Hiệu quả sản xuất Cao Su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 69 - 72)

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG

2.3. Đánh giá hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện Nam Đông

2.3.3. Hiệu quả sản xuất

2.3.3.3. Hiệu quả sản xuất Cao Su

Hiện nay, cây Cao Su là một trong những cây mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế chính vì vậy trong những năm qua được sự giúp đỡ của đảng,nhà nước và các tổ chức, người dân ở vùng này đi vào thâm canh, chuyển đổi cơ cấu hợp lý, trong đó việc bố trí và sản xuất Cao Su được quan tâm nhất. Để thấy rõ hiệu quả kinh tế của việc sản xuất Cao Su hàng hoá, chúng ta xem số liệu ở bảng 26.

Ở bảng 26, giá trị gia tăng bình quân chung của các hộ nông dân rất cao, đạt 40.364 nghìn đồng/ha, mang lại nguồn thu đáng kể cho người nông dân.

Bảng26 : Kết quảsản xuất Cao Su năm2012 (bq/ha)

Chỉ tiêu ĐVT Mức độ

Sản lượng kg 2.600

Giá bán 1000đ 18

Tổng giá trị sản xuất (GO) 1000đ 46.806

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 6.442

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 40.364

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2012

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Thu nhập từ viêc trồng Cao su trong năm qua do phần lớn người nông dân tự bỏ chi phí lao động ra, “bỏ công lấy lãi”, một nguyên nhân nữa là trong năm 2012 giá mủ cao su của các nhà máy thu mua cao 17.000-18.000đ/kg mủ. mang lại nềm phấn khởi cho bà con.

Bảng27 : Hiệu quảsản xuấtcủa cáchộ trồng Cao su năm 2012(bq/ha)

Chỉ tiêu Mức độ

GO/IC 7,3

VA/IC 6,3

Nguôn: Số liệu điều tra năm 2012 Ta thấy GO/IC = 7,3 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 7,3 đồng giá trị sản xuất.

Chỉ tiêu VA/IC = 6,3 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 6,3 đồng giá trị tăng thêm.

Đạt được hiệu quả như trên là do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi nhận thấy từ người dân là tình trạng khai thác vườn cây quá dày, trung bình mổi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 25 ngày (theo đúng định mức kỷ thuật thì khoảng 15 – 20 ngày). Bên cạnh đó, việc người dân tự ý cho thêm axit sunfurit vào trong mủ cao su để làm cho mủ đông nhanh hơn trong quá trình khai thác cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mủ.

Người dân chỉ nhìn thấy được lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của các hoạt động trên đến năng suất và giá bán mủ cao su sau này. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất cao su trong những năm tiếp theo. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần có sự can thiệp, hướng dẩn của các bộ phân chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Qua nghiên cứu hiệu quả sản xuất của mỗi loại nông sản trên ta có bảng tổng hợp hiệu quả sản xuất của các loại nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện Nam Đông năm 2012.

Bảng 28: Hiệu quảsản xuất NSHH chủyếu năm 2012

Chỉ tiêu Cam Cau Cao Su

GO/IC 2,2 4,6 7,3

VA/IC 1,2 3,6 6,3

Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Qua bảng 28 ta nhận thấy cây Cao Su mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất với GO/IC là 7,3 lần, cho biết cứ một đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 7,3 đồng giá trị sản xuất; VA/IC là 6,3 lần cho biết khi đầu tư 1đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 6,3 đồng giá trị tăng thêm. Đạt được hiệu quả cao như vậy một phần là do trong năm vừa qua giá mủ Cao Su cao và giữ ổn định,người dân chăm sóc, bón phân đầy đủ nên năng suất mủ cao, thời tiết năm 2012 vừa qua cũng có nhiều thuận lợi trong việc khai thác mủ.

Cây cau có hiệu quả sản xuất cao thứ hai với giá trị GO/IC là 4,6; VA/IC là 3,6; cây Cau là loại nông sản người nông dân ít chăm sóc nhất trên địa bàn, người dân chỉ tiến hành trồng và bảo vệ cây khi còn nhỏ, đến lúc cây lớn các công việc chăm bón rất hạn chế, đây là do tập quán canh tác của người dân lâu năm, các kỹ thuật về trồng và chăm sóc cau người dân còn thiếu và yếu, giá cau biến động thất thường qua các năm nên người dân chưa thực sự mặn mà với loại cây trồng này, giá cau năm vừa qua có cao hơn những năm trước nên thu nhập năm 2012 từ việc trồng cau được nhiều hộ hài lòng.

Cây Cam có hiệu quả sản xuất thấp nhất giá trị VA/IC là 2,2 tức là khi đầu tư một đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 1,2 đồng giá trị tăng thêm, hiệu quả trồng cam thấp, nguyên nhân là những cây cam gần đến thời kỳ cho thu hoạch thường bị các loại sâu hại phá hoại đặc biệt là sâu đục thân làm số cây cam trong vườn chết nhiều. Giống cam Sài Gòn đưa vào trồng không phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương nên cho năng suất quả thấp. trong khi chi phí trồng và chăm sóc Cam cao. Qua nghiên cứu thực tế thì nhiều

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

hộ nông dân đã tiến hành chặt đốn vườn cam để trồng các loại NSHH khác có hiệu quả hơn, hoặc vẫn duy trì vườn cam nhưng việc chăm sóc, bón phân rất ít, cây cho năng suất rất thấp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hiệu quả đầu tư sản xuất nông sản hàng hoá chủ yếu trên địa bàn huyện nam đông, tỉnh TT huế (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)