằng hyđrô sinh ra do quá trình phân huỷ thực vật tạo than, quá trình biến chất than và quá trình phân huỷ phóng xạ. Khí các chất phóng xạ tác động lên than để giải phóng hyđrô. Còn phần nhỏ được tạo ra do quá trình gia công mẫu.

Khí Cácboníc: Hàm lượng khí cacbonic trong mẫu định tính thay đổi từ 0,00á21,50% trung bỡnh 2,90%. Hàm lượng khớ cacbonic trong mẫu định lượng thay đổi từ: 0,54 á19,33% trung bỡnh 8,67%. Độ chứa khớ thực thay đổi từ: 0,010

á1,072 cm3/gkc trung bỡnh 0,16cm3/gkc. Khớ cacbonic thường giảm dần theo chiều sâu. Sự thành tạo khí cacbonic trong than liên quan với các quá trình oxy hoá và sinh thành trong quá trình phân huỷ thực vật tạo than. Một phần khí được thẩm thấu từ nước trên mặt xuống hoặc có thể là kết quả của quá trình biến chất nhiệt.

Khớ Ni tơ: Hàm lượng khớ nitơ trong mẫu định tớnh thay đổi từ: 26,30á99,00%

trung bình 84,37%. Hàm lượng khí nitơ trong mẫu định lượng thay đổi từ:

48,34á97,29 trung bỡnh 69,37%. Khớ nitơ cũng thay đổi trong phạm vi khỏ rộng và theo quy luật giảm dần theo chiều sâu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải mạng thông gió mỏ bằng phương pháp hardy cross và áp dụng phân tích mạng gió mỏ cho công ty than nam mẫu (Trang 68 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)