Kiến nghị điều chỉnh những quy định pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn ngành luật thực thi pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh bến tre​ (Trang 68 - 75)

Chương 2: Thực tiễn thực thi pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre

2.3 Một số kiến nghị trong việc thực thi pháp luật hợp tác của Hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh

2.3.1 Kiến nghị điều chỉnh những quy định pháp luật liên quan

Để bảo đảm Luật Hợp tác xã 2012 được thực thi một cách hiệu quả và thực sự phát huy hiệu lực trong thực tiễn, trong thời gian tới cần kiến nghị điều chỉnh những quy định của Luật Hợp tác xã 2012:

Điều chỉnh lại mức vốn góp thành viên từ mức “không quá 20% vốn điều lệ của HTX” (Điểm 1, Điều 17) tăng lên “không quá 30%”. Trên thực tế, nhiều thành viên có nhiều vốn muốn góp và HTX cũng muốn thu hút thêm nguồn vốn để liên doanh, liên kết nhưng không được huy động… Đó là một trong những điểm quy định cản trở HTX phát triển.

Kiến nghị bỏ quy định tại Điểm 13, Điều 21 về cam kết HTX cung ứng, tiêu thụ cho thành viên và tỷ lệ cung ứng sản phẩm HTX ra ngoài thành viên. Do quy định này tại Điểm 1, 2, 3 của Điều 3 trong cùng bộ Luật đã nêu rõ thành viên tự nguyện tham gia HTX để hợp tác đáp ứng nhu cầu chung. Vậy nên, quy định HTX phải cam kết cung ứng, tiêu thụ cho thành viên là chưa phù hợp thực tế, gây khó khăn cho người dân hợp tác phát triển và khắc phục thực trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún.

Kiến nghị về quy định tài sản không chia26, Luật cần điều chỉnh quy định xử lý tài sản không chia khi hợp tác xã chấm dứt hoạt động, việc xử lý để đại hội thành viên quyết định đối với tài sản không chia được hình thành từ phần trích quỹ phát triển của hợp tác xã, vì đó là thành quả lao động của thành viên HTX qua đó sẽ tạo động lực cống hiến sức lao động của thành viên HTX.

2.3.2 Kiến nghị về công tác tổ chức thực thi

Sớm ban hành các cơ chế, chính sách, thể chế hóa các chính sách đủ mạnh đối với HTX theo Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể và Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị về KTTT; hoàn thiện hệ thống các cơ quan hỗ trợ HTX từ Trung ương đến địa phương, thống nhất chức năng, nhiệm vụ, cơ chế phối hợp và nguồn kinh phí hỗ trợ.

Ban hành hướng dẫn chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã theo quy định tại Nghị định số 193/2013/NĐ-CP đặc biệt là nội dung bảo lãnh tín dụng để tạo điều kiện cho các hợp tác xã tiếp cận vay vốn.

Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò hợp tác xã trong phát triển kinh tế tập thể. Bên cạnh đó tiếp tục thực hiện củng cố nâng cao năng lực hoạt động bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tập thể từ tỉnh đến cơ sở.

Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng quản lý nhà nước, tổ chức đoàn thể cán bộ quản lý hợp tác xã đáp ứng yêu cầu quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường

2.3.3 Quan tâm phát triển nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm của hợp tác xã thủy sản

Hiện nay tại tỉnh chỉ có HTX thủy sản Rạng Đông, địa chỉ ấp Thới Lợi 1, xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre đã được cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu tập thể và được Hội đồng Biển Quốc tế chứng nhận MSC công nhận con

26 Khoản 4 Điều 4 Luật HTX 2012: “Tài sản không chia là một bộ phận tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không được chia cho thành viên, hợp tác xã thành viên khi chấm dứt tư cách thành viên, tư cách hợp tác xã thành viên hoặc khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chấm dứt hoạt động”

nghêu sạch ở Bến tre. Vì vậy địa phương cần tăng cường hoạt động quản lý bãi nghêu để tiếp tục được Hội đồng Biển quốc tế công nhận là nghêu sạch.

Để sản phẩm thủy sản HTX có giá trị gia tăng và cạnh tranh trên thị trường.

Kiến nghị lãnh đạo tỉnh và các ngành liên quan hỗ trợ để các HTX thủy sản lại có Giấy chứng nhận bảo hộ. Cụ thể:

Đối với các Sở: Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Công thương, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan cần tập trung, ra soát các sản phẩm thủy sản của địa phương có gắn liền với tên địa danh để tiến hành đăng ký bảo hộ quyền SHTT. Đồng thời tiến hành xây dựng và triển khai các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng sản xuất các sản phẩm đặc sản của địa phương.

Đối với các Hội, Hiệp hội, làng nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh các sản phẩm đặc sản của tỉnh cần tích cực chủ động trong việc đăng ký, quản lý và phát triển quyền SHTT cho các sản phẩm mà các thành viên của Hội, Hiệp hội, làng nghề tham gia sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra đẩy mạnh các hoạt động liên kết phát triển giá trị sản phẩm hàng hóa theo chuỗi nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc xuất xứ và chất lượng của sản phẩm. Xây dựng mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh phù hợp với xây dựng thương hiệu để liên kết hộ sản xuất kinh doanh, hộ kinh tế gia đình trong sản xuất các sản phẩm nông sản gắn với doanh nghiệp và tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường các hoạt động xuất khẩu cho các sản phẩm nông sản của tỉnh, xây dựng các chương trình tham quan, du lịch cộng đồng gắn với vùng sản xuất các sản phẩm nông, lâm đặc sản; gắn kết với lễ hội để đẩy mạnh xây dựng thương hiệu và phát triển giá trị văn hóa của đặc sản.

Kết luận chương 2

Qua trình bày nội dung chương 2 cho thấy thực tiễn việc áp dụng pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản chưa đầy đủ, còn những tồn tại bất cập trong quá trình hoạt động hợp tác xã... Từ đó có những kiến nghị điều chỉnh quy định pháp luật và những đề xuất đối với cơ quan có liên quan để việc thực thi pháp luật tại các hợp tác xã trên địa bàn nói chung, hợp tác xã thủy sản nói riêng có hiệu quả và mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Qua đó góp phần phát triển kinh tế tập thể ở địa phương và đem lại cho người lao động cuộc sống tốt hơn./.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu Luận văn, cho thấy phát triển kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã là một yêu cầu khách quan, cấp thiết để bảo đảm nền kinh tế phát triển bền vững, đặc biệt trước xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta ngày càng sâu rộng, áp lực cạnh tranh hàng hoá nhập khẩu ngày càng gia tăng. Vì thế nhà nước cần có khung pháp lý hoàn chỉnh cùng với những chính sách hỗ trợ để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế tập thể cụ thể phát triển hợp tác xã bền vững, tạo niềm tin cho người lao động khi tham gia vào hợp tác xã. Từ đó góp phần thực hiện thành công chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế tập thể đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc của người lao động và giảm dần khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn./.

chính sách của Đảng và nhà nước về kinh tế tập thể” Sách tái bản có sửa chữa, NXBCTQG, 06/2010, Trang 82-83)

2. Đặng Kim Sơn, Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã ở Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc,https://69741a52b.vws.vegacdn.vn/wp-content/uploads/2010/10/1942742.pdf

3. Hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc, http://mekongcoop.com.vn/2017/07/01/tin- tuc-nong-nghiep-2-2/

4 .Kinh nghiệm phát triển hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật Bản và Bài học rút ra cho Việt Nam(10/04/2018),http://lienminhhtx.camau.gov.vn/kinh-nghiem-phat-trien-hop-tac- xa-nong-nghiep-o-nhat-ban-va-bai-hoc-rut-ra-cho-viet-nam.31.31

5. Liên minh HTX tỉnh Bến tre, Báo cáo Sơ kết 05 năm thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012.

6. Liên minh HTX tỉnh Bến tre, Báo cáo tình hình kinh tế tập thể qua các năm 2015,2016,2017.

7. Tham khảo tại: http://www.vca.org.vn/tin-vca/diem-tin/18193-lich-su-hinh-thanh- va-phat-trien-phong-trao-htx-o-viet-nam.html.

8. Trung tâm Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Doanh nghiệp vừa và nhỏ miền Nam ( Socencoop), Báo cáo thực trạng hợp tác xã qua khảo sát và các giải pháp củng cố, phá triển hợp tác xã kiểu mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bến Tre.

2. Bộ Luật Dân sự 2015 3. Bộ Luật Lao động 2012 4. Luật Hợp tác xã 2012

Một phần của tài liệu Luận văn ngành luật thực thi pháp luật hợp tác xã tại các hợp tác xã thủy sản trên địa bàn tỉnh bến tre​ (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)