Tác độngcủa môi trường làng nghề tới kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của làng nghề bún vân cù xã hương toàn, huyên hương trà đến môi trường và cộng đồng (Trang 44 - 49)

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Ảnh hưởng ô nhiểm từ hoạt động sản xuất của làng nghề bún Vân Cù tại Hương Toàn đến KTXH, môi trường vá sức khỏe cộng đồng

4.4.2. Tác độngcủa môi trường làng nghề tới kinh tế - xã hội

Trong 28 hộ sản xuất bún được điều tra ở 10 xóm thì 100% các hộ đều không có các biện pháp xữ lý nước thải trước khi thải ra môi trường nước thải sau khi sản xuất bún đều xã trực tiếp ra môi trường. Khi đi quan sát các hộ sản xuất bún có một số hộ cũng có xây bể lắng đọng nước thải tuy nhiên đều không có tác dụng lắng đọng chất thải do bể đã bị hư hỏng do trong thời gian dài không được tôn tạo.Có 26 hộ vừa sản xuất bún vừa nuôi heo chiếm 93% để đạt hiệu quả kinh tế dùng chất thải bún làm thức ăn cho heo tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho heo. Và tất cả nước thải vừa làm bún vừa chăn nuôi đều đổ trực tiếp ra ao, hồ xung quanh làng. Đây là một gánh nặng cho chính quyền địa phương trong việc xữ lý nước thải.

Vì vậy, trong tương lai khi phát triển làng nghề cần quan tâm rất nhiều đến môi trường làng nghề, như hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải và nước thải để hạn chế sự tác động xấu của môi trường đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

4.4.2.1 ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp

Hiện tại theo thống kê ở làng Vân Cù gồm 10 xóm và có 60% số người làm nông nghiệp trồng lúa còn lại 40% làm nghề bún truyền thống. Qua quá trìnhđiều tra được tiến hành trên 10 xóm được đánh số thứ tự từ 1 đến 10. về mức độ ảnh hưởng của hoạt động sản xuất bún ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp mà điển hình là việc trồngvà sản xuất lúa,nghề chính ở Làng Vân Cù. Tôi thấy rằngxóm có số hộ sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là xóm 2 với 25 hộtrồng lúa trên tổng số 30hộ và xóm 5 có số hộ trồng lúa ít nhất với 10 hộlàm nông và 10 hộ làm nghề bún. Ngoài ra trên toàn địa bàn Làng Vân Cù có 2 hộ đầu tư về nghềnuôi cá.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Hiện tại theo tôi được biết việc sản xuất bún của các hộ gia đình không ảnh hưỡng đến năng suất lúa của người dân làng Vân Cù vìđây là làng nghề có từ lâu đời nên khi xây dựng người dân đã khoanh vùng nơi trồng lúa ngăn không cho nguồn nước ô nhiễm chảy vào ruộng hay chảy ra sông Bồ.Chỉ khi mưa lụt thì nươc thải mới chảy tràn ra ruộng, sông... Vì không ảnh hưỡng đến tình hình sản xuất lúa nên Năng suất lúa trong 3 năm của làng tăng từ2,85 tạ/hanăm 2009 lên 3 tạ/ha 2011

Với tình hình phát triễn làng nghề cùng với việc tăng sản lượng sản xuất bún trong khi hệ thống xữ lý nước thải chưa có thì trong tương lai không xa viêc phát triễn không bền vững này sẽ ảnh hưỡng tới các hoạt động sản xuất khác. Để giúp người dân giảm thiêt hại vấn đề quan trọng là hiện nay phải ngăn dòng nước thải ở các cơ sở sản xuất bún không tràn vào ruộng để người dân cải tạo lại đất nhằm tiếp tục sản xuât.

Chính quyền cần xây dựng hệ thống kênh mương nhằm xữ lý nước thải tốt hơn khi thải ra môi trường. Đồng thời xữ lý phân heo làm phân bón cho cây, xây dựng biogas...

4.4.2.2 ảnh hưởng đến đời sống người dân

Khi sản xuất của làng nghề vẫn còn ở quy mô nhỏ thì ảnh hưởng của môi trường làng nghề tới kinh tế - xã hội còn ít nhưng với xu hướng phát triển làng nghề như hiện nay thì ảnh hưởng của môi trường tới kinh tế xã hội là rất lớn. Hiện nay, song song với thu nhập của người dân trong làng nghềbún Vân Cù đang được cải thiện đán kể thì người dân xung quanh đang phải gánh chịu những hậu quả của phát triển làng nghề mạnh ai đấy làm như: môi trường xung quanh ngày càng ô nhiễm, bệnh tật ngày càng nhiều kéo theo tiền chữa bệnh cũng tăng theo.

Môi trường hiện nay bị ô nhiễm rất nhanh nhưng để khắc phục hậu quả thì rất tốn kém và lâu dài. Hiện nay hệ thống nước ngầm và nước mặt của làng nghề Vân Cù đang bị ô nhiễm, để khắc phục lại hiện trạng ban đầu như cách đây 20 năm là gần như không thể.

Trong số 70 người được hỏi ở làng Vân cù được rải rác số người điều tra đều khắp 10 xóm trong đócó 28 hộ được hỏi làm nghề sản xuất bún và 42 hộ được hỏi làm nghề nông và ngành nghề khác. Có 41 người cho rằng ảnh hưỡng nhiều đến đời sống của mình chiếm 58,6%, 24 người cho rằng ít ảnh hưởng chiếm 34,3 % và 5 người không có ý kiến chiếm 7,1

Trường Đại học Kinh tế Huế

Bảng18: Mức độ ảnh hưởng môi trường đến đời sống người dân

Mức độ Số người chọn Tỷ lệ (%)

ảnh hưởng nhiều 41 58,6

Ítảnh hưởng 24 34,3

Không có ý kiến 5 7,1

Tổng 70 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2012) Hiện nay, tại một số xóm hiện tượng ô nhiễm mùi là khá phổ biến. Những nguồn điểm gây ra mùi thường là ao hồ, kênh mương ứ đọng nước thải từ làm bún, nước thải sinh hoạt do các hộ lân cận, chất thải do chăn nuôi, các nhà vệ sinh không được xử lý phù hợp, các bãi và hố rác, … Đã gây ra những mùi hôi khó chịu ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân làng Vân Cù.

Để có được một đánh giá chính xác mang tính khoa học thì hiện nay với mức độ của người dân địa phương thật khó có thể thực hiện được. Tuy nhiên, có thể xác định loại hình này bằng phương pháp cảm quan và phỏng vấn nghĩa là có thể sử dụng bộ câu hỏi điều tra hoặc phiếu điều tra. Phương pháp này cũng có thể phản ánh khá chính xác hiện tượng ô nhiễm mùi tại 1 số khu vực.

Bảng19: ý kiến người dân về ảnh hưởng mùi hôi của chất thải sản xuất bún

Mức độ ảnh hưởng Số lượng người Tỷ lệ (%)

Rât khó chịu 36 51,4

Khó chịu 28 40

Bình thường 6 8,6

Tổng 70 100

(Nguồn: số liệu điều tra 2012) Theo điều tra thì có 36 người cho rằng mùi hôi rất khó chịu chiếm 51,4 % 28 ngườicó ý kiến mùi hôi chỉ ở mức khó chịu chiếm 40% và 6 người cho rằng bình thường chiếm 8,6%.

100% người dân sống xung quanh các hộ sản xuất bún đều phàn nàn mùi hôi chua bốc lên quá nồng nặc.Qua điều tra 64 người có ý kiến khó chịu và rất khó chịuvề mùi hôi của các chất thải sản xuất bún và chăn nuôithải ra môi trường xung quanh thì

Trường Đại học Kinh tế Huế

vào những thời điểm khi trời chuyển mùa mùi hôi thường nồng nặc, gây khó chịu cho những hộ sống xung quanh các cơ sở chế biến với tần xuất thương xuyên.các hộ gia đình sản xuất bún đều cho rằng hằng ngày tiếp xúc với mùi hôi nên đã quen và chỉ thấy khó chịu . tuy nhiên đối với những hộ sống xung quanh khu vực sản xuất thì tỏ ra rất bức xúc với việc sống chung với mùi hôi thối.

Theo ông Nguyễn Sinh Phú 70 tuổi hiện tại gia đình ông luôn luôn phải ngữi mùi hôi chua ,thối hằng ngày, mỗi lần đến giờ cơm gia đình ông phải đóng kín tất cả các cửa do trước nhà, sau lưngvà bên cạnh nhàđều cóhộ gia đình làm bún và tất cả 3 cơ sở làm bún đều đổ trực tiếp nước thảira 1 ao chung của làng .hiên tại nước trong ao đang trong tình trạng ô nhiễm nặng, có màu đen ngòm và bốc mùi hôi nồng nặc. Phải đến mùa mưa hay lụt thì nước trong ao mới bị cuốn đi trôi ra sông...

Những hộ ở gần các cơ sở thì cảm thấy khó chịu nhất là vào mùa mưa, ngược lại những hộ ở xa hơn thì thấy khó chịu vào mùa nắng .Nguyên nhân của hiện tượng này là do những hộ ở gần các cơ sở sản xuất lúc trời mưa, độ ẩm không khí cao nên mức độ khuyếch tán thấp.Mùi hôi thoát ra không phát tán được gây khó chịu cho người dân.Những hộ ở xa khi thời tiết nắng nóng, độ ẩm không khí thấp nên mùi hôi dễ phát tán đi.Thời gian ảnh hưởng: hầu như mọi thời điểm trong ngày nhưng nhiều nhất là vào ban đêm hoặc vào buổi trưa trời nắng nóng.

4.4.2.4 ảnh hưởng đến môi trường xung quanh

Tại làng bún Vân Cù, xã Hương Toàn, ở đâu tôi cũng nghe thấy mùi hôi chua và thối nồng nặc. Nước thải chảy lênh láng ra các kênh mương, vườn tượt… ruồi muỗi có điều kiện phát triển mạnh.

Tại đây, xóm nào cũng có nhà làm bún. Trong làng có tất cả là 10 xóm. Nhiều nơi tôi cũng đều bắt gặp những vũng nước thải, có hộ lại cho thải ra bên hè, thậm chí thải ra cả trước mặt nhà với một màu đen ngòm, bốc mùi chua, thối nồng nặc rất khó chịu. Không những thế, nước thải còn làm cho các bờ đất, ao xung quanh vườn trở thành đất chết, khiến nhiều loại cây có sức sống tốt vẫn không thể sống nổi, ngay cả cây rau muống, môn, lúa… vẫn chết do loại nước thải này. Ông Nguyễn Xuân Đạo, trưởng thôn Vân Cù cho biết nhiều lúc vịt, gà rơi xuống các hố chứa nước thải làm bún cũng bị chết.

Trường Đại học Kinh tế Huế

Theo tìm hiểu của tôi, trong các chất thải làm bún một số giữ lại làm thức ăn cho lợn, riêng nước luộc gạo và rửa bún người làm bún phải cho thải ra môi trường không qua xử lý và lượng lớn nước thải từ việc chăn nuôi cũng được thải ra môi trường.

Bảng 20: Tác động chất thải sản xuất bún đến môi trường

Chỉ tiêu Có thấy Không thấy

SL % SL %

Nước thải chảy ra các ao, hồrảnhbốc mùi,có màu đen 70 100 0 0 Đất thoai hóa biến chất, có mùi hôi chua ô nhiễm 63 90 7 10 Số lượng cá,ốc ...tự nhiên số lượng giảm sút 45 64,3 25 35,7

Qua bảng ta thấy hầu hết 70 người được hỏi thì đều trả lời là có thấy nước thải ở các cơ sở làm bún chảy ra cácao, hồ có mùi hôi chua, màu đen chiếm 100%. Có 63 người thấy đất thoái hóa biến chất, có mùi hôi chua do tiếp xúc nhiều với nước thải bún chiếm 90%., còn lại 7 người thì cho rằng không thấy chiếm 10%. Có 45 ngườicho rằng cá tự nhiên bị giảm chiếm 64,3% va 25 người không thấy chiếm 35,7%. Trước đây việc đầu tư để nuôi cá ở một số hộ gia đìnhđãđem lại thu nhập ổn định cho họ từ 10 năm trở lại đây do việc sản xuất bún gây ảnh hưởng nghiêm trọng môi trường nước làm cho việc nuôi cá không còn là nguồn thu lớn cho các gia đình buộc họ phải chuyển sang làm nghề khác đem lại thu nhập

Môi trường hiện nay bị ô nhiễm rất nhanh nhưng để khắc phục hậu quả thì rất tốn kém và lâu dài. Hiện nay hệ thống nước ngầm và nước mặt của làng nghề đang bị ô nhiễm, để khắc phục lại hiện trạng ban đầu như cách đây 20 năm là gần như không thể.

Vì vậy, trong tương lai khi phát triển làng nghề cần quan tâm rất nhiều đến môi trường làng nghề, như hệ thống xử lý chất thải rắn, khí thải và nước thải để hạn chế sự tác động xấu của môi trường đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế

Trường Đại học Kinh tế Huế

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của làng nghề bún vân cù xã hương toàn, huyên hương trà đến môi trường và cộng đồng (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)