Đầu tư sản xuất Cao Su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 61 - 66)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG

2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông

2.3.2. Hiệu quả đầu tư các loại nông sản hàng hoá chủ yếu

2.3.2.3. Đầu tư sản xuất Cao Su

a. Chi phí đầu tư thời kỳ KTCB (7 năm)

Thời kỳ KTCB là thời kỳ mà cây cao su chưa khai thác được, trong thời kỳ này người dân phải sử dụng nhiều vốn để đầu tư cho chi phí trồng mới như: chi phí giống,

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là công lao động. Thời kỳ KTCB của cây cao su tương đối dài nên cần lượng vốn đầu tư rất lớn từ 20 đến 30 triệu đồng. Tuy nhiên phần vốn đầu tư này không tập trung ở một thời điểm xác định mà phân tán đều trong suốt 7 năm của thời kỳ KTCB, điều này đã làm giảm áp lực vốn tại một thời điểm đối với người trồng cao su tạo điều kiện cho họ có cơ hội tìm nguồn vốn đầu tư trong suốt giai đoạn này. Chi phí qua các năm của thời kỳ KTCB được phản ánh qua bảng 18 cụ thể như sau:

Năm 1: Đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao so với các năm khác. Các khoản chi phí của năm 1 bao gồm: chi phí mua giống ( từ 3 đến 4,5 nghìn đồng cho một cây), chi phí cho phân bón (từ 900 nghìn đến 1,1 triệu đông cho một tạ), chi phí cho dụng cụ sản xuất và lao động. theo số liệu điều tra tổng chi phí cho một ha cao su năm đầu tiên là 11,012 triệu đồng; trong đó, chi phí phân bón chiếm 38,30%, chi phí cho lao động chiếm 35,69%. Đến năm thứ 2 thì chi phí có giảm đi chỉ còn lại 6,051 triệu đồng vì lúc này không còn chi phí mua giống và chi phí cho lao động cũng không nhiều. Trong năm này chi phí lớn nhất vẫn là chi phí dành cho phân bón chiếm 57,34% trong tổng chi phí đầu tư. Trong các năm tiếp theo chi phí đầu tư cho một ha cao su tương đối ổn định và chủ yếu tập trung vào chi phí lao động để chăm sóc cây cũng như chí cho phân bón.

Với 7 năm của thời kỳ KTCB , phần chi phí phải bỏ ra hàng năm để đầu tư nhưng chưa được bù đắp vì cây cao su chưa cho sản phẩm. Tuy nhiên phần chi phí này sẽ được bù đắp trong các năm sau của TKKD.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Bảng 19: Chi phí một ha Cao Su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1000đ

Nguồn: Số liệu điều tra

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

*Chi phí trung gian (IC) 7761,15 4741,50 4768,17 4768,17 4768,17 4768,17 4236,17 35811,48

-Giống 1836,32 0 0 0 0 0 0 1836,32

-Phân bón 4218,33 3470,00 3501,67 3501,67 3501,67 3501,67 2993,33 24688,33

-Thuốc BVTV 483,17 483,17 483,17 483,17 483,17 483,17 457,83 3356,83

-DCSX 545,00 106,67 101,67 101,67 101,67 101,67 93,33 1151,67

-LĐ thuê ngoài 678,33 681,67 681,67 681,67 681,67 681,67 691,67 4778,33

*LĐ gia đình 3251,67 1310,00 1298,33 1298,33 1298,33 1298,33 1296,67 11051,67 Tổng chi phí 11012,82 6051,50 6066,50 6066,50 6066,50 6066,50 5532,83 46863,15

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

b.Hiệu quả đầu tư của các hộ trồng Cao Su

Để đánh giá đúng hiệu quả đầu tư cây cao su thì chúng ta cần phải tính đến toàn bộ chu kỳ sản xuất của vườn cây là 30 năm với 7 năm thời kỳ KTCB và 23 năm TKKD. Tại năm thứ 30 giá trị vườn cây được thanh lý coi như là doanh thu của năm này, giá trị thanh lý vào năm thứ 30 khoản 70 triệu đồng cho 1 ha. Dựa trên kết quả sản xuất kinh doanh của năm 2012, chúng ta sẽ dự tính được mức chi phí và thu nhập cho các năm sau và tính toán các khoản chi phí và thu nhập trong tương lai về hiện tại.

Ta có chuổi chi phí và doanh thu qua các năm là:

Bảng 20: Thu nhập ròng bình quân của các hộ điều tra

ĐVT: 1000đ

Chỉ tiêu Sản lượng Doanh thu Chi phí Thu nhập ròng

Năm 1 0.00 0.00 11012,82 -11012,82

Năm 2 0.00 0.00 6051,50 -6051,50

Năm 3 0.00 0.00 6066,50 -6066,50

Năm 4 0.00 0.00 6066,50 -6066,50

Năm 5 0.00 0.00 6066,50 -6066,50

Năm 6 0.00 0.00 6066,50 -6066,50

Năm 7 0.00 0.00 5532,83 -5532,83

Năm 8 2600 46806 37795,81 9010,19

Năm 9 3347 60246 34984,49 25261,51

Năm 10 4300 77406 35084,49 42321,51

BQ 5 năm tiếp 4730 85140 35084,49 50055,51

BQ 5 năm tiếp 5203 93654 35084,49 58569,51

BQ 5 năm tiếp 4683 84294 35084,49 49209,51

BQ 5 năm cuối 3746 67428 35084,49 32343,51

Thanh lý 70000

Nguồn: số liệu điều tra năm 2012

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Khi đó ta có thể dể dàng xác định được các chỉ tiêu tài chính tại với lãi suất chiết khấu là 13%/năm (lãi suất cho vay của ngân hàng NN&PTNT) như sau:

Giá trị hiện tại ròng: NPV là 266.566 triệu đồng. NPV tại thời điểm hiện tại là dương điều này chứng tỏ tổng thu nhập lớn hơn các khoản chi phí mà hộ bỏ ra. Các hộ có khả năng thu hồi được vốn đầu tư, bù đáp được các khoản chi phí và tạo ra lợi nhuận. Qua đó chứng tỏ hiệu quả đầu tư mang lại từ cây cao su là rất cao.

Tỷ lệ lợi ích trên chi phí:B/C được xác định là 4,24 điều này có nghĩa là tại thời điểm đó một đồng chi phí bỏ ra thì chỉ thu được 4,24 đồng doanh thu. Như đã trình bày ở trên điều này có nghĩa là lợi ích của hoạt động đầu tư cây cao su tạo ra là rất cao.

Hệ số hoàn vốn nội bộ:IRR là 28,85% điều này có nghĩa là để NPV bằng 0 thì lải suất tính toán phải là 28,85%. Hệ số này cao hơn lãi suất vay ngân hàng là 13%, điều đó chứng tỏ hoạt động đầu tư vào cây cao su là rất khả thi.

Vậy đầu tư vào cây cao su là rất có hiệu quả.

Từ những kết quả nghiên cứu về hiệu quả đầu tư của từng loại NSHH chủ yếu ở trên ta có bảng tổng hợp sau:

Bảng 21: Hiệu quả đầu tư NSHH chủ yếu

Chỉ tiêu Cam Cau Cao Su

NPV (1000đ) 2.23 7.154 266.566

BCR (lần) 1,09 2,01 4,24

IRR (%) 16 28,71 28,85

Nguồn: số liệu tính toán năm 2012 Qua bảng 21 ta nhận thấy cây Cao Su là cây có hiệu quả đầu tư cao nhất với IRR là 28,85%, tiếp đến là Cau IRR là 28,71%, cuối cùng là Cam với IRR là 16%. Cao Su là cây

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

có hiệu quả đầu tư cao nhất, do được nhà nước cũng như các tổ chức quan tâm giúp đỡ, trợ giúp nên diện tích đầu tư vào cây Cao Su của người dân lớn, hiệu quả có nhiều khả quan. Mặc dù qua nghiên cứu cho thấy cây Cau có hiệu quả đầu tư cao nhưng trên thực tế người dân ít đầu tư vào sản xuất Cau, do giá cau trái thu mua qua các năm không ổn định phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung quốc nên diện tích Cau trên địa bàn hạn chế,

Cây Cam có hiệu quả đầu tư thấp nhất do người nông dân trước đây trồng thử nghiệm giống Cam Sài Gòn nhưng không phù hợp với điều kiện khí hậu, việc áp dụng kỹ thuật chăm sóc của người dân còn hạn chế, sâu bệnh phá hoại nên cây Cam có hiệu quả đầu tư thấp nhất. Diện tích Cam trên địa bàn kề tư sau năm 2006 có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)