PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT NÔNG SẢN HÀNG HOÁ CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN NAM ĐÔNG
2.4. Tình hình tiêu thụ
Phần lớn nông sản hàng hoá do người dân trên địa bàn huyện Nam Đông sản xuất sẽ bán cho các lái buôn, người thu mua. Những người thu mua sẽ tới tận gia đình để thu mua sản phẩm, những người thu mua này ở trên địa bàn và có một số ít ở các vùng khác tới.
Đối với Cau có nhiều hình thức mua bán:
- Bán trước khi cây cho thu hoạch, lúc cây cau mới ra hoa, hoặc quả non,người lái buôn sẽ mua và trả tiền ngay, họ sẽ quay lại sau khi quả cau lớn có thể thu hoạch. Ưu điểm của hình thức này là người nông dân không lo cau bị sâu bệnh, năng suất thấp, hoặc sợ bị ép giá cau khi trái cau có thể thu hoạch và người nông dân có ngay một khoản tiền, nhược điểm là nếu giá Cau năm đó có cao rất lớn, năng suất Cau cao thì người nông dân cũng sẽ không có thêm thu nhập.
- Khi cau cho thu hoạch, lái buôn và chủ nhà sẽ quan sát vườn Cau và định giá, nếu vừa ý hai bên sẽ tiến hành bán.
- Người lái buôn sẽ hái cau xuống và cân, giá cau sẽ tính theo khối lượng, đây là hình thức được nhiều gia đình áp dụng.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
- Người nông dân tự hái cau và mang ra chợ địa phương hoặc tới lò sấy để bán.
Phương pháp này được ít người sử dụng do tốn nhiều công sức và nhiều khi bị các lò sấy ép giá, vận chuyển xa.
Đối với cam, các hình thức bán cũng giống như so với việc bán cau, cụ thể:
- Lái buôn và chủ nhà sẽ cùng định giá vườn cam và tiến hành mặc cả, nếu bán,lái buôn sẽ lo mọi công việc còn lại.
- Người nông dân sẽ tiến hành thu hoạch và bán cho các lái buôn hoặc chở tới chợ địa phương để bán.
Đối với cao su:
- Người nông dân thu hoạch và bảo quản tại nhà khoảng 2-3 ngày lái buôn sẽ tới thu mua một lần,phương pháp này được nhiều hộ áp dụng.
- Người nông dân thu hoạch Cao Su sau đó chở tới nhà máy chế biến. phương pháp này có ít người áp dụng, theo điều tra thì, do quãng đường vận chuyển xa và không có nhân công để chuyên chở.
Nhìn chung lại thì các loại nông sản trên có hai hình thức bán chính đó là bán cho thương lái và tự mang đi tiêu thụ tại chợ,lò sấy, hoặc nhà máy.
2.4.2. Chuỗi cung hàng hoá a. Đối với Cam
Đối với các hộ sản xuất nông sản hàng hoá trên địa bàn huyện có nhiều lựa chọn cho yếu tố dầu vào vì hiện nay hệ thống dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện đã phát triển. Về phân bón và giống các hộ có thể mua tại các trạm khuyến nông, các hợp tác xã cung cấp vật tư. Giá cả phân bón và giống không chênh lệch đáng kể, giá phân bón NPK giao động từ 800 nghìn đến 1,1 triệu đồng cho mổi tạ. Tuy nhiên trong những năm gần đây giá cả phân bón không ổn định do thị trường có nhiều biến động.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Sơ đồ2: chuỗi cung Cam và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh Kênh 1: Hộ sản xuất Cam, thương lái địa phương, bán lẻ, tới người tiêu dùng.
Kênh này được nhiều hộ sản xuất áp dụng do tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức cho người nông dân.
Kênh 2: Hộ sản xuất Cam, người tiêu dùng.
Kênh 3: Hộ sản xuất Cam, thương lái ngoài huyên, bán lẻ, tới người tiêu dùng. Kênh này có tỷ lệ ít hơn do những lái buôn lạ trên địa bàn khó thu mua các sản phẩm.
Hộ sản xuất Cam
Người tiêu dùng Thương lái địa
phương
Thương lái ngoài huyện
Bán lẻ
Bán lẻ
Lao động Dụng cụ sản xuất
Giống Phân bón,
BVTV
Đầu vào
Đầu ra
30%
55%
15%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
b.Đối với Cau
Sơ đồ3: chuỗi cung Cau và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh kênh 1: Hộ sản xuất Cau, thương lái, lò sấy. đây là kênh tiêu thụ sản phẩm cau nhiều nhất trên địa bàn,vì do giữa người thu mua và lò sấy có mối quan hệ với nhau, nên việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn.
Kênh 2: Hộ sản xuất, lò sấy.
Kênh 3: Hộ sản xuất, người tiêu dùng.
Kênh 4: Hộ sản xuất, thương lái, người tiêu dùng.
Hộ sản xuất Cau
Người tiêu dùng Thương lái
Lò sấy
Lao động Dụng cụ sản xuất
Giống Phân bón,
BVTV
Đầu vào
Đầu ra
15%
85%
70%
30%
90%
10%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
c. Đối với Cao Su
Sơ đồ4: Chuổi cung cao su và tỷ lệ khối lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh Thị trường đầu ra cho sản phẩm mủ cao su trên địa bàn huyện rất ổn định và đảm bảo. Thời gian khai thác và tiêu thụ của các hộ từ giữa tháng 4 đến hết tháng 12 vào vụ thu hoạch sản lượng mủ rất lớn.
Phần lớn các hộ gia đình không mang cao su đến bán cho nhà máy sơ chế ở huyện mà thường bán cho tư thương vi khi bán cho nhà máy thì phải tốn thêm chi phí vận chuyển. Nhìn chung hệ thống thu mua ở đây đáp ứng được yêu cầu của bà con khi vào vụ thu hoạch, đảm bảo cho hộ nông dan không bị ứ đọng cao su tại nhà, khai thác tới đâu thu mua tới đó. Giá mủ cao su lên xuống thất thường tùy thuộc vào giá cả trong nước và thế giới. Nhì chung mặt bằng gia năm ngoái khá cao, bình quân là 18000 đ/kg mủ tươi, với mức giá này thì thu nhập của người dân tương đối cao.
Giống Phân bón, hóa
chất
Lao động
Hộ trồng cao su
Tư thương
Nhà máy sơ chế mủ ở Nam Đông
Công ty vật tư Thừa Thiên
Công ty cao su Quảng Trị
Công ty cao su Đà Nẵng
Dụng cụ sản xuất
70%
30%
Đầu vào
Đầu ra
65
%
10%
%%
%%
%
25%
70%
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Càng về các tháng cuối của năm thì lượng mủ khai thác càng ít và số ngày khai thác trên tháng cũng giảm vì mưa nhiều nên không khai thác được. Mủ cao su chi khai thác được vào những ngày không mưa vì khi đó mới đảm bảo được chất lượng mủ.
Kênh phân phối thứ nhất:
Hộ nông dân – tư thương: phần lớn nông dân bán sản phẩm theo kênh này chiếm đến 70% số sản phẩm. Sản phẩm cao su của hộ nông dân được tư thương thu mua tại nhà sau đó bán lại cho các cơ sỏ khác, có ba địa điểm để tư thương có thể bán sản phẩm của mình đó là: Công ty vật tư Thừa Thiên Huế, công ty cao su Đà Nẵng và nhà máy sơ chế cao su ở Nam Đông. Kênh tiêu thụ này chiếm tỷ trọng lớn vì hệ thống thu mua của tư thương là rộng khắp, người nông dân bán mủ tại nhà của họ sẽ giảm được chi phí vận chuyển và bảo quản.
Kênh phân phối thứ hai:
Hộ nông dân – nhà máy sơ chế mủ Nam Đông: Sau khi thu hoạch bà con nông dân thu gom và mang mủ tới nhà máy sơ chế mủ cao su Nam Đông. Tại đây mủ được sơ chế trước khi mang đến các nới tiêu thụ khác. Các địa điểm mà nhà máy sơ chế có thể cao su có thể mang đến là: công ty cao su Quảng Trị và công ty cao su Đà Nẵng. Kênh phân phối này không lớn chỉ chiếm 30% tổng sản phẩm mủ cao su của huyện. Người nông dân thường không thích bán mủ cao su cho nhà máy sơ chế vì thường phải tốn thêm chi phí vận chuyển và bảo quản.