Khái niệm về thất thoát và các nguyên nhân dẫn đến thất thoát vốn trong đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh một thành viên than hòn gai tkv (Trang 38 - 42)

Chương 1 TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN VÀ THẤT THOÁT VỐN TRONG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

1.3. Khái niệm về thất thoát và các nguyên nhân dẫn đến thất thoát vốn trong đầu tư XDCB

1.3.1. Khái niệm về thất thoát vốn trong đầu tư trong xây dựng cơ bản

Theo Pháp lệnh thực hành tiết kiệm chống lãng phí ngày 24/12/2004 "Lãng phí là sử dụng nguồn lực tài chính, lao động và các nguồn lực khác vượt quá định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuẩn chế độ nhưng chất lượng đạt thấp hơn hoặc không đúng mục tiêu đã xác định", còn vấn đề thất thoát thì chưa có tài liệu văn bản quy phạm nào đưa ra định nghĩa hay một khái niệm cụ thể. Nhưng thực tế cho thấy lãng phí, thất thoát phản ánh một hiện tượng giống nhau, đó là sự mất mát nguồn lực, mất đi cơ hội để tạo thêm cơ sở vật chất, tăng thêm năng lực cho xã hội.

1.3.2. Các nguyên nhân và biểu hiện cơ bản của thất thoát vốn trong đầu tư XDCB a. Tht thoát trong xây dng cơ bn

Thất thoát trong XDCB là những chi phí thực tế không sử dụng hết vào công trình do bị bớt xén, cắt, giảm không đúng quy định, không hợp lý hoặc do khai man, khai khống, nhưng vẫn tính vào dự án để rút vốn. Biểu hiện:

- Công trình bớt xén khối lượng vật tư hoặc sử dụng vật tư sai chủng loại, kém chất lượng, như bớt xén xi măng, sắt thép không đúng quy định, thay đổi vật liệu xây dựng, trang trí bằng vật liệu có phẩm cấp, chất lượng kém hơn so với thiết kế được duyệt;

- Sử dụng tiền đền bù giải phóng mặt bằng không đúng mục đích, kê khai khống khối lượng đền bù, làm giả hồ sơ để nhận tiền đền bù;

- Áp dụng định mức, đơn giá sai, kê khai nghiệm thu khống khối lượng hoặc đánh giá sai chất lượng công trình khi thẩm tra, thẩm định dẫn đến thanh toán sai so với khối lượng chất lượng thực tế;

- Thanh quyết toán khống so với giá trị thực tế thực hiện, bớt xét hoặc sử dụng chi phí xây dựng công trình không đúng quy định;

Thất thoát trong XDCB chủ yếu do người tham gia hoạt động xây dựng gây nên song còn một phần là do các cơ quan quản lý không thực hiện đầy đủ chức năng

và nhiệm vụ của mình, đôi khi còn dung túng cấu kết cùng bên thi công gây thất thoát giá trị công trình.

b. Lãng phí trong đầu tư xây dng cơ bn

Lãng phí trong đầu tư XDCB có thể hiểu là việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng không đúng mục đích, không đúng với thiết kế, chất lượng xây dựng kém phải phá đi làm lại hoặc công trình hoàn thành không sử dụng được, bỏ phí không mang lại hiệu quả, hoặc đạt hiệu quả nhưng với chi phí cao hơn chi phí đầu tư cần thiết theo tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước. Biểu hiện của lãng phí trong đầu tư XDCB, như:

- Thời gian xây dựng kéo dài so với quy định, dẫn đến công trình bị thiên nhiên phá hoại, chậm đưa công trình vào khai thác sử dụng làm mất cơ hội kinh doanh, ngân sách phải chi thêm một khoản tiền bù giá nhân công, chi phí máy thi công và chênh lệch vật tư khi giá thị trường tăng quá cao, còn doanh nghiệp thì phải trả thêm lãi vay ngân hàng trong thời gian chậm thanh toán vốn;

- Thay đổi lại kết cấu do kết quả khảo sát không đảm bảo chất lượng;

- Thiết kế áp dụng hệ số an toàn quá mức cho phép;

- Chất lượng xây dựng không đảm bảo phải phá đi làm lại;

- Nhà máy xây xong không có nguyên liệu để sản xuất;

- Chợ xây xong không có người đến họp;

- Hệ thống cấp nước chỉ chú trọng đầu tư nhà máy mà thiếu mạng lưới đường ống phân phối đến các hộ tiêu thụ, nên không cung cấp được đến hộ tiêu thụ.

- Công trình thủy lợi chỉ chú trọng xây dựng kênh chính, còn kênh nội đồng chưa chú trọng, nên tưới tiêu không đạt theo công suất thiết kế...

Trong thực tế, lãng phí và thất thoát không phải lúc nào cũng có thể tách bạch riêng rẽ mà chúng có thể đan xen lẫn nhau, trong thất thoát có lãng phí và trong lãng phí có thất thoát hoặc có khi cái này lại là nguyên nhân của cái kia và ngược lại.

1.3.3. Tiêu chí xác định thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản

Thất thoát, lãng phí trong XDCB được biểu thị bằng giá trị tuyệt đối và biểu thị bằng giá trị tương đối phần trăm (%).

Theo giá trị tuyệt đối:

Giá trị lãng phí được hiểu là chi phí được đầu tư xây dựng công trình nhưng không mang lại hiệu quả do công trình hoàn thành không sử dụng được, hoặc chi phí sử dụng vào công trình bị tăng lên, hoặc phát sinh do các nguyên nhân chủ quan, làm tăng chi phí đầu tư so với quy định của Nhà nước.

Giá trị thất thoát là phần chi phí không sử dụng nhưng vẫn tính vào chi phí xây dựng công trình để rút vốn đầu tư.

Theo giá trị tương đối:

Mức thất thoát, lãng phí được biểu thị bằng tỷ lệ % giữa giá trị lãng phí, thất thoát so với chi phí cần thiết xây dựng công trình theo quy định của Nhà nước và cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức đầu tư, dự toán, tổng dự toán, giá trị gói thầu hoặc giá trị quyết toán.

Tóm li:

Quản lý vốn đầu tư XDCB là một công việc hết sức phức tạp vì mỗi dự án đầu tư bao gồm nhiều giai đoạn, công việc, hoạt động khác nhau. Nội dung các hoạt động cũng rất đa dạng. Quản lý vốn đầu tư XDCB thực chất là quản lý chi phí XDCB theo quá trình thực hiện dự án, bao gồm rất nhiều loại chi phí liên quan nhưng trong đó chí phí thiết bị và chi phí xây dựng chiếm vai trò chủ yếu. Quy trình quản dự án đầu tư theo giai đoạn là căn cứ cụ thể để quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB theo từng giai đoạn đúng tiến độ, có hiệu quả.

Để quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB được tốt phải tuân thủ những quy định của Nhà nước, Quy chế quản lý đầu tư XDCB, Quy chế đấu thầu, các văn bản hướng dẫn thực hiện quản lý chi phí đầu tư của Nhà nước và các Bộ chuyên ngành;

thực hiện đúng quy trình cấp phát vốn, định mức, đơn giá XDCB. Đồng thời phải có một bộ phận quản lý, thanh tra kiểm tra giám sát và cuối cùng là quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên, trong thực tiễn vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB theo quy trình còn nhiều yếu kém, hạn chế ở nhiều khâu dẫn đến hiện tượng thất thoát và lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở tỷ lệ rất cao, hiệu quả cấp phát và sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB chưa cao nhất là các ngồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Điều đó đòi hỏi các cơ quan quản lý càn sớm tìm ra các giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB hữu hiệu nhằm hạn chế và giảm thiểu đến mức cao nhất các thất thoát, lãng phí vốn trong đầu tư XDCB.

Chương 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp hạn chế thất thoát vốn trong đầu tư xây dựng cơ bản tại công ty tnhh một thành viên than hòn gai tkv (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)