Khái quát hoạt động kinh doanh Công ty CP dệt nhuộm Sunrise (Việt Nam)

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam. (Trang 25 - 29)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CP

3.2. Khái quát hoạt động kinh doanh Công ty CP dệt nhuộm Sunrise (Việt Nam)

3.2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

Công ty CP Dệt nhuộm Sunrise hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng tập trung chủ yếu vào sản xuất và xuất khẩu sợi. Những năm gần đây công ty tiếp tục mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang các ngành sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc, và các loại hàng dệt khác. Nhờ sự cố gắng, nỗ lực không ngừng đổi mới, luôn đặt “ chất lượng” sản phẩm lên hàng đầu mà Sunrise đã chiếm được vị thế tại thị trường trong nước và nước ngoài. Sản phẩm của công ty đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước nước ở khu vực châu Á và châu Âu như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ,… mang lại cho công ty nguồn doanh thu đáng kể.

Điều đó thể hiện qua kết quả kinh doanh dưới đây:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2017 – 2019 của Công ty Cổ phần Dệt nhuộm Sunrise

Năm

Chỉ tiêu 2017 2018 2019

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 49.22 66.62 84.58

Tổng chi phí (tỷ đồng) 38.80 54.22 68.34

Lợi nhuận trước thuế (tỷ đồng) 10.42 12.40 16.24

Lợi nhuận sau thuế (tỷ đồng) 8.33 9.92 12.99

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

so với năm trước 19.08% 30.94%

( Nguồn: Phòng Kinh doanh của công ty) Nhận xét: Từ số liệu trên chúng ta có thể thấy được sự phát triển của công ty qua 3 năm gần đây nhất, công ty đã có những bước tăng trưởng đáng kể đặc biệt tổng doanh thu tăng lên nhanh chóng. Doanh thu năm 2018 tăng 19.08% so với năm 2017; năm 2019 tăng 30.94% so với năm 2018. Đây là những con số doanh thu khá cao so với nhũng công ty cùng ngành khác. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng đều qua các năm. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty đã ngày càng mở rộng và uy tín của công ty với khách hàng ngày càng tăng. Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty đang trên đà phát triển ổn định.

3.2.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty Giai đoạn năm 2017 – 2019

STT Mặt hàng

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trị giá (USD)

Tỉ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỉ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỉ trọng

(%)

1

Sợi: sợi bông, sợi tổng hợp, sợi pilament, sợi spun

3,625,021 59,83 4,252,336 47,97 5,342,448 47,69 2 Vải dệt thoi 788,635 13,01 1,144,552 12,91 1,455,662 13 3

Vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác

698,444 11,52 1,635,660 18,45 1,985,882 17,72

4

Các sản phẩm dệt hoàn thiện:

Quần áo, khăn choàng,…

813,660 13,43 1,623,330 18,31 2,128,266 18.99

5

Các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu

132,232 2,21 207,084 2,36 290,128 2,6 6 Tổng cộng 6,057,992 100 8,862,962 100 11,202,386 100 (Nguồn: Phòng Kế toán của công ty năm 2017, 2018, 2019) Qua bảng thống kê kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty ta thấy mặt hàng chủ lực của Công ty chủ yếu là các loại sợi (sợi bông, sợi tổng hợp, sợi pilament, sợi spun). Thế mạnh lớn nhất của Công ty là sản xuất các loại sợi theo đơn đặt hàng từ nước ngoài bởi Công ty có một nguồn nhân lực lớn và cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất lượng đối với các sản phẩm đơn giản không đòi hỏi kỹ thuật cao. Hơn thế, hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu rất lớn về nguồn đầu vào cho các sản phẩm hoàn thiện nên Công ty vẫn tập trung sản xuất các sản phẩm sợi ở mức cao nhất.

Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng hơn 50% tổng kim ngạch sản phẩm còn lại là từ các mặt hàng dệt may. Công ty CP Dệt nhuộm Sunrise Việt Nam đang đi thêm những bước tiến xa hơn, điển hình bằng cách mở rộng mặt hàng kinh doanh xuất khẩu.

Công ty vẫn giữ vững thế mạnh của mình là sản xuất các loại sợi (chiếm gần một nửa tổng kim ngạch XNK), đồng thời nắm bắt xu hướng thị trường và tìm kiếm thêm các

“sân chơi” khác cho mình. Nhận thấy xu hướng nhập khẩu hàng gia công vải dệt và các sản phẩm hoàn thiện ngày một gia tăng do nhu cầu người tiêu dùng tăng, kèm theo đó là sự phát triển của công nghệ tiên tiến giúp cho việc sản xuất và thiết kế trở nên dễ dàng hơn mà vẫn đạt được chất lượng tốt nhất. Công ty đã tiến hành khai thác phát triển sâu hơn nguồn lực của mình, sản xuất và đưa vào thị trường nhiều hơn các sản

phẩm bắt kịp chất lượng thị trường và cập nhật theo đúng nhu cầu, xu hướng thời trang tại thị trường Mỹ. Điều đó đã giúp cho sản phẩm của Công ty CP

Dệt nhuộm Sunrise Việt Nam được đưa vào thị trường khó tính này, và bước đầu đã đáp ứng được phần nhiều thị hiếu của người tiêu dùng Mỹ. Qua đấy ta thấy rằng doanh nghiệp đã có những tính toán và bước đi đầu rất khôn ngoan.

3.2.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu

Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty giai đoạn năm 2017 – 2019

STT Thị trường

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Trị giá (USD)

Tỷ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỷ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỷ trọng

(%) 1 Trung Quốc 1,364,25

9 22,52 2,156,359 24,33 3,022,588 25,62

4 Hoa Kỳ 1,170,40

4 19,32 1,792,090 20,22 2,425,533 20,56

5 EU 821,464 13,56 1,331,216 15,02 1,822,142 15,45

3 Hàn Quốc 693,034 11,44 1,258,540 14,20 1,882,644 15,96

2 Nhật Bản 466,465 7,70 802,098 9,05 1,018,266 8,64

6 Thị trường khác 1,542,36

6 25,46 1,522,659 17,18 1,622,484 13,77

Tổng cộng 6,057,99

2

100 8,862,962 100 11,793,657 100 ( Nguồn: Phòng Kế toán của công ty năm 2017, 2018, 2019) Bảng số liệu cho ta thấy rõ thị trường đầu ra của công ty đang tập trung nhiều nhất vào khu vực các nước phát triển và đang phát triển mạnh: Trung Quốc, Hàn Quốc, Hoa Kỳ , EU,...Trong đó Hoa Kỳ, Trung Quốc và EU là ba thị trưởng nổi danh là “khó tính” bậc nhất nhưng lại có sức tiêu thụ vô cùng lớn. Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng luôn chiếm kim ngạch xuất khẩu và tỷ trọng cao. Năm 2019, Hoa Kỳ chiếm 20.56% trên tổng giá trị. Tuy nhiên, tổng quan thấy rằng tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may vào thị trường này vẫn chưa hề có bước tiến lớn, mỗi năm tỷ trọng chỉ tăng từ 0.5-2% so với tổng kim ngạch xuất khẩu. Nó cho thấy rằng, dù cơ hội tại thị trường Mỹ là vô cùng lớn nhưng kèm theo cũng không ít những trở ngại đối với nhà xuất khẩu. Xét tổng quan, Công ty vẫn chưa thực sự theo đuổi được mục tiêu ban đầu đã đề ra. Vì thế, thời gian tới Công ty cần một chiến lược rõ ràng hơn để chinh phục được thị trường “béo bở” này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam. (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w