PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.5. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiểm làng nghề xây dựng mô hinh phát triễn bền vững
Nghị định Số 66/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 07 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn đã chỉ rõ sự quan tâm đến phát triển làng tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững các làng nghề truyền thống theo hướng phục vụ du lịch và phát triển sản phẩm cho xuất khẩu.
Điều này cho thấy việc khôi phục và phát triển các làng nghề vẫn là một trong những hướng ưu tiên phát triển kinh tế- xã hội của chính quyền địa phương. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là cần phải giải quyết hài hòa giữa lợi ích phát triển kinh tế trước mắt và vấn đề bảo vệ môi trường. Quyết định trên cũng nêu rõ yêu cầu đối với các địa phương chú trọng xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp nhỏ, vừa, các làng nghề truyền thống ở khu vực nông thôn, chú trọng xử lý, bảo vệ môi trường sinh thái.
Đối với Thừa Thiên Huế, một địa phương có thế mạnh về phát triển du lịch, thành
Trường Đại học Kinh tế Huế
phố Huế là thành phố Festival đặc trưng của Việt nam, vì vấn đề chế biến lương - thực phẩm là hết sức cần thiết, tuy nhiên phải luôn coi trọng phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường.
Để làng nghề phát triển bền vững vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế vừa đảm bảo môi trường làng nghề xã Hương Toàn, thì vấn đề khắc phục ô nhiễm là rất cần thiết trong quá trình phát triển sản xuất. Các giải pháp khắc phục ô nhiễm có rất nhiều nhưng cần phải lựa chọn sao cho phù hợp với công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất và điều kiện của địa phương. Tuy nhiên dù phương pháp nào đi nữa thì cũng phải đạt được mục tiêu thay đổi thành phần chất thải thành những chất ít có hại với môi trường và làm giảm số lượng chất thải vào môi trường. Với suy nghĩ trên tôi xin đề xuất một số giải pháp trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề Vân Cù xã Hương Toàn như sau:
4.5.1 Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về môi trường và ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường
Cũng phải thấy rằng, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân tại các làng nghề còn thấp, người lao động chỉ cần việc làm có thu nhập cao hơn, sản xuất nhiều hơn mà ít quan tâm đến vấn đề môi trường. Do đó, cần thiết xây dựng chương trình về truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các chiến dịch truyền thông về môi trường đến tận người dân với mục tiêu nâng cao nhận thức của người dân trong các làng nghề về vấn đề bảo vệ môi trường sống thông qua loa, đài phát thanh, panô, áp phích, tờ rơi. Sau đó, nên tổ chức các lớp tập huấn về những nội dung cơ bản liên quan đến bảo vệ môi trường cho các đối tượng khác nhau. Thêm vào đó, cần thiết xây dựng thương hiệu cho các làng nghề truyền thống, vừa tạo chỗ đứng cho các sản phẩm, tạo địa điểm du lịch cho du khách, đó cũng là động lực để các làng nghề quan tâm đến vấn đề bảo vệ và cải thiện môi trường.
4.5.2 Giải pháp quản lý
Nhanh trong xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về BVMT làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, các hộ sản xuất. Lồng ghép BVMT làng nghề vào các quy hoạch, kế hoạch của cấp xã, cấp huyện. Có chính sách hỗ trợ tài chính đối với các bộ vệ sinh môi
Trường Đại học Kinh tế Huế
trường cấp thôn và trưởng thôn để động viên các cán bộ này hoạt động có hiệu quả hơn trong công tác BVMT.
4.5.3 Giải pháp quy hoạch
- Quy hoạch làng nghề gắn liền sản xuất với BVMT
Việc quy hoạch các cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm nặng trong làng ra, đồng thời tại các khu này phải có các hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn ... . Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ:
Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp làng nghề cần xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệthống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, hệ thống thu gom và xử lý nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung.
Quy hoạch phân tán: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần phải di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng xưởng, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch, loại hình này thích hợp với làng nghề cổ truyền như làng nghề bún Vân Cù truyền thống xã Hương Toàn huyện Hương Trà tỉnh TT Huế
4.5.4. Áp dụng các công cụ quản lý BVMT làng nghề
a. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm soát nguồn thải, quan trắc môi trường
-Tăng cường kiểm soát phát thải từ các nguồn thải tại làng nghề. Dựa trên định mức nước sử dụng, vật liệu cho 1 sản phẩm, để ước tính lượng ô nhiễm của một số sản phẩm, từ đó ước tính cho cả làng nghề.
- Tăng cường giám sát môi trường đối với các cơ sở sản xuất phát triển mở rộng tại làng nghề, yêu cầu các cơ sở này thực hiện cam kết BVMT để đảm bảo các đầu tư này theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy định về BVMT trong cam kết BVMT của các cơ sở sản xuất trong làng nghề.
-Tăng cường giám sát các cơ sở sản xuất hiện có và mới thành lập, yêu cầu các cơ sở phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn ... .
Trường Đại học Kinh tế Huế
Kinh phí cho các hoạt động này có thể lấy từ ngân sách chi cho sự nghiệp môi trường của địa phương và do chủ cơ sở sản xuất đóng góp.
b. Triển khai áp dụng chế tài nguồn gây ô nhiễm phải trả tiền
Sở TN &MT cần hướng dẫn bằng văn bản cho cấp huyện, xã lập biểu thống kê các nguồn thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải, nước thải, chất thai rắn của các cơ sở sản xuất trong làng nghề ở địa phương theo phương pháp tính trung bình lượng sản phẩm sản xuất /ngày. Từ đó tính phí BVMT cho mỗi cơ sở sản xuất.
c. Tăng cường áp dụng công cụ pháp luật trong BVMT làng nghề
Tuyên truyền phổ biến luật BVMT, phổ biến các thể chế môi trường trong các nội dung tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong làng nghề để dễ dàng thi hành pháp luật. các hành vi đổ chất thải ra môi trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép, gây tác động xấu tới sức khoẻ cộng đồng và ảnh hưởng tới cây trồng vật nuôi cần xử phạt theo quy định của Nhà nước và của địa phương.
d. Tăng cường công cụ thông tin trong BVMT làng nghề
Tăng cường thu thập thông tin, số liệu, tạo lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, trao đổi, chia sẻ, công bố thông tin, số liệu làng nghề. Đưa các thông tin đó vào các đề tài, dự án nghiên cứu về môi trường làng nghề. Đưa các thông tin đã có của các đề tài, dự án nghiên cứu về làng nghề lên các phương tiện truyền thông như web, đài, báo chínhằm tránh những đầu tư trùng lặp.
4.5.5 Tăng cường nhân lực và tài chính trong BVMT làng nghề
Bổ xung cơ cấu cán bộ cho các tổ chứcB, bộ phận chuyên môn có liên quan ở cấp xã và cấp thôn. Bổ xung một cán bộ chuyên trách về quản lý môi trường cấp xã và một cán bộ vệ sinh môi trường cấp thôn.
Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao trìnhđộ chuyên môn về môi trường cho các cán bộ quản lý môi trường các cấp và các lớp tập huấn nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng để có phương pháp và nội dung sát thực, phù hợp với mục tiêu tập huấn đặt ra.
4.5.6. Tăng cường, đa dạng hoá đầu tư tài chính cho BVMT làng nghề
Do nguồn lực BVMT làng nghề cũng hạn chế nên cần có sự hỗ trợ ban đầu của Nhà nước để tạo sự chuyển biến về cả nhận thức và việc làm nhằm giảm tải lượng ô nhiễm của làng nghề. Trước hết cần tập trung vào:
Trường Đại học Kinh tế Huế
- Hỗ trợ kinh phí tạo cơ sở hạ tầng, trong đó có việc quy hoạch các khu cụm làng nghề, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung, hệ thống quản lý chất thải rắn của cụm khu làng nghề.
- Xã hội hoá bảo vệ môi trường.
- Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, khuyến khích áp dụng công nghệ bảo vệ môi trường cho các mô hình trình diễn để nhân rộng mô hình.
- Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn và quản lý môi trưòng bằng vốn vay ưu đãi.
- Hỗ trợ một phần kinh phí quan trắc môi trường định kỳ hàng năm từ nguồn thu của các cơ sở sản xuất.
- Xây dựng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, mức lãi suất tín dụng ưu đãi cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề có áp dụng sản xuất sạch hơn nhằm khuyến khích các doanh nghiệp như giảm thuế cho phần lợi nhuận do sản xuất sạch hơn mang lại.
Nguồn đầu tư:
- Từ ngân sách Nhà nước dành cho BVMTở địa phương (1% tổng chi phí ngân sách). Xây dựng cơ chế cho phép dùng vốn sự nghiệp môi trường để hỗ trợ xử lý môi trường làng nghề theo tỷ lệ phù hợp.
- Từ nguồn vốn đầu tư của chủ sản xuất.
- Từ nguồn vốn ODA dành cho BVMT.
- Từ quỹ BVMT Việt Nam (năm 2002 ngân sách Nhà nước cấp cho các làng nghề trong nước ban đầu 200 tỷ đồng và hàng năm bổ xung thêm 10%, đến năm 2008 là 500 tỷ đồng vốn điều lệ từ các nguồn thu nước thải, chất thải rắn ..., các nguồn tài trợ khác). (V-12 Báo cáo môi trường quốc gia năm 2008).
- Từ khoản thu 50% nguồn thu phí nước thải để lại cho địa phương quản lý theo NĐ 67/2003/NĐ-CP. Cần tăng cường thu phí nước thải, thu gom vận chuyển chất thải rắn để có nguồn kinh phí cấp cho BVMT làng nghề.
- Từ nguồn tài trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế cho BVMT làng nghề.
Trường Đại học Kinh tế Huế
4.5.7. Cụ thể hoá các giải pháp
- Nâng cao vai trò và trách nhiệm của UBND xã trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương.
- Xây dựng hương ước làng nghề vì hương ước là công cụ quản lý môi trường hữu hiệu ở nông thôn do thích hợp với cộng đồng dân cư, về phong tục tập quán.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra của các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh về bảo vệ môi trường trong các làng nghề truyền thống.
- Thực hiện công tác thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp.
- Thực hiện đầy đủ những biện pháp khắc phục tác động tiêu cực đến môi trường cần có kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường. Hàng năm cần bổ sung một số nguồn ngân sách cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường các khu vực làng nghề, giám sát theo dõi diễn biến ô nhiễm môi trường khu vực làng nghề.
- Tăng cường giáo dục môi trường trong các làng nghề như giáo dục cho mọi người về ý thức bảo vệ giữ gìn môi trường chung và nhận thức được rằng môi trường làm việc và môi trường xung quanh cần được bảo vệ trước hết vì sức khỏe chính bản thân những người lao động trực tiếp sau đó đến cộng đồng dân cư. Tuyên truyền cho nhân dân ý thức bảo vệ môi trường, không xả các chất thải ra môi trường và đang gây nên những vấn đề môi trường mà cần thiết phải xử lý, để vừa góp phần phát triển sản xuất, mà môi trường vẫn được giữ vững.
Thông qua đó, cần có sự đầu tư của nhà nước, các tổ chức quốc tế và kể cả sự đóng góp của người dân thì việc phát triển sản xuất của các làng nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế mới phát triển một cách bền vững.
Trường Đại học Kinh tế Huế