Quá trình quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh một thành viên than hòn gai tkv (Trang 27 - 31)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.2. Quản lý vốn và thất thoát vốn trong đầu tư XDCB

1.2.4. Quá trình quản lý vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản

Quản lý đầu tư và xây dựng là quản lý Nhà nước về quá trình đầu tư và xây dựng, từ bước xác định dự án đầu tư để thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án đưa vào khai thác, sử dụng đạt mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cần phải theo dõi sát sao và nắm chắc được trình tự đầu tư và xây dựng. Trên cơ sở quy hoạch đã được phê duyệt trình tự thực hiện dự án đầu tư bao gồm 8 bước công việc, phân theo ba giai đoạn theo sơ đồ hình 1.1.

Sơ đồ 1.1: Trình tự thực hiện dự án đầu tư a. Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư

Giai đoạn này gồm các bước nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi và tự thẩm định dự án. Trong giai đoạn này chủ đầu tư cần tập trung quản lý những vấn đề sau:

- Quản lý các chi phí liên quan đến lập các báo cáo,

- Quản lý các chi phí trình duyệt các báo cáo và xin cấp giấy phép đầu tư, - Quản lý các chi phí tư vấn đầu tư,

- Quản lý các chi phí thẩm định dự án đầu tư

- Quản lý tổng mức đầu tư dự tính. Tổng mức đầu tư là tổng chi phí dự tính để thực hiện toàn bộ quá trình đầu tư và xây dựng và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Các chỉ tiêu chính dùng để xác định tổng mức đầu tư:

+ Chỉ tiêu xuất vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

+Giá chuẩn của các công trình và hạng mục công trình xây dựng thông dụng.

+ Đơn giá dự toán tổng hợp XDCB.

+ Mặt bằng giá thiết bị của thị trường cung ứng máy móc thiết bị hoặc giá thiết bị tương tự đã được đầu tư.

+ Các chi phí khác tính theo tỷ lệ % quy định của Nhà nước (thuế, chi phí lập và thẩm định dự án đầu tư ...)

b. Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn thực hiện đầu tư Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn này tập trung vào:

- Quản lý giá xây dựng công trình: Được biểu thị bằng chỉ tiêu: Tổng dự toán công trình, dự toán hạng mục công trình và các loại công tác xây lắp riêng biệt.

Theo nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ: Tổng dự toán công trình là tổng mức chi phí cần thiết cho việc đầu tư xây dựng công trình thuộc dự án được tính toán cụ thể ở giai đoạn thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế kỹ thuật - thi công. Dự toán công trình được xác định trên cơ sở thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công. Dự toán công trình bao gồm: chi phí xây dựng (GXD); chi phí thiết bị (GTB);

chi phí quản lý dự án (GQLDA); chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV); chi phí khác (GK) và chi phí dự phòng (GDP).

Công thức xác định dự toán công trình:

GXDCT = GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK + GDP (1.1) Trong đó:

GXD : Chi phí xây dựng GTB : Chi phí thiết bị GQLDA : Chi phí quản lý dự án

GTV : Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GK : Chi phí khác

GDP : Chi phí dự phòng

+ Chi phí xây dựng(GXD) bao gồm : chi phí xây dựng các công trình, hạng mục công trình; chi phí phá và tháo dỡ các vật kiến trúc cũ; chi phí san lấp mặt bằng xây dựng; chi phí xây dựng công trình tạm, công trình phụ trợ phục vụ thi công; chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công.

+ Chi phí thiết bị (GTB) bao gồm : chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh; chi phí vận chuyển, bảo hiểm thiết bị; thuế và các loại phí liên quan.

+ Chi phí quản lý dự án (GQLDA) bao gồm: các chi phí để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án đến khi hoàn thành nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

+ Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) bao gồm: Chi phí khảo sát xây dựng, chi phí lập báo cáo đầu tư (nếu có), chi phí lập dự án hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc; chi phí giám sát khảo sát xây dựng, giám sát thi công xây dựng, giám sát lắp đặt thiết bị.

+ Chi phí khác (GK): Là các chi phí cần thiết không thuộc chi phí xây dựng;

chi phí thiết bị; chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng nói trên.

+ Chi phí dự phòng bao gồm (GDP): Chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời giabn thực hiện dự án.

- Quản lý việc giải ngân vốn đầu tư XDCB theo tiến độ thi công công trình, đây là nhân tố quan trọng đảm bảo công trình thi công đúng tiến độ.

- Theo dõi kiểm soát chi phí phát sinh trong qua trình thi công.

c. Quản lý vốn đầu tư XDCB ở giai đoạn kết thúc đưa dự án vào khai thác sử dụng

Chủ đầu tư cần thực hiện quản lý chi phí những công việc sau:

- Nghiệm thu, bàn giao công trình.

- Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình.

- Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình.

- Bảo hành công trình.

- Quyết toán vốn đầu tư.

- Phê duyệt quyết toán.

Tất cả các dự án đầu tư xây dựng sau khi hoàn thành được nghiệm thu, quyết toán đưa dự án vào khai thác sử dụng chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư, hoàn tất các thủ tục thẩm tra trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước. Kết quả phê duyệt quyết toán vốn đầu tư công trình, dự án hoàn thành trong mọi hình thức:

đấu thầu, hay chỉ định thầu, hoặc tự làm đều không được vượt tổng dự toán công trình và tổng mức đầu tư đã được người có thẩm quyền quyết định đầu tư phê duyệt.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh một thành viên than hòn gai tkv (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)