Ngày dạy:20,21,22,24/10/2014 Lớp dạy: 6A9 → 6A17 A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
-Nhận biết được vật đàn hồi.
-Nắm được các đặc điểm của lực đàn hồi.
-Rút ra được nhận xét về sự phụ thuộc của lực đàn hồi vào độ biến dạng của vật đàn hồi
2. Kĩ năng:
- Lắp ráp được thí nghiệm theo hình vẽ.
-Nghiên cứu hiện tượng để rút ra quy luật về sự biến dạng và đặc điểm của lực đàn hồi.
3. Thái độ:
- Có ý thức tìm tòi quy luật vật lý qua các hiện tượng tự nhiên.
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-Mỗi nhóm HS: Lò xo, giá treo, thước đo, quả nặng 50g -Tranh ảnh liên quan tới bài học.
2. Học sinh:
- Học bài cũ và làm bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài mới.
C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Kiểm tra kiến thức cũ:5’
- Trọng lực là gì? Trọng lực có phương, chiều như thế nào?
-Trọng lượng của một vật là gì? Đơn vị đo lực?
-Có làm BTVN (+1đ) 2. Giảng kiến thức mới:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 3’
Một sợi dây cao su và một lò xo có tính chất gì giống nhau?
- Dự đoán BÀI 9:LỰC ĐÀN HỒI
Hoạt động 2: Hình thành khái niệm biến dạng đàn hồi và độ biến dạng : -Bố trí thí nghiệm và yêu cầu
HS quan sát.
-Sau khi bố trí thí nghiệm gọi 1 HS lên đo chiều dài của lò xo khi chưa kéo dãn (l0). Đo chiều dài của lò xo sau khi móc quả nặng vào (l).
- Yêu cầu HS ghi lại kết quả vào bảng 9.1.
? Tính trọng lượng của quả
- Quan sát thí nghiệm của GV
- Đo chiều dài của lò xo - Ghi kết quả vào bảng 9.1
- 0,5N
- Đo chiều dài của lò xo và so sánh
I.Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng:
Lò xo là một vật đàn hồi.
Sau khi nén hoặc kéo dãn nó ra thì khi buông ra chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên.
- Độ biến dạng : l - lo
l :chiều dài khi bị biến
nặng?
- Bỏ quả nặng ra và gọi 1HS lên đo chiều dài của lò xo, so sánh với chiều dài tự nhiên của lò xo
- Tương tự làm thí nghiệm với 2, 3quả nặng
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để rút ra kết luận câu C1 -GV đưa ra thông báo:
Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc kéo dãn nó ra thì khi buông ra chiều dài của nó lại trở lại chiều dài tự nhiên. Biến dạng của lò xo là biến dạng đàn hồi
Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của lò xo: l-lo
-?Nếu móc vào lò xo 2,3 quả nặng, thì độ biến dạng sẽ như thế nào?
-Yêu cầu HS làm câu C2.
-Khi nào xuất hiện lực đàn hồi? Đặc điểm của lực đàn hồi?
-Thảo luận nhóm để rút ra kết luận
C1: (1) dãn ra, (2) tăng lên, (3) bằng
-tăng
- HS làm câu C2 rồi điền vào bảng 9.1
dạng
lo : chiều dài ban đầu
Hoạt động 3: Hình thành khái niệm về lực đàn hồi và nêu đặc điểm của lực đàn hồi
-Giới thiệu thế nào là lực đàn hồi: Khi một vật bị biến dạng đàn hồi thì sẽ sinh ra lực tác dụng lên các vật tiếp xúc với nó. Lực đó gọi là lực đàn hồi.
-Trước khi trả lời câu C3, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
?Quả nặng chịu tác dụng của những lực nào?
-GV nhắc lại kiến thức cũ:
Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng
? C3:Trong TN H9.2, khi quả nặng đứng yên thì lực đàn hồi
- Suy nghĩ, trả lời:
Trọng lực, lực đàn hồi
-Suy nghĩ, trả lời: Trọng lực, trọng lực
-chọn câu C: độ biến
II/. Lực đàn hồi và đặc điểm của nó
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi lên các vật tiếp xúc (hoặc gắn) với nó.
- Độ biến dạng của vật đàn hồi càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn
cân bằng với lực nào?Cường độ của lực đàn hồi cân bằng với lực nào?
-Yêu cầu HS làm câu C4
dạng tăng thì lực đàn hồi tăng
Hoạt động 4: Vận dụng - Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C5 để tìm hiểu mối liên hệ giữa độ biến dạng của vật đàn hồi và lực đàn hồi . - Gọi 1HS trả lời C6
- Nhận xét câu trả lời của HS.
-HS thảo luận nhóm nhóm để trả lời câu C5: (1) tăng gấp đôi,(2) tăng gấp ba
C6: Sợi dây cao su và lò xo cùng có tính chất đàn hồi
III/. Vận dụng
3. Củng cố bài giảng:3’
-Khi nào xuất hiện lực đàn hồi?
- Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng hay giảm?
4. Hướng dẫn học tập ở nhà:
- Học ghi nhớ SGK và làm bài tập sau: 9.1 ; 9.2 và 9.6 SBT VL - Xem trước bài 10: LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC
D. RÚT KINH NGHIỆM:
...
...
...
Bình Chuẩn, ngày...tháng...năm...
Tổ trưởng
Trần Thị Lệ Thủy