LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC

Một phần của tài liệu GIAO AN Vật lý 6, trọn bộ chi tiết (Trang 37 - 42)

TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG Tiết PPCT: 11

Ngày dạy:27,28,29,31/10/2014 Lớp dạy: 6A9 6A17 A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

-Nhận biết được cấu tạo của lực kế, xác định được giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của một lực kế.

-Biết cách đo lực bằng lực kế.

-Biết mối quan hệ giữa trọng lượng và khối lượng để tính trọng lượng của vật khi biết khối lượng và ngược lại.

2. Kĩ năng:

-Biết tìm tòi cấu tạo của dụng cụ đo.

-Biết cách sử dụng lực kế.

3. Thái độ:

- Có ý thức liên hệ với thực tế.

B. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

-Tranh ảnh có liên quan đến bài học.

-Mỗi nhóm HS:1 lực kế lò xo,1 sợi dây mảnh để buộc SGK.

2. Học sinh:

- Học bài cũ và làm bài tập về nhà.

- Chuẩn bị bài mới.

C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Kiểm tra kiến thức cũ:5’

- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào?

-Khi độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng hay giảm?

-Độ biến dạng tăng 2 lần thì lực đàn hồi tăng hay giảm bao nhiêu lần?

-Có làm BTVN (+1đ) 2. Giảng kiến thức mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập 5’

Ở bài trước ta đã tìm hiểu về lực đàn hồi và biết được lò xo là một trong những vật đàn hồi. Người ta đã dùng lò xo để chế tạo ra một dụng cụ đặc biệt,đó là lực kế.Vậy lực kế dùng để làm gì? Cấu tạo ra sao? Cách sử dụng như thế nào?

Để trả lời những câu hỏi trên ta hãy cùng tìm hiểu Bài 10: Lực kế - Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng.

Dự đoán vào bài học Bài 10: Lực kế – Phép đo lực.

Trọng lượng và khối lượng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu lực kế 5’

1.Lực kế là gì? I.Tìm hiểu lực

-Cho HS quan sát một số hình ảnh lực kế

?Lực kế dùng để làm gì ? -GV đưa ra thông báo:

- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

- Có nhiều loại lực kế. Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.

- Có lực kế đo lực kéo, lực kế đo lực đẩy và lực kế đo cả lực kéo, lẫn lực đẩy.

Loại lực kế thường được sử dụng nhất là lực kế lò xo. Vậy cấu tạo của nó như thế nào?

2.Cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản:

-Phát cho mỗi nhóm một lực kế lò xo có GHĐ là 5N, ĐCNN là 0,1 N và yêu cầu HS quan sát lực kế rồi điền từ vào chỗ trống để tìm hiểu cấu tạo của lực kế(C1).

-Nhận xét và thống nhất câu trả lời.

-Khi đo lực thì ta cần chú ý đến GHĐ, ĐCNN của lực kế.

?C2: Em hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của lực kế ở nhóm em?

-Nhận xét và thống nhất câu trả lời.

-Lực kế dùng để đo lực.Cách đo lực bằng lực kế như thế nào?

-Quan sát

-Gọi 1HS trả lời: đo lực

-Thảo luận nhóm:

-C1: (1) lò xo , (2)kim chỉ thị,(3)bảng chia độ

-C2: GHĐ là 5N, ĐCNN là 0,1 N

kế:

1.Lực kế là gì?

- Lực kế là dụng cụ dùng để đo lực.

- Có nhiều loại lực kế. Loại lực kế thường dùng là lực kế lò xo.

2.Cấu tạo của một lực kế lò xo đơn giản:

-Gồm 4 bộ phận chính:lò xo, kim chỉ thị, bảng chia độ và móc.

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách đo lực bằng lực kế 10’

GV làm mẫu giới thiệu chung về cách đo lực:

-Muốn đo một lực, ví dụ như lực kéo của tay, ta cho lực đó tác dụng vào cái móc của lực kế, cầm giá (vỏ) của lực kế sao cho lò xo hướng theo phương của lực, lò xo dãn ra, kim chỉ thị sẽ di chuyển rồi ngừng lại. Lúc đó kim của lực kế chỉ cường độ lực cần đo.

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C3 để tìm hiểu cách đo.

-Nhận xét và thống nhất câu trả

-Quan sát.

- Thảo luận nhóm trả lời ghi kết quả vào bảng phụ:

II.Đo một lực bằng lực kế lò xo:

1. Cách đo lực:

-Điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.

-Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò

lời:

+ Điều chỉnh số 0, nghĩa là phải điều chỉnh sao cho khi chưa đo lực, kim chỉ thị nằm đúng vạch 0.

+ Cho lực cần đo tác dụng vào đầu có gắn móc của lò xo lực kế.

+ Cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.

-Thực tế, để đo lực ta có làm giống như vậy không?

(1) vạch 0,(2) lực cần đo,(3) phương .

xo lực kế.

-Cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế theo phương của lực cần đo.

Hoạt động 4: Thực hành đo lực 5’

-Hướng dẫn HS đo trọng lượng của cuốn SGK Vật Lí 6.

-So sánh kết quả giữa các nhóm , nếu kết quả khác nhau thì nêu nguyên nhân quả chênh lệch:sách khác nhau thì sẽ đo ra kết quả khác nhau

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu C5:

?C5:Khi đo thì cầm lực kế ở tư thế như thế nào? Tại sao phải cầm như vậy?

-Nhận xét và thống nhất câu trả lời.

-Quả nặng 100g thì có trọng lượng là 1N. Vậy giữa trọng lượng và khối lượng có mối quan hệ như thế nào?

-Tiến hành đo trọng lượng của cuốn sgk vật lí 6

-HS suy nghĩ, trả lời:

Khi đo, phải cầm lực kế sao cho lò xo của lực kế nằm ở tư thế thẳng đứng, vì lực cần đo là trọng lực, có phương thẳng đứng

2.Thực hành đo lực:

Hoạt động 5: Xây dụng công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng 5’

-Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm câu C6:

- GV đặt ra một số câu hỏi:

+Giữa trọng lượng và khối lượng đại lượng nào lớn hơn?

+ Lớn hơn bao nhiêu lần?

-Qui ước trọng lượng là P ,khối lượng là m. Vậy công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng là gì?

-Nhận xét và thống nhất câu trả lời:

Giữa trọng lượng và khối lượng của cùng một vật có hệ thức là:

-Thảo luận nhóm:

-C6:(1)1 ; (2)200 ;(3)10 - HS trả lời: trọng lượng - HS trả lời: 10 lần.

- HS trả lời: P=10.m

III./Công thức liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng

Công thức liên hệ:

P = 10.m Trong đó:

- P là trọng lượng của vật, có đơn vị là N

- m là khối lượng của vật, đơn vị là kg

P=10.m

Với: P là trọng lượng (N), m là khối lượng (kg)

Hoạt động 6: Vận dụng 7’

-Cho HS thảo luận nhóm để trả lời

?C7: Hãy giải thích tại sao trên các “cân bỏ túi” bán ở ngoài phố người ta không chia độ theo đơn vị niutơn mà lại chia độ theo đơn vị kilôgam ? Thực chất các “cân bỏ túi” là dụng cụ gì ?

-Nhận xét và thống nhất câu trả lời.

-Liên hệ thực tế: Dựa vào mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng mà người ta chế tạo ra cân đồng hồ,cân y tế, cân xách tay…Các loại cân này đều có cấu tạo lò xo ở bên trong giống như lực kế lò xo. Ngay vị trí của cân là 1N thì người ta ghi là 100g, 2N thì người ta ghi là 200g …từ đó người ta chia độ theo đơn vị kilôgam.

-Yêu cầu HS làm câu C9:

?C9: Một xe tải có khối lượng 3,2 tấn thì có trọng lượng bao nhiêu niutơn?

-Nhận xét:

Tóm tắt m=3,2t

=3200kg P=?(N)

Giải

Trọng lượng của xe tải là:

P = 10.m

= 10.3200

= 32000 (N) Đáp số: 32000 N

-Gọi đại diện 1 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét:

- Vì trọng lượng của một vật luôn tỉ lệ với khối lượng của nó, nên trên bảng chia độ của lực kế ta có thể không ghi trọng lượng mà ghi khối lượng của vật.

Thực chất các “cân bỏ túi” là các lực kế lò xo.

-Gọi 1 HS lên bảng sửa C9. HS còn lại làm vào tập rồi nhận xét.

IV.Vận dụng:

3. Củng cố bài giảng:3’

- Để đo lực người ta dùng dụng cụ nào? Bộ phận chính của nó là gì?

- Cách đo lực.

- Công thức liên hệ giữa khối lượng và trọng lượng là gì?

4. Hướng dẫn học tập ở nhà:

- Học ghi nhớ SGK và làm bài tập sau: 10.1 ; 10.3,10.10,10.11 SBT VL - Soạn trước bài 11

D. RÚT KINH NGHIỆM:

...

...

...

...

Bình Chuẩn, ngày...tháng...năm...

Tổ trưởng

Trần Thị Lệ Thủy

Một phần của tài liệu GIAO AN Vật lý 6, trọn bộ chi tiết (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w