Một số đặc thù của Hợp tác xã Thủy sản

Một phần của tài liệu Luận văn ngành luật thực thi pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh bến tre​ (Trang 35 - 38)

Chương 1: Tổng quan về hợp tác xã

1.3 Một số đặc thù của Hợp tác xã Thủy sản

Ngoài những đặc điểm chung của HTX, do lãnh vực ngành nghề hoạt động luôn gắn với nguồn tài nguyên thiên nhiên là thủy sản thông qua các hoạt động như khai thác, nuôi trồng, chế biến, HTX thủy sản có một số điểm đặc thù sau:

1.3.1. Là tổ chức kinh tế hoạt động đặc thù trong lãnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản:

Do tính chất đặc thù này, HTX thủy sản đòi hỏi phải có một đội ngũ thành viên có chuyên môn, kỹ thuật cao, nhất là trong hoạt động ươm con giống, cung ứng thức ăn chăn nuôi;…Do được thành lập để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong lãnh vực thủy sản, nên HTX thủy sản thường phải gắn với các chính sách của nhà nước địa phương về nông nghiệp nói chung và các chương trình phát triển bền

vững theo yêu cầu của quốc tế và Việt Nam. Hoạt động của HTX thủy sản đòi hỏi tình liên kết các ngành rất cao. Chẳng hạn: hoạt động khai thác, đòi hỏi các thiết bị được cung ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết. Hoạt động nuôi trồng đòi hỏi kỹ thuật về giống, thức ăn, các quy trình kỹ thuật khác,…Trên tất cả là đầu ra của các sản phẩm của HTX, tức là hoạt động tổ chức phân phối và xuất khẩu,…

1.3.2. Hợp tác xã thủy sản là tổ chức của nông dân, có đặc trưng là gắn với các hộ nông dân.

Tất nhiên, nhiều HTX cũng có đặc điểm này. Song thực tế - nhất là tình hình ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long – các hộ nông dân là thành viên HTX thường là các hộ nghèo, lấy việc khai thác các nguồn lợi thủy sản tự nhiên hàng bao đời nay làm kế sinh nhai chủ yếu. Đối với những hộ này, việc trở thành thành viên của HTX thủy sản còn khá mới mẽ; thậm chí họ cảm thấy bị ràng buộc hơn so với thói quen tự canh tác – tự thu như từ trước đến nay. Bên cạnh đó, đa phần thành viên HTX có trình độ nhận thức trung bình; điều này gây khó khăn trong việc áp dụng công nghệ mới, tiên tiến. Trong khi đó, chúng ta đều biết hoạt động khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản; ngày càng có nhiều đòi hỏi khá cao về mặt kỹ thuật, nhất là hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX liên quan đến xuất khẩu thì vấn đề bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững là những yêu cầu rất khắt khe hiện nay. Để đáp ứng những yêu cầu này, không có cách nào khác, các HTX thủy sản phải nỗ lực phấn đấu vươn lên. Tuy nhiên, với điều kiện về nhân lực như vừa nêu, vấn đề giáo dục để bảo đảm các thành viên của HTX tuân thủ các yêu cầu cũng đòi hỏi một quá trình lâu dài.

1.3.3. Khả năng tiếp cận vốn vay cho hoạt động của hợp tác xã thủy sản;

Khả năng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng thương mại của hợp tác xã nói chung và hợp tác xã thủy sản nói riêng được nhìn nhận là khó nhất, điều này cũng dễ hiểu vì việc cấp tín dụng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo trong khi tài sản có giá trị nhất của HTX thủy sản thường là đất đai, mặt nước, ao hồ nuôi,… vốn là những loại tài

sản mà khi xử lý tài sản thế chấp, các tổ chức tín dụng thường gặp nhiều khó khăn.

Điều này làm hạn chế việc hường tín dụng để phát triển HTX thủy sản.

1.3.4. Công tác quản lý nhà nước đối với hợp tác xã thủy sản:

Cũng còn nhiều vấn đề phát sinh mà trong các HTX khác ít xuất hiện. Dân gian có câu “chim trời cá nước”, hàng bao đời nay việc khai thác diễn ra manh mún, tự nhiên (như đã nói ở trên); nay nguồn lợi được quy hoạch lại thì việc phân chia và phân công quản lý là một việc khó. Thực tế, trong nhiều năm qua các tài sản như đất đai, mặt nước là tài sản thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước thống nhất quản lý.

Nhà nước – mà cụ thể ở đây là chính quyền địa phương – giao lại cho các HTX thủy sản. Vậy mối quan hệ pháp lý của việc giao đất và các nguồn tài nguyên này là gì? Giao cho HTX quản lý hay cho thuê đất? Nếu nhà nước cho thuê thì cách tính để trả tiền cho nhà nước như thế nào; nói khác chính sách thuế đối với HTX thủy sản ra sao?

1.3.5. Trong quá trình hoạt động, hợp tác xã thủy sản chịu sự điều chỉnh của nhiều đạo luật như:

Luật Hợp tác xã 2012; Luật đất đai 2013; Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Thủy sản 2003; … Các đạo luật này điều chỉnh hoạt động của HTX thủy sản ở nhiều khía cạnh khác nhau; đòi hỏi công tác quản lý và hoạt động của HTX phải tuân thủ. Ngoài ra, còn rất nhiều nghị định của Chính phủ, Thông tư của các Bộ, ngành và nhất là các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp quy của chính quyền địa phương. Nhiều khi những quy định trong các văn bản không đồng nhất nhau, sẽ gây nên nhiều khó khăn cho hoạt động của hợp tác xã.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu chương 1 thấy được hợp tác xã đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm, đảm bảo đời sống cho đông đảo người lao động, lực lượng yếu thế trong xã hội. Từ đó tạo sự ổn định về chính trị-xã hội góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đảm bảo mục tiêu của xã hội ta là mang lại cuộc sống ấm no bình đẳng cho mọi người.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn ngành luật thực thi pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh bến tre​ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)