Năng lực sản xuất của các hộ nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 49 - 54)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG

2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông

2.3.1. Năng lực sản xuất của các hộ nghiên cứu

Đối với sản xuất nông sản hàng hoá, đất đai là nhân tố quan trọng của quá trình sản xuất nông hộ. Trong nông nghiệp, đất đai là một tư liệu sản xuất quyết định trong việc bố trí sản xuất sản phẩm nông nghiệp.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Chính sách giao đất lâu dài cho hộ nông dân đã tác động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất của các hộ nông dân, giúp tăng đầu tư cải tạo đất nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm.

Diện tích đất bình quân cho mỗi hộ là 32.402 m2. Đây là nhân tố quan trọng cho việc bố trí sản xuất nông sản hàng hoá. Trong tổng diện tích đất của các hộ điều tra thì đất trồng Keo chiếm tỷ lệ lớn nhất, lên tới 51%, sau đó đến đất trồng Cao su chiếm 41% Đất trồng cây hàng năm chiếm 6%, chủ yếu la đất trồng các loại rau màu, và sắn. Đất trồng Cau và Cam lần lượt chiếm tỷ lệ là 1%,1%. Chiếm một tỷ lệ khá khiêm tốn trong cơ cấu tổng diện tích đất, nguyên nhân là do người nông dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc trồng, chăm sóc, tiêu thụ nên người dân chưa thực sự mặn mà trong việc đầu tư cũng như mở rộng diện tích trồng Cau, Cam.

Do phần lớn diện tích huyện Nam Đông là đồi núi và khí hậu tương đối khắc nghiệt,khô nóng nên phần lớn đất đai người dân sử dụng để trồng rừng keo và trồng Cao su, qua khảo sát thì đây cũng là hai loại cây trồng mang lại nguồn thu nhập lớn nhất cho người dân trên địa bàn.

Biểu 5: Cơ cấu đất đaibình quân cho mỗi hộ

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Trong những năm qua, huyện Nam Đông rất chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, trong đó cây cao su là cây mũi nhọn nhằm nâng cao kinh tế nông hộ và là cây có tỷ trọng hàng hoá cao. Diện tích trồng cây lâu năm ở đây còn thấp, chủ yếu là trồng cây ăn quả tự phát trong vườn tạp.

Bảng11: Tình hìnhđất đai của các hộ điều tra(bq/hộ)

Loại đất Diện tích (m2)

Tổng đất 32.402

Đất hàng năm 1.900

Đất cây lâu năm 30.502

Diện tích bình quân/khẩu 6.380

Diện tích bình quân/lao động 13.526

Nguồn số liệu điều tra năm 2012 Nghiên cứu về chỉ tiêu chất lượng, diện tích bình quân chung/khẩu,đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực đảm nhiệm của lao động trong nông hộ. Theo số liệu ở bảng trên ta thấy diện tích bình quân/khẩu là 6.380 m2/khẩu; diện tích bình quân/ lao động là 13.526 m2/lđ. Đây là chỉ tiêu còn thấp, chứng tỏ việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp còn chậm, phần lớn lao động trong nông hộ tập trung chủ yếu làm nông nghiệp chưa mạnh dạn chuyển đổi nghề nghiệp trong từng nông hộ, và chính sách tập trung ruộng đất còn manh mún, mang tính tự phát.

Điều này cần đặt ra cho huyện phải có những giải pháp vi mô nhằm chuyển dịch nhanh việc chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng trên địa bàn. Trước mắt cần khuyến khích đào tạo nghề cho các đối tượng có năng lực nhằm dịch chuyển lao độngtrong nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. Mặt khác, chú trọng việc dồn điền đổi thửa,có chính sách mềm dẻo để nông dân có điều kiện tập trung ruộng đất.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đây là yếu tố nhằm phát triển kinh tế trong thời kỳ đổi mới, phù hợp xu hướng phát triển của đất nước để không ngừng nâng cao thu nhập cho hộ nông dân trên địa bàn.

2.3.1.2. Lao động

Nguồn nhân lực trong nông hộ là một trong các yếu tố quan trọng nhằm tiến hành sản xuất nông nghiệp. Đây là một nhân tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và sử dụng các yếu tố đầu vào khac.

Do vậy,việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý trong nông hộ là một vấn đề đáng quan tâm. Đánh giá việc đảm nhiệm giá trị sản xuất nông nghiệp của hộ và tiêu chí đánh giá việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương.

Tình hình và bố trí nhân khẩu lao động được thể hiện qua số liệu ở bảng sau:

Bảng12: Tình hình nhân khẩu và lao độngcủa các nông hộ điều tra

chỉ tiêu ĐVT Giá trị

Tổng số hộ hộ 120

Tổng số nhân khẩu khẩu 624

Tổng số lao động lđ 297

Số nhân khẩu bình quân hộ kh/hộ 5

Số lao động bình quân hộ lđ/hộ 2

Nguồn số liệu điều tra năm 2012 Số liệu bảng 12 cho ta thấy: Bình quân chung nhân khẩu ở các hộ điều tra trên địa bàn huyện Nam Đông là 5 người/hộ, nhưng số lao động bình quân là 2 lao động /hộ. ta thấy có sự mâu thuẫn với nhân khẩu.Số lượng nhân khẩu bình quân/hộ lớn 5 nhân khẩu trong khi đó số lao động bình quân/hộ chỉ đạt 2 lao động. Nguyên nhân chính là do phần lớn các hộ điều tra có số lượng lớn con cái đang trong độ tuổi đi học và nhiều hộ có chăm

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

sóc người lớn tuổi không có khả năng lao động,lao động chính của các hộ điều tra chủ yếu là hai vợ chồng trong gia đình.

2.3.1.3. Tư liệu sản xuất

Trong sản xuất nông nghiệp, ngoài hai nguồn lực chính là lao động và đất đai thì tư liệu sản xuất là nguồn lực quan trọng, đánh giá mức đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp của các nông hộ, tư liệu sản xuất thể hiện tính chuyên môn hoá, công nghiệp hoá trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn.

Mức đầu tư chung trong quá trình sản xuất của các hộ điều tra là 10.350 triệu đồng/hộ, nhìn chung mức trang bị đầu tư này còn thấp, chủ yếu người nông dân đầu tư mua xe vận chuyển, bình bơm thuốc trừ sâu và các nông cụ nhỏ khác như dao, rựa, cuốc, xẻng,… trong các hộ điều tra không có hộ nào sử dụng máy cày hoặc các máy khác có công dụng làm đất trồng cây, điều này không phải do người nông dân không dám đầu tư trang thiết bị hiện đại để tiến hành sản xuất mà do, điều kiện địa hình không thuận lợi kể cả đất canh tác,phần lớn là đồi núi, đất sỏi đá nên việc dùng máy móc trong việc sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Mặc dù là một huyện miền núi nhưng qua quan sát và khảo sát các nông hộ thì việc chăn thả gia súc,trâu bò là rất it trên địa bàn huyện hương hoà và hương phú. Do phần lớn đất đai đã sử dụng để trồng rừng Keo, Cao su, hay các cây ăn quả nên diện tích các bãi chăn thả tự nhiên không nhiều, cộng với việc người dân bận rộn trong việc chăm sóc và thu hoạch Cao Su không có thời gian rảnh rỗi để chăn thả gia súc, nên việc chăn nuôi gia súc là không phát triển.

2.3.1.4. Tình hình vay vốn của hộ

Theo điều tra khảo sát thì phần lớn các hộ nông dân trên địa bàn sử dụng vốn vay để đầu tư sản xuất,đặc biệt là vay vốn để đầu tư trồng cao su. Thời gian vay vốn chủ yếu vào giai đoạn năm 2006-2007,người dân tiến hành đầu tư lại sau thiệt hại do cơn bão số 6 năm 2006 gây ra. Trong tổng số 120 hộ điều tra có tới 83 hộ vay vốn để sản xuất, Nguồn vay

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

của các hộ dân chủ yếu là từ Ngân Hàng NN&PTNT, với lãi xuất dao động từ 9% đến 13%. còn lại 37 hộ còn lại sử dụng nguồn vốn tự có.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)