Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam. (Trang 29 - 37)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH THỰC HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DỆT MAY SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CP

3.3. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam

3.3.1 Khái quát về thị trường Hoa Kỳ

 Đặc điểm thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là nước có dân số đông, năm 2019 dân số của Hoa Kỳ là 330.028.987 người, chiếm 4.25% dân số toàn cầu, đứng thứ 3 thế giới. Thu nhập bình quân đầu người cao, sức mua của người Hoa Kỳ lớn vì họ chi tiêu mua sắm nhiều. Hàng hóa mà người dân Hoa Kỳ tiêu dùng hầu hết được nhập từ bên ngoài. Hàng hóa dù có chất lượng cao hay vừa đều có thể bán trên thị trường Hoa Kỳ bởi ở đây có nhiều tầng lớp dân cư với mức sống khác nhau. Tuy nhiên, đòi hỏi của người tiêu dùng đối với sản phẩm cũng rất khắt khe, sản phẩm không chỉ chất lượng tốt mà giá cả phải hợp lý và dịch vụ cũng phải đảm bảo. Bên cạnh đó người tiêu dùng họ cũng quan tâm đến các yếu tố khác như: chất liệu sản phẩm, hình dáng thiết kế, mẫu mã, an toàn, tiện sử dụng,...

Với sức hấp dẫn của mình, thị trường Hoa Kỳ luôn thu hút mọi nhà xuất khẩu trên khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều mặt hàng được coi là thế mạnh xuất khẩu sang Hoa Kỳ như: thủy sản, dệt may, dệt may, đồ gỗ và một số mặt hàng khác,...Riêng đối với mặt hàng dệt may, hiện nay đang được chính phủ và nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu. Hàng năm thị trường Hoa Kỳ có nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may rất lớn, gần như là chiếm đa số lượng hàng tiêu thụ trên thị trường và có xu hướng ngày càng tăng. Từ năm 2015 đến đầu năm 2019 thì giá trị nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ liên tục tăng mạnh và lượng tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của thị trường Mỹ vẫn là từ Trung Quốc và Việt Nam, Ấn Độ. Sản phẩm dệt may của những quốc gia này chủ yếu là những sản phẩm thông thường giá rẻ, hợp thời trang phục vụ cho đại đa chúng người tiêu dùng bao gồm mọi chủng loại hàng dệt may phù hợp mọi lứa tuổi nên khá hấp dẫn và được tiêu thụ mạnh tại trường Mỹ.

Vì vậy, số lượng các nước xuất khấu dệt may vào Hoa Kỳ ngày càng tăng và hầu hết là các nước đang phát triển do tận dụng được nguồn nguyên liệu và giá nhân công thấp. Tuy nhiên, hàng hóa nước ngoài vào thị trường Hoa Kỳ phải chịu các mức thuế khác nhau và phải chịu sự điều chỉnh các luật lệ và quy định. Bên cạnh

đó, Hoa Kỳ còn áp dụng công cụ phi thuế quan rất ngặt nghèo như: Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội, quy định về nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chống cháy của Ủy ban An toàn tiêu dùng,... Chính vì vậy để có thâm nhập thành công thị trường này thì các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu mặt hàng dệt may cần phải có sự tìm hiểu và nghiên cứu rõ về thị trường.

 Kết quả hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam giai đoạn 2017 - 2019

Thâm nhập thị trường Hoa Kỳ mới chỉ trong 5 năm trở lại đây, Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam bước đầu đã đạt được thành tựu nhất định. Dấu hiệu đáng mừng là trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty vào Hoa Kỳ thì kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may chiếm phần lớn trong cơ cấu xuất khẩu các mặt hàng của công ty. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.4: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty Cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị: USD Năm

Chỉ tiêu

2017 2018 2019 Tốc độ tăng trưởng

% Trị giá

(USD)

Tỉ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỉ trọng

(%)

Trị giá (USD)

Tỉ trọng

(%)

2017/201

8 2018/201 9 KNXK mặt

hàng dệt may vào thị trường Mỹ

270,058.7

1 83.34 332,224.6

5 78.6

9 428,275.0

2 81.6

4 23.02% 28.91%

Tổng KNXK vào thị trường Mỹ

324,031.7

6 100 422,215.7

5 100 524,593.7

5 100 30.3% 24.24%

Nguồn: Phòng Kế toán của công ty năm 2017,2018,2019) 3.3.2. Thực trạng quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam

Sau khi đàm phán và ký kết hợp đồng thành công, công ty tiến hành thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy trình sau:

Hình 3.1: Quy trình xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty CP dệt nhuộm Sunrise Việt Nam.

( Nguồn: Phiếu điều tra khảo sát công ty ) Thuê phương tiện

vận tải Kiểm tra chất

lượng hàng hóa Chuẩn bị hàng

xuất khẩu

Làm thủ tục hải quan xuất khẩu

Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

(nếu có )

Thanh toán Giao hàng

3.3.2.1 Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Công ty dệt nhuộm Sunrise là một công ty chuyên sản xuất và XK hàng dệt may sang các nước trên thế giới. Trong những năm gần đây công ty chú trọng tập trung đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ. Để giữ gìn mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng cũ và không ngừng có thêm bạn hàng mới, công ty luôn lấy chữ ín làm đầu. Công ty thực hiện khá nghiêm túc công việc tổ chức thực hiện hợp đồng XK, với phương châm “làm đúng ngay từ đầu”, công ty rất coi trọng khâu chuẩn bị hàng hóa XK. Công tác chuẩn bị hàng XK của công ty phải bao gồm: tập trung hàng XK; bao gói hàng XK; kẻ ký mã hiệu hàng XK.

- Tập trung hàng XK: 100% hàng hóa xuất khẩu của công ty là do công ty tự sản xuất. Điều này giúp công ty tự chủ trong hoạt động kinh doanh, không phụ thuộc vào nguồn hàng bên ngoài.

Căn cứ vào các hợp đồng xuất khẩu đã kí kết với đối tác, bộ phận phụ trách sẽ gửi thông báo tới bộ phận kho để chuẩn bị đúng chủng loại mặt hàng xuất khẩu, đủ số lượng theo hợp đồng đã ký kết. Công ty Sunrise là công ty tự sản suất để xuất khẩu, do đó công ty thực hiện rất tốt khâu dự trữ hàng hóa. Hợp đồng sau ngày kí kết, chỉ mất 3-7 ngày để chuẩn bị đủ số lượng cần thiết.

Hàng hóa của công ty sau khi được sản xuất thì bộ phận kho sẽ phải tiến hành phân loại hàng hóa riêng biệt theo từng chủng loại như: vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc, …Như thế giúp công ty dễ kiểm soát hàng hóa và tiết kiệm được thời gian trong quá trình tập trung hàng hóa. Tại khâu này công ty đã tổ chức một hệ thống quản lý khá chặt chẽ đảm bảo hàng hóa xuất khẩu luôn đủ, đúng về số lượng cũng như chất lượng theo yêu cầu đề ra.

- Bao gói hàng xuất khẩu: Bên cạnh việc tập trung hàng hóa công ty cũng phải chú trọng đến bao bì đóng gói hàng hóa. Mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ của công ty chủ yếu là các loại vải dệt, các loại sợi. Đây không phải những mặt hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng như các mặt hàng thủy tinh, nông sản, thủy sản nhưng nó cũng rất dễ bị hút ẩm, bẩn và biến dạng nếu không được bao gói đúng tiêu chuẩn. Hoa kỳ cũng là một thị trường khó tính, đòi hỏi tiêu chuẩn cao các mặt hàng nhập khẩu. Vì thế, ngoài chất lượng sản phẩm, công ty rất chú trọng đến bao bì đóng gói hàng hóa. Tất cả bao bì đóng gói của công ty đều đạt tiêu chuẩn chất lượng

cao và chứng chỉ ISO9002 theo đúng tiêu chuẩn của hàng xuất khẩu và khách hàng đề ra.

- Kẻ ký mã hiệu hàng hóa: Khi hàng hóa được đóng gói xong theo đúng tiêu chuẩn công ty tiến hành kẻ ký mã hiệu lên bao bì bên ngoài nhằm thông báo những thông tin cần thiết cho việc giao hàng và bảo quản hàng hóa. Trên các thùng carton có dán nhãn và ký hiệu hướng dẫn với các nội dung gồm: tên công ty, tên nước, loại hàng hóa, số lượng, màu sắc và đối với những sản phẩm cao cấp, trên bề mặt mỗi túi nilông sẽ ghi cách hướng dẫn sử dụng và chất liệu của loại vải được dùng.

3.3.2.2. Kiểm tra chất lượng hàng hoá

Hàng hóa chất lượng là ưu tiên hàng đầu của công ty. Công ty rất chú trọng đến khâu kiểm tra chất lượng hàng hóa từ những nguyên liệu thô cho đến thành phẩm trước khi xuất khẩu đi. Thị trường Hoa Kỳ cũng một trong những thị trường rất khó tính nên đòi hỏi công ty phải hết sức cẩn trọng và thực hiện khắt khe trong từng khâu kiểm tra, không chỉ thành phẩm trước khi xuất khẩu. Để đáp ứng tốt yêu cầu cũng như tạo dựng được niềm tin với khách hàng công ty đã thành lập một bộ phận gồm những chuyên gia, người có kinh nghiệm, thực hiện công tác kiểm tra chất lượng thành phẩm, bán thành phẩm. Bộ phận này giám sát và kiểm tra từ khâu thu mua nguyên liệu sản xuất đến khi bao gói sản phẩm đạt yêu cầu. Sau đó công ty sẽ mời cơ quan giám định được tổ chức quốc tế công nhận đến kiểm tra. Kết quả được cơ quan này cấp sẽ có ý nghĩa quyết định và là một trong những chứng từ quan trong trong việc thanh toán và giải quyết khiếu nại sau này (nếu có).

Trong quá trình kiểm tra hàng dệt may XK đi thị trường Hoa Kỳ của công ty, 90% hàng hóa đạt chất lượng theo yêu cầu, 8% là phải đem đi sửa chữa lại, và 2%

là bị xếp vào sản phẩm hỏng không sửa chữa được.

Thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng hàng hóa sẽ giúp công ty tạo được uy tín với bạn hàng về chất lượng sản phẩm. Việc kiểm tra chất lượng hàng hóa luôn được diễn ra liên tục, bao gồm những thành phẩm đã được kiểm tra chất lượng đang lưu kho. Điều này đã giúp công ty hạn chế được nhiều rủi ro về chất lượng hàng hóa, hàng lỗi, hỏng.

3.3.2.3. Thuê phương tiện vận tải

Hàng hóa của công ty xuất khẩu sang Hoa Kỳ chủ yếu là vận chuyển bằng đường biển. Và khoảng 90% là xuất khẩu theo điều kiện FOB, trách nhiệm thuê tàu thuộc về bên đối tác. Công ty Sunrise chỉ chịu trách nhiệm giao hàng lên tàu tại cảng xếp hàng, mọi trách nhiệm sau khi hàng được bốc lên tàu đều thuộc về bên đối tác. Xuất khẩu theo điều kiện CIF chỉ chiếm khoảng 10%, đa số đều là những đơn hàng nhỏ lẻ, bên đối tác muốn ủy thác cho công ty thuê phương tiện vận tải quốc tế.

Công ty thường lựa chọn sử dụng dịch vụ vận tải quốc tế của công ty TNHH quốc tế Phương Nam, đây là đối tác vận chuyển quen thuộc, uy tín của công ty, đã có mối quan hệ hợp tác lâu dài.

Đối với vận chuyển nội địa, công ty Sunrise chủ đụng đầu tư bộ phận chuyên chở hàng hóa, tự vận chuyển từ kho đến các bãi xuất hàng.

3.3.2.4. Làm thủ tục hải quan

Để hàng hóa được xuất khẩu, công ty cần phải tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu cho hàng hoá của mình. Đối với những đơn hàng XK theo đường biển thì 100% hàng hóa được xuất tại cửa khẩu Hải Phòng. Còn với những đơn hàng XK theo đường hàng không thì công ty chọn cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài.

Công ty lựa chọn cả hình thức khai điện tử và trực tiếp đến cơ quan hải quan để làm công tác khai hải quan. Tới hiện tại 80% công việc khai báo hải quan là sử dụng hình thức khai điện tử và 20% là công ty sử dụng hình thức trực tiếp đến cục hải quan làm công tác khai hải quan.

Sau khi khai tờ khai hải quan, công ty tiến hành chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan để nộp cho cơ quan hải quan. Bộ hồ sơ ả h i quan của công ty bao gồm: hoá đơn thương mại, bản sao hợp đồng XK hàng dệt may, bảng kê khai chi tiết hàng dệt may XK, tờ khai hải quan, giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng.

Theo thống kê,hàng hoá XK của công ty 80% là luồng xanh miễn kiểm tra hàng hóa và giấy tờ, 20% thuộc luồng vàng phải kiểm tra đối chiếu lại hồ sơ giấy tờ, không có hàng hóa thuộc vào luồng đỏ.

Do chính sách khuyến khích XK hàng dệt may của nhà nước nên công ty không phải nộp thuế cho hàng dệt may XK.

Sau khi hoàn thành các thủ tục hải quan theo quy định của hải quan, hàng hoá của công ty được cán bộ hải quan quyết định cho phép thông quan hàng hóa.

3.3.2.5. Giao hàng

Sau khi hàng hóa được thông quan, đến hạn bốc hàng lên tàu theo như đã ký hợp đồng, hoặc được bên đối tác thông báo thời gian giao hàng cho tàu, công ty sẽ tiến hành vận chuyển mang hàng hóa tới CY hoặc CFS để giao cho bên vận chuyển.

Trước khi giao hàng cho bên vận chuyển, công ty bắt buộc nhân viên chuyên chở phải kiểm tra lại hàng hóa về chủng loại, số lượng. Nếu đầy đủ mới tiến hành giao hàng cho bên vận chuyển. Công ty yêu câu rất chặt chẽ tại bước giao hàng tại cảng, nên khi hoàn tất giao hàng tại CY hoặc CFS, nhân viên công ty vẫn phải tiếp tục theo dõi và chịu trách nhiệm về hàng hóa cho tới khi hàng hóa được xếp lên tàu.

3.3.2.6. Làm thủ tục thanh toán

Phương thức thanh toán công ty sử dụng trong hầu hết các hợp đồng xuất khẩu là thanh toán bằng L/C. Phương thức chuyển tiền bằng điện TT (chiếm khoảng 15%), thường áp dụng với những đối tác uy tín, đã hợp tác lâu dài.

Đối với phương thức thanh toán bằng L/C, sau khi nhận được thông báo của ngân hàng về yêu cầu mở L/C của bên nhập khẩu, công ty kiểm tra nếu không có sai sót gì sẽ tiến hành chuẩn bị bộ chứng từ cho bên đối tác.

Bộ chứng từ bao gồm:

- Hóa đơn thương mại (chứng từ vận tải theo phương thức thanh toán L/C quan trọng): Nếu không có thỏa thuận gì khác Sunrise ký phát 1 bộ gồm ba bản gốc:

“in triplicate” (02 bản gốc là “in duplicate”) - Vận đơn gốc:

Nếu L/C không quy định: tốt nhất là nộp đủ 3 bản gốc 3 bản copy

Nếu L/C quy định “At least two B/L:” thì phải nộp 2 bản gốc, một bản copy.

(bản chính còn lại là gửi cho người NK để minh chứng người bán đã giao hàng) - Bản kê chi tiết hàng hóa: Số bản gốc, copy xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc.

- Packing List: Nếu không có thỏa thuận gì khác Sunrise ký phát 1 bộ gồm ba bản gốc: “in triplicate” (02 bản gốc là “in duplicate”)

- Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ: Phải đúng Form, đúng tổ chức cấp C/O, các thông tin khác trên C/O phải phù hợp với các chứng từ khác. Số bản gốc, copy xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc và một bản copy.

- Giấy chứng nhận kiểm tra số lượng, chất lượng, trọng lượng: Số bản gốc, copy xuất trình phải đúng số bản L/C yêu cầu. Nếu không có quy định cụ thể, phải xuất trình tối thiểu một bản gốc và một bản copy.

Ngân hàng đại diện thanh toán cho công ty hiện tại là ngân hàng Vietcombank.

Sau khi chấp nhận yêu cầu mở L/C của phía đối tác, công ty chuẩn bị bộ chứng từ chuyển cho người mua thông qua ngân hàng Vietcombank. Để nhận được bộ chứng từ để lấy hàng, người mua phải hoàn tất thanh toán cho người bán theo như thỏa thuận hợp đồng.

Thời gian bên mua phải hoàn tất thanh toán cho công ty thông thường sẽ từ 15 ngày kể từ ngày mở L/C.

Đối tác của công ty ở Hoa Kỳ, dựa theo kết quả điều tra được có 95% các hợp đồng được thanh toán bằng đồng USD và 5% các hợp đồng XK hàng hóa của công ty được thanh toán bằng đồng Việt Nam.

3.3.2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Để giữ được mối quan hệ hợp tác lâu dài, công ty rất chú trọng trong các khâu thực hiện hợp đồng để hạn chế các tranh chấp khiếu nại giữa hai bên. Trong trường hợp có xảy ra tranh chấp khiếu nại, công ty Sunrise luôn ưu tiên lựa chọn phương đàm phán thương lượng, tìm ra hướng giải quyết có lợi cho đôi bên. Nếu vấn đề quá lớn, hai bên không thể đàm phán bằng lời, căn cứ vào hợp đồng đã kí để nhờ sự can thiệp của trọng tài quốc tế giải quyết. Ủy ban trọng tài quốc tế có thể là ở Việt Nam, Mỹ hoặc nước thứ 3, do hai bên thỏa thuận kí kết trong hợp đồng.

 Qua quá trình khảo sát thực tế thông qua kết quả thu được từ phiếu điều tra trắc nghiệm, nghiệp vụ XK hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ được tiến hành cụ thể, đã có nhiều ưu điểm và nhược điểm. Từ hoạt động tác nghiệp được thực hiện, các chuyên gia đã đưa ra quan điểm đánh giá về tổ chức thực hiện các nghiệp vụ này ở Công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Hoa kỳ của công ty cổ phần dệt nhuộm Sunrise Việt Nam. (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w